CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1.3. Phân loại các doanh nghiệp xây dựng niêm yết tại Việt Nam
a. Theo nhóm doanh nghiệp
Căn cứ vào kết quả phân ngành năm 2015 đƣợc cơng bố chính thức của Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh và Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội dựa theo VSIC2007 và HaSIC, số lƣợng doanh nghiệp cổ phần
niêm yết hoạt động trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam là 104 doanh nghiệp, chiếm hơn 15% tổng số doanh nghiệp niêm yết. Trong đó có 32 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khốn Thành phố Hồ Chí Minh và 72 doanh nghiệp niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Trong 104 doanh nghiệp này, có nhiều doanh nghiệp có mối liên hệ mật thiết với nhau do cùng đƣợc hình thành từ nguồn vốn của các Tổng Công ty xây dựng Nhà nƣớc lớn, thơng qua hình thức cơng ty mẹ - cơng ty con hoặc đóng vai trị là cổ đơng chi phối, nhƣ Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam.
Rất nhiều các doanh nghiệp xây dựng niêm yết có lịch sử hình thành và hoạt động từ nhiều năm trƣớc, song thời gian các doanh nghiệp xây dựng niêm yết lần đầu trên 2 Sở giao dịch không đồng đều. Số lƣợng các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên 2 Sở giao dịch có sự tăng đột biến trong năm 2006 (21 doanh nghiệp so với 1 doanh nghiệp trong năm 2005).
Sự tăng đột biến này có thể lý giải bởi sự bùng nổ của thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2007. Các doanh nghiệp xây dựng niêm yết có thể bán chứng khốn lần đầu ra cơng chúng với giá cao đồng thời thu hút đƣợc nguồn vốn lớn là động lực để các doanh nghiệp, không chỉ riêng trong lĩnh vực xây dựng, đẩy mạnh niêm yết cổ phiếu trong thời gian này. Cùng với sự tăng trƣởng nóng của thị trƣờng bất động sản tại Việt Nam, năm 2010 lại một lần nữa chứng kiến một số lƣợng lớn các doanh nghiệp thuộc ngành xây dựng tiến hành niêm yết cổ phiếu của mình tại cả hai Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội (33 doanh nghiệp, chiếm tỷ lệ 32% tổng số doanh nghiệp xây dựng đang niêm yết hiện nay). Tuy nhiên, khi thị trƣờng bất động sản có sự suy thối nghiêm trọng và gần nhƣ đóng băng, hoạt động niêm yết cổ phiếu của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên sàn cũng theo đó cũng có xu hƣớng chững lại. Theo thống kê của
Stoxplus, chỉ có 6 cổ phiếu của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết đƣợc niêm yết trên cả 2 Sở giao dịch từ năm 2012 đến 2015. Điều đáng chú ý là theo thống kê, tính tới thời điểm cuối năm 2015, có tới 7 cơng ty ngành xây dựng hủy niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam để đƣa số lƣợng các doanh nghiệp thuộc nhóm ngành xây dựng về con số 97.
Các cơng ty trong ngành Xây Dựng có thể đƣợc chia theo nhóm ngành tham gia:
- Nhóm Xây Dựng Dân Dụng (CTD, HBC, SC5…). - Nhóm Xây Dựng Cơng Nghiệp (LM8, LCG, BCE…).
- Nhóm Xây Dựng Cơ Sở Hạ Tầng (VCG, HUT, CII, FCN, SD6, SDT….). Hoặc chia theo cơ cấu sở hữu theo 2 nhóm chính:
- Nhóm các cơng ty thuộc Bộ Xây Dựng quản lý nhƣ các họ Sông Đà (SDT, SD6, SD9,…), Licogi (LCG, LIG, L18,…), Vinaconex, (VCG, V11, V12…), Lilama (LM8, LM3, LM7,…), Idico (HTI), và các công ty thuộc tập đoàn Nhà Nƣớc nhƣ PVN (PVX, PVE,…), EVN (TV1, TV2, TV3,…), Becamex (BCE).
- Nhóm các doanh nghiệp tƣ nhân (CTD, HBC, CII và FCN).
