Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 49)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.4. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng

dựng niêm yết trong giai đoạn 2010 - 2015

a. Lợi nhuận của các DNXDNY

Hoạt động kinh doanh của các DNXDNY từ năm 2010 - 2015 đã trải qua rất nhiều thăng trầm do thị trƣờng bất động sản đóng băng, đầu tƣ cơng giảm (ảnh hƣởng tiêu cực tới nhu cầu xây dựng trong nƣớc), các chi phí tài chính, chi phí trực tiếp tăng, khó khăn trong việc tiếp cận vốn mặc dù tín dụng ngân hàng phần nào đã đƣợc nói lỏng. Hiện nay, nỗi lo về áp lực trả nợ của ngành có thể sẽ giảm bớt phần nào khi hoạt động mua lại nợ xấu của VAMC đang diễn ra khá nhanh trong thời gian qua.

Từ 2010 đến 2015, có thể thấy rằng tình hình lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết có sự biến động khơng đều qua các năm, đặc biệt là ở nhóm có mức lợi nhuận cao. Cụ thể, số lƣợng doanh nghiệp có mức lợi nhuận lớn hơn 20 tỷ giảm mạnh từ năm 2010 đến năm 2013 (từ 36 doanh nghiệp xuống còn 12 doanh nghiệp) nhƣng lại tăng mạnh trong giai đoạn sau đó (tăng lên đến 25 doanh nghiệp vào năm 2015). Số lƣợng các doanh nghiệp có mức lợi nhuận trong khoảng từ 5 đến 20 tỷ cũng có biến động tƣơng tự. Trong khi đó, số lƣợng doanh nghiệp ở 2 nhóm có lợi nhuận từ 0 đến 1 tỷ và

từ 1 đến 5 tỷ đều có sự giảm mạnh qua các năm. Nếu ở năm 2013, có 16 doanh nghiệp có mức lợi nhuận từ 0 đến 1 tỷ thì năm 2015 chỉ cịn 5 doanh nghiệp, hoặc ở nhóm lợi nhuận từ 1 đến 5 tỷ, năm 2012 có 27 doanh nghiệp thì cuối năm 2015 chỉ cịn 18 doanh nghiệp. Nhƣ vậy, có thể thấy rằng cùng với quy mô tổng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết tại Việt Nam có xu hƣớng tăng lên, lợi nhuận của các DN cũng có những biến động tích cực tƣơng ứng.

Bảng 2.2. Phân loại doanh nghiệp xây dựng niêm yết theo lợi nhuận

ĐVT: Số lượng (Tỷ VNĐ); tỷ trọng (%) Năm LN nhỏ hơn 0 LN từ 0 đến 1 LN từ 1 đến 5 LN từ 5 đến 20 LN từ 20 đến 100 LN trên 100 SL TT SL SL SL TT SL TT SL TT SL TT 2010 0 0,00 5 4,95 21 20,79 30 29,70 36 35,64 9 8,91 2011 6 5,94 14 13,86 20 19,80 24 23,76 26 25,74 11 10,89 2012 15 14,85 15 14,85 27 26,73 21 20,79 15 14,85 8 7,92 2013 19 18,81 16 15,84 26 25,7 21 20,79 12 11,88 7 6,93 2014 18 17,31 5 4,81 17 16,34 28 26,92 25 24,03 11 10,59 2015 9 9,28 5 5,15 18 18,56 25 25,77 25 25,77 15 15,47

(Nguồn: Tổng hợp từ stoxplus và www.fpts.com.vn)

Dấu hiệu khả quan về lợi nhuận của các doanh nghiệp xây dựng niêm yếu chủ yếu xuất phát từ:

- Tỷ số giá vốn hàng bán trên tổng doanh thu giảm. Trong bối cảnh thị

trƣờng năm 2014, 2015 có nhiều chuyển biến tích cực nhƣ giá nhiên liệu ổn định, các chi phí trực tiếp giảm đáng kể đã ảnh hƣởng dây chuyền đến giá vốn hàng bán của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng, làm tăng lợi nhuận gộp.

