CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1.4. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng
2.2.2. Đo lƣờng và mã hóa các biến
a. Biến phụ thuộc
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi của tài sản (ROA) là chỉ tiêu thể hiện kết quả tổng hợp những nỗ lực nhằm sử dụng một cách có hiệu quả các nguồn lực đầu vào cho quá trình sản xuất kinh doanh, là kết quả của việc mở rộng thị trƣờng tiêu thụ, tăng doanh số và tiết kiệm chi phí…của doanh nghiệp [26].
Vì vậy, trong bài này tác giả sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lƣờng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội
b. Biến độc lập
Dựa trên các nghiên cứu, tác giả đƣa ra công thức tính của các biến độc lập và mối quan hệ tƣơng quan với tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) nhƣ sau:
Bảng 2.4. Các chỉ tiêu đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh
Nhân tố Các xác định Kỳ vọng tƣơng quan Ký hiệu Công thức
1. Quy mô doanh nghiệp SIZE Tổng doanh thu +
2. Tốc độ tăng trƣởng GROWTH (TTSn-TTSn-1)/ TTSn-1 +
3. Cấu trúc nguồn vốn DE Nợ phải trả/TTS -
4. Đầu tƣ TSCĐ TANG TSCĐ/Tổng TS -
5. Quản trị nợ phải thu KH TC DTT/ BQ các khoản phải thu +
6. Tính thanh khoản LIQ TS ngắn hạn/Nợ ngắn hạn +
7. Rủi ro kinh doanh RISK % thay đổi Ebit/% thay đổi
DTT
-
2.2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu
a. Mẫu nghiên cứu
Để thực hiện việc xây dựng các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh, đề tài sử dụng Báo cáo tài chính của các công ty xây dựng trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội từ năm 2010 đến 2015. Danh sách các công ty đƣợc lấy từ Bảng Kết quả phân ngành 2015 của Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong danh sách này, có 72 Công ty, tuy nhiên có 6 công ty đã hủy niêm yết trong năm 2015 nên mẫu nghiên cứu là 66 công ty.
b. Kiểm tra và xử lý số liệu
Sau khi kiểm tra dữ liệu về thu thập thông tin và số liệu, các dữ liệu đƣợc kiểm tra về giả thuyết phân phối chuẩn.
Có 2 biến là quy mô doanh nghiệp (SIZE) và thời gian hoạt động (AGE) có sự vi phạm giả thuyết phân phối chuẩn của mô hình, giải pháp thực hiện biến đổi dữ liệu để đảm bảo tính hợp lý của mô hình ƣớc lƣợng
Ở bƣớc này, biến SIZE và AGE đƣợc biến đổi Logarit để đạt đƣợc phân phối chuẩn và tuyến tính.
Bảng 2.5. Biến và xử lý các biến của mô hình
Biến Cách xử lý
Hiệu quả kinh doanh (Biến phụ thuộc)
Tỷ suất sinh lời của tài sản Giữ nguyên
Các nhân tố ảnh hƣởng (Biến độc lập)
Quy mô doanh nghiệp Logarit
Tốc độ tăng trƣởng Giữ nguyên
Cấu trúc nguồn vốn Giữ nguyên
Đầu tƣ TSCĐ Giữ nguyên
Quản trị nợ phải thu KH Giữ nguyên
Tính thanh khoản Giữ nguyên
Rủi ro kinh doanh Giữ nguyên
c. Lựa chọn mô hình nghiên cứu
Cũng nhƣ nhiều nghiên cứu có liên quan, tác giả sử dụng phần mềm Stata 11 để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến biến giải thích hiệu quả kinh doanh đƣợc đại diện bằng chỉ tiêu ROA.
Mô hình hồi quy tổng thể có dạng sau:
Y = β0 + β1X1 + β2X2 + β3X3 + β4X4 + β5X5 + β6X6 + β7X7 + ε Trong đó:
Y : Biến phụ thuộc
X1, X2, X3, X4, X5, X6, X7 : Biến độc lập của mô hình
β0 : Tham số chặn
β1, β2, β3, β4, β5, β6, β7 : Các tham số chƣa biết của mô hình
ε : Sai số ngẫu nhiên
Trong mô hình hồi quy dữ liệu bảng (panel data), ba phƣơng pháp đƣợc sử dụng phổ biến là: (1) Mô hình ƣớc lƣợng bình phƣơng nhỏ nhất (Pooled OLS); (2) Mô hình ảnh hƣởng cố định (Fixed Effect Model –FEM); (3) Mô hình ảnh hƣởng ngẫu nhiên (Random Effect Model – REM).
- Với mô hình OLS, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh đƣợc trình bày nhƣ sau:
ROAit=β0+β1(SIZEit)+β2(GROWTHit)+β3(TCit)+β4(TANGit)+β5(DE)+β6( AGEit)+β7(RISKit) + ei,t
Trong đó: Chỉ số i đại diện cho từng doanh nghiệp, chỉ số t đại diện cho năm quan sát.