Trong đó các cơng ty thuộc nhóm các cơng ty Nhà Nƣớc sẽ có ƣu thế hơn khi đấu thầu các cơng trình thuộc vốn đầu tƣ Nhà Nƣớc nhƣ các dự án nhà máy điện, hạ tầng giao thơng và cơng trình trọng điểm quốc gia, do đó các cơng ty thuộc nhóm này chủ yếu nằm trong phân khúc xây dựng cở sở hạ tầng. Cịn các cơng ty thuộc nhóm tƣ nhân chủ yếu tham gia thực hiện các cơng trình dân dụng và cơng nghiệp.
b. Theo quy mơ
Tính đến ngày 31/12/2015, tổng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết ở Việt Nam đạt 157.258 tỷ đồng, tăng hơn gấp đôi so với con số 70.000 tỷ đồng của năm 2008, đạt tốc độ tăng trƣởng bình quân 16%/năm.
Tính đến thời điểm cuối năm 2015, 71 trong tổng số 97 doanh nghiệp xây dựng niêm yết (chiếm 73,19%) có quy mơ tổng tài sản dƣới 1.000 tỷ đồng.
Tuy nhiên, 26,8% số doanh nghiệp cịn lại có tổng tài sản lên tới hơn 134.298 tỷ đồng, chiếm tới 85,40% tổng tài sản của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Phần lớn các doanh nghiệp này là tập đồn lớn (cơng ty mẹ) nhƣ: Tổng công ty xây dựng Sơng Đà, Vinaconex, Bình Dƣơng,..
Bảng 2.1. Phân loại doanh nghiệp xây dựng niêm yết theo quy mô tài sản ĐVT: Số lượng Năm TS dƣới 50 tỷ TS từ 50 đến 100 tỷ TS từ 100 đến 200 tỷ TS từ 200 đến 500 tỷ TS từ 500 đến 1000 tỷ TS trên 1000 tỷ 2010 8 4 10 29 30 20 2011 7 5 12 27 26 24 2012 9 4 8 28 27 25 2013 8 5 11 29 24 24 2014 8 6 8 32 21 29 2015 5 7 7 25 20 33
(Nguồn: Tổng hợp từ stoxplus và www. fpts.com.vn)
Trong 97 doanh nghiệp xây dựng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội vào năm 2015, doanh nghiệp có
tổng tài sản nhỏ nhất là Cơng ty cổ phần xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng (hơn 15 tỷ đồng). Cá biệt, có 2 doanh nghiệp có quy mơ tổng tài sản rất lớn, vƣợt xa so với các doanh nghiệp cịn lại, đó là Tổng Cơng ty Xuất nhập khẩu và Xây dựng Việt Nam Vinanconex (20.729 tỷ đồng) và Công ty Cổ phần Coma18 (15.066 tỷ đồng). Các doanh nghiệp cịn lại có tổng tài sản trong khoảng từ 1.000 tỷ đồng đến 9.000 tỷ đồng.
Giai đoạn 6 năm từ 2010 đến 2015 quy mô tài sản của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trong lĩnh vực xây dựng tăng đáng kể. Số lƣợng các doanh nghiệp có quy mơ vừa và nhỏ có chiều hƣớng giảm, đặc biệt là trong nhóm có tổng tài sản từ 500 đến 1000 tỷ (từ 30 doanh nghiệp trong năm 2010 giảm
xuống còn 20 doanh nghiệp trong năm 2015). Theo chiều hƣớng ngƣợc lại, số lƣợng các doanh nghiệp có quy mơ tổng tài sản trên 1000 tỷ tăng mạnh, từ 20 doanh nghiệp năm 2010 tăng lên 33 doanh nghiệp sau 6 năm. Trong đó phải kể đến những doanh nghiệp có quy mơ tăng trƣởng cực kì ấn tƣợng, điển hình nhƣ Cơng ty cổ phần đầu tƣ và phát triển Nhà đất Cotec (từ hơn 300 tỷ năm 2008 tới 1.095 tỷ vào năm 2015), Công ty cổ phần Kết cấu Kim loại và lắp máy dầu khí (hơn 200 tỷ năm 2008 tới 1.764 tỷ năm 2015), công ty cổ phần Sông Đà 5 (đạt mốc tổng tài sản 2.131 tỷ vào năm 2015 trong khi ở năm 2008 là 746,979 tỷ), công ty cổ phần Sông Đà 6 (năm 2015 có tổng tài sản là 1.400 tỷ so với 632,832 tỷ ở năm 2008).