Chi phí tài chính giảm. Việc duy trì lãi suất thấp trong 2 năm 2014 -

2015 đã đem đến rất nhiều hỗ trợ cho các doanh nghiệp ngành xây dựng. Bằng chứng là nếu nhƣ gần cuối năm 2013 tổng giá trị nợ vay của ngành (ngắn hạn và dài hạn) vẫn đứng ở mức cao với giá trị 218 nghìn tỷ đồng thì cuối năm 2015 chỉ còn ở mức 48 nghìn tỷ. Do đó tổng chi phí lãi vay cũng

giảm tƣơng ứng đã ảnh hƣởng không nhỏ đến khoản lợi nhuận sau thuế của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Cụ thể, tổng chi phí lãi vay của ngành cuối năm 2015 là 3.011 tỷ so với mức 5.280 tỷ ở cuối năm 2013. Nếu nhƣ năm 2013, nợ vay của ngành tập trung chủ yếu ở khoản vay ngắn hạn với gần 152.691 tỷ đồng, chiếm gầm 70% tổng nợ vay thì đến năm 2015 chỉ còn 22.858 tỷ, chiếm 46,82% tổng nợ vay.

Dự phòng về hàng tồn kho giảm mạnh. Lƣợng hàng tồn kho của ngành

bất động sản sau 2 năm (2014 -2015) giảm đến 60% đã làm cho lƣợng hàng tồn kho của ngành xây dựng cũng có những chuyển biến tích cực từ 114.371 tỷ đồng năm 2013 giảm xuống chỉ còn 33.201 tỷ vào năm 2015. Không chỉ hàng tồn kho, khoản dự phòng cũng đã có sự cải thiện đáng kể khi ở năm 2013 các doanh nghiệp trích lập tới 847 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã giảm xuống còn 224 tỷ đồng, qua đó đã ảnh hƣởng đáng kể tới khả năng sinh lời của doanh nghiệp

b. ROA và ROE của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết

Cùng xu hƣớng với chỉ tiêu lợi nhuận, hai tỷ số ROA và ROE trung bình của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết tại Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội cũng có chiều hƣớng đi xuống trong giai đoạn đầu của thời kỳ nghiên cứu (2010 - 2013), song lại tăng lên trong hai năm sau đó (2014 - 2015). Tỷ số ROA trung bình trong năm 2013 chỉ cịn ở mức rất thấp (0,46%) so với con số 5,03% của năm 2010.

Bảng 2.3. ROA và ROE trung bình ngành của các DNXDNY

2010 2011 2012 2013 2014 2015

ROA trung bình ngành (%) 5,03 2,93 0,69 0,46 2,41 2,95

Số lƣợng doanh nghiệp có ROA < 0 0 6 22 19 11 4

ROE trung bình ngành (%) 15,65 9,70 -13,54 -3,10 5,55 6,28

Số lƣợng doanh nghiệp có ROE < 0 0 6 22 19 11 4

Đặc biệt, năm 2012 và 2013 chứng kiến tỷ số ROE trung bình của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết đạt mức âm, vói con số lần lƣợt là -13,54% và -3,1%. Điều đáng lƣu ý ở đây là tuy số lƣợng doanh nghiệp đạt mức lợi nhuận âm trong hai năm này chỉ chiếm khoảng 17% tổng số doanh nghiệp thuộc phạm vi nghiên cứu (22 doanh nghiệp trong năm 2012 và 19 doanh nghiệp trong năm 2013), song tỷ số ROE trung bình ngành vẫn nhỏ hơn 0, cho thấy tỷ số ROE của những doanh nghiệp nói trên chiếm tỷ trọng rất lớn. Qua tính tốn cho thấy mức ROE trung bình đối với các doanh nghiệp thuộc nhóm này lần lƣợt là -117% và -61,45% trong hai năm 2012 và 2013. Lý giải cho hiện tƣợng này là do sự đóng băng của thị trƣờng bất động sản Việt Nam, khiến một số doanh nghiệp khó khăn trong hoạt động kinh doanh và dẫn đến thua lỗ. Hơn nữa, đặc thù của ngành xây dựng là sản xuất và kinh doanh với quy mô lớn, nên khi xảy ra sự khó khăn trong khả năng tiêu thụ sản phẩm và giá thành dẫn đến sự sụt giảm nghiêm trọng trong lợi nhuận cũng là điều dễ hiểu.