Mô hình hồi quy OLS xem xét các doanh nghiệp là đồng nhất, điều này thƣờng không phản ánh đúng thực tế vì mỗi doanh nghiệp là một thực thể riêng biệt, có những đặc điểm riêng hoàn toàn khác nhau có thể ảnh hƣởng đến tính thanh khoản (danh tiếng công ty, chiến lƣợc kinh doanh, khả năng quản trị…). Nhƣ vậy, mô hình OLS có thể dẫn đến các ƣớc lƣợng bị sai lệch
khi không kiểm soát đƣợc các tác động riêng biệt này (Minh và Dũng, 2015)[2].
- Với mô hình FEM và REM, các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh đƣợc trình bày nhƣ sau:
ROAit=β0+β1(SIZEit)+β2(GROWTHit)+β3(TCit)+β4(TANGit)+β5(DE)+β6( AGEit)+β7(RISKit) + ωi,t
ωi,t = vi + ei,t, với vi đại diện cho các tác động riêng biệt không đổi theo thời gian và không quan sát đƣợc của mỗi thực thể doanh nghiệp i. Nhƣ vậy, điểm khác biệt giữa OLS và hai mô hình FEM & REM là sự tồn tại của vi. Đồng thời, sự khác nhau giữa FEM và REM cũng nằm ở chỉ số vi, cả hai đều thừa nhận sự tồn tại hợp lý của vi, nhƣng nếu các tác động riêng biệt này có tƣơng quan với các biến độc lập thì phƣơng pháp phù hợp nhất là FEM, ngƣợc lại vi
nếu không có tƣơng quan với biến độc lập thì mô hình REM phù hợp hơn. Việc lựa chọn giữa OLS và FEM sẽ căn cứ vào kiểm định F (Cross – section F) - kiểm định sự bằng nhau của các tác động cố định với cặp giả thuyết: (Nguyễn Khánh Duy, 2009) [3].
H0: Không có sự khác nhau của các tác động cố định (nên sử dụng mô hình Pooled)
H1: Có sự khác nhau của các tác động cố định (không nên sử dụng mô hình Pooled)
Việc lựa chọn giữa REM và FEM sẽ căn cứ vào kiểm định Hausman với cặp giả thuyết (Minh và Dũng, 2015) [2].
H0: Ƣớc lƣợng của FEM và REM không khác nhau (chọn REM) H1: Ƣớc lƣợng của FEM và REM khác nhau (chọn FEM)
d. Kiểm định các giả thiết của mô hình
- Đa cộng tuyến
tƣơng quan và kiểm tra hệ số phóng đại phƣơng sai (VIF) của các biến độc lập [9].
Phƣơng sai sai số thay đổi
Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi qua các thực thể trong FEM đƣợc thực hiện thông qua kiểm định Wald test với cặp giả thuyết:
H0: Phƣơng sai của sai số không thay đổi trong mô hình FEM H1: Phƣơng sai thay đổi trong mô hình FEM
Kiểm định phƣơng sai sai số thay đổi qua các thực thể trong REM đƣợc thực hiện thông qua kiểm định nhân tử Lagrange (kiểm định LM) với cặp giả thuyết:
H0: Phƣơng sai của các sai số không thay đổi trong mô hình REM H1: Phƣơng sai của sai số thay đổi trong mô hình REM
Tự tƣơng quan
Kiểm định hiện tƣợng tự tƣơng quan trong mô hình FEM và REM đƣợc thực hiện thông qua kiểm định Wooldridge với cặp giả thuyết:
H0: Không có hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi H1: Có hiện tƣợng tƣơng quan chuỗi
Nếu mô hình mắc phải các khuyết tật thì biện pháp khắc phục khuyết tật (hiện tƣợng phƣơng sai thay đổi và tự tƣơng quan) đƣợc thực hiện bằng phƣơng pháp robust errors.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chƣơng 2 tác giả trình bày 2 nội dung chính:
Nội dung thứ nhất, tổng quan về ngành xây dựng Việt Nam: đặc điểm ngành, quá trình phát triển. Bên cạnh đó, nội dung này cũng trình bày một cách khái quát tình hình hoạt động kinh doanh cảu các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam: những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân những hạn chế Nội dung thứ hai, từ cơ sở lý thuyết chƣơng 1 và những nghiên cứu ở nội dung thứ nhất, tác giả đƣa ra mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động (Quy mô doanh nghiệp, tốc độ tăng trƣởng, cấu trúc tài chính, đầu tƣ tài sản cố định, quản trị nợ phải thu khách hàng, tính thanh khoản, rủi ro kinh doanh và thời gian hoạt động của doanh nghiệp) đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp (đƣợc đại diện bởi tỷ suất sinh lời của tài sản) cũng nhƣ trình tự tiến hành phân tích. Đây chính là cơ sở để trình bày kết quả và đƣa ra các hàm ý chính sách ở chƣơng 3.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC HÀM Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU