Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và xây dựng giả thuyết

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 52 - 58)

CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

2.1.4. Thực trạng hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng

2.2.1. Xác định các nhân tố ảnh hƣởng và xây dựng giả thuyết

Trên cơ sở tổng quan tài liệu nghiên cứu và lý thuyết chƣơng 1, các nhân tố đƣợc lựa chọn cho mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của các DN thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội cùng với các giả thiết nghiên cứu đƣợc xây dựng nhƣ sau:

a. Quy mô của doanh nghiệp

theo quy mô nhằm tối thiểu hóa chi phí đầu vào và gia tăng hiệu quả đầu ra. Ngoài ra, doanh nghiệp có quy mô lớn có lợi thế trong thu hút vốn, thu hút lao động có chất lƣợng cao, áp dụng công nghệ kỹ thuật mới… từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.

Baumol [35] cho rằng có mối quan hệ tỷ lệ thuận giữa hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và quy mô, tuy nhiên, khi quy mô của doanh nghiệp trở nên quá lớn thì có thể xảy ra tình huống ngƣợc lại. Cùng quan điểm, nghiên cứu của R. Zeitun và G. G. Tian [42], Richard Kofi Akoto và cộng sự [39], Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi [16] đều nhận thấy quy mô của doanh nghiệp có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh.

Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu của Mudambi và Nicosia [50], Lauterbach và Vaninsky [51], Durand và Coeuderoy [60] thì quy mô có ảnh hƣởng tích cực nhƣng không đáng kể đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Dựa trên các nghiên cứu này, tác giả sử dụng chỉ tiêu Doanh thu để đo lƣờng nhân tố quy mô của doanh nghiệp với giả thuyết đƣa ra là:

H1: Quy mô doanh nghiệp có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

b. Tốc độ tăng trưởng

Có nhiều cách tính khác nhau cho biến kiểm soát này, trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, biến tăng trƣởng đƣợc tính bằng tốc độ gia tăng về tổng tài sản giữa hai năm liên tiếp. Tăng trƣởng của doanh nghiệp đƣợc xem là có ảnh hƣởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp vì năng lực sản xuất đƣợc tăng cƣờng nhƣ nghiên cứu của R. Zeitun và G. G. Tian [42]

Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại chỉ ra kết quả ngƣợc lại. Bởi vì các hoạt động tuy mang lại lợi ích trong dài hạn nhƣng sẽ làm tổn hại đến giá trị của doanh nghiệp trong ngắn hạn. Chƣa kể, trong nghiên cứu về lý thuyết chi phí đại diện (Agency cost theory), Jensen và Meckling [56] đã chỉ ra rằng