Qua năm 2014, 2015, ROA và ROE đã có sự biến động tích cực hơn hẳn cả về chỉ số trung bình ngành cũng nhƣ số lƣợng doanh nghiệp có ROA và ROE nhỏ hơn 0. Đó là kết quả có đƣợc sau một khoảng thời gian khủng hoảng (2009 – 2013). Hy vọng các dấu hiệu phục hồi trong thời gian gần đây sẽ là cơ hội cho các doanh nghiệp trong ngành bứt phá và vƣơn lên tầm cao mới.

2.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.2.1. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và xây dựng giả thuyết

Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu và lý thuyết chƣơng 1, các nhân tố đƣợc lựa chọn cho mơ hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các DN thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cùng với các giả thiết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau:

a. Quy mô của doanh nghiệp

theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra. Ngồi ra, doanh nghiệp có quy mơ lớn có lợi thế trong thu hút vốn, thu hút lao động có chất lƣợng cao, áp dụng cơng nghệ kỹ thuật mới… từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Baumol [35] cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quy mô, tuy nhiên, khi quy mô của doanh nghiệp trở nên q lớn thì có thể xảy ra tình huống ngƣợc lại. Cùng quan điểm, nghiên cứu của R. Zeitun và G. G. Tian [42], Richard Kofi Akoto và cộng sự [39], Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi [16] đều nhận thấy quy mơ của doanh nghiệp có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Mudambi và Nicosia [50], Lauterbach và Vaninsky [51], Durand và Coeuderoy [60] thì quy mơ có ảnh hƣởng tích cực nhƣng khơng đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa trên các nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu Doanh thu để đo lƣờng nhân tố quy mô của doanh nghiệp với giả thuyết đƣa ra là:

H1: Quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

b. Tốc độ tăng trưởng

Có nhiều cách tính khác nhau cho biến kiểm soát này, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, biến tăng trƣởng đƣợc tính bằng tốc độ gia tăng về tổng tài sản giữa hai năm liên tiếp. Tăng trƣởng của doanh nghiệp đƣợc xem là có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì năng lực sản xuất đƣợc tăng cƣờng nhƣ nghiên cứu của R. Zeitun và G. G. Tian [42]

Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra kết quả ngƣợc lại. Bởi vì các hoạt động tuy mang lại lợi ích trong dài hạn nhƣng sẽ làm tổn hại đến giá trị của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Chƣa kể, trong nghiên cứu về lý thuyết chi phí đại diện (Agency cost theory), Jensen và Meckling [56] đã chỉ ra rằng các

công ty tăng trƣởng cao có thể đầu tƣ quá đà và dàn trải làm cho chi phí của việc vay nợ tăng, có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều. Điều này có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với tốc độ tăng trƣởng nhƣ sau:

H2: Tốc độ tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

c. Cấu trúc nguồn vốn

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của cấu trúc nguồn vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã đƣợc công bố. Các nghiên cứu khác nhau cho các kết quả khác nhau về chiều ảnh hƣởng của nhân tố này.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Marian Siminica và cộng sự [43] cho thấy khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, R. Zeitun và G. G. Tian [42], Onaolapo và Kajola [44], Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo [40], Thạc sĩ Lê Phƣơng Dung và cộng sự [4], Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên [28] thì lại cho kết quả ngƣợc lại, tỷ lệ nợ có ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nợ tăng buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Đồng thời khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ nhƣng khơng đảm bảo khả năng thanh tốn sẽ mất đi uy tín đối với nhà cung cấp, nhà đầu tƣ khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn và các cơ hội kinh doanh từ đó góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh và có thể dẫn đến phá sản [11]. Từ những cơ sở trên, tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và cấu trúc vốn nhƣ sau:

H3: Cấu trúc tài chính có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh

d. Đầu tư Tài sản cố định

tài sản cố định trên tổng tài sản có tác động tiêu cực với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là kết quả mà Onaolapo và Kajola [44] cũng có đƣợc khi nghiên cứu 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Ở Việt Nam, khi phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Quan Minh Nhựt và Lý Phƣơng Thảo [19] cũng tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ trọng tài sản cố định và hiệu quả kinh doanh

Do đó, tác giả chọn đặt ra giả thuyết nhƣ sau:

H4: Tỷ trọng tài sản cố định có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh

e. Quản trị nợ phải thu

Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu sẽ mất đi cơ hội bán hàng, mất đi khách hàng. Nhƣng nếu bán chịu thì có nguy cơ phát sinh các khoản nợ phải thu khó địi dẫn đến tình trạng doanh nghiệp khơng có đủ vốn để tiếp tục tái đầu tƣ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để đánh giá khả năng quản lý các khoản phải thu khách hàng có thể sử dụng chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân hoặc vòng quay khoản phải thu.

Qua nghiên cứu của Marian Siminica và cộng sự [43] và Nguyễn Lê Thanh Tuyền [26] cho thấy kỳ thu tiền bình qn có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Vòng quay khoản phải thu là giá trị nghịch đảo của kỳ thu tiền bình quân nên trên cơ sở này, tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với quản trị nợ phải thu thể hiện qua vòng quay khoản phải thu nhƣ sau:

H5: Quản trị nợ phải thu có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

f. Tính thanh khoản

Trong hoạt động kinh doanh, thì tính thanh khoản đƣợc xem nhƣ là mạch máu duy trì sự sống của cơng ty. Một khi cơng ty bị mất tính thanh khoản thì sẽ khơng thể thanh tốn đƣợc các khoản nợ và tất nhiên sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn đề về thời gian nếu doanh nghiệp không kịp thời khơi phục đƣợc tính thanh khoản. Do đó, doanh nghiệp phải duy trì hệ số này ở mức hợp lý để chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp không bị ảnh hƣởng.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Richard Kofi Akoto và cộng sự [39]; Muhammad AZAM và cộng sự [54]; Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo [40], TS Nguyễn Thị Uyên Uyên và cộng sự [28] cho thấy tính thanh khoản có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả đƣa ra giả thiết:

H6: Tính thanh khoản có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

g. Rủi ro kinh doanh

Hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà không một nhà đầu tƣ, nhà kinh doanh nào có thể định lƣợng đƣợc. Do vậy quá trình đi đến mục tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động nào cũng hàm chứa những nguy cơ rủi ro nhất định. Các nguy cơ rủi ro khách quan nhƣ thiên tai, thời tiết, chiến tranh…, các nguy cơ do biến động của thị trƣờng nhƣ sự biến động của giá cả, biến động của tỷ giá hối đoái. Những rủi ro này có thể mang đến những tổn thất, mất mát cho doanh nghiệp nhƣng cũng có thể mang đến những lợi ích, những cơ hội giúp doanh ngiệp ngày càng phát triển.

Theo lý thuyết cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, lý thuyết kinh tế của F.B Hawley, nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas [44] thì rủi ro có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian [42] cho thấy khi rủi ro gia tăng thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm cho hiệu quả kinh doanh giảm sút.

Có nhiều cách đo lƣờng và đánh giá rủi ro. Với Zeitun và Tian [42], Nguyễn Lê Thanh Tuyền [26], rủi ro kinh doanh đƣợc đo lƣờng bằng độ lệch chuẩn của dòng tiền, còn theo Lê Phƣơng Dung [4], Vũ Thị Ngọc Lan [12] thì độ lệch chuẩn của lợi nhuận là thƣớc đo mức độ rủi ro, nhƣng Trần Ngọc Thơ [29], Võ Thị Thúy Anh và cộng sự [2] thì lại cho rằng % thay đổi Ebit/% thay đổi doanh thu thuần là công cụ hữu hiệu để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp

Với rất nhiều thực nghiệm đã đƣợc nghiên cứu, tác giả lựa chọn đo lƣờng rủi ro kinh doanh bằng % thay đổi Ebit/% thay đổi doanh thu thuần và kỳ vọng mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với rủi ro kinh doanh nhƣ sau:

H7: Rủi ro kinh doanh có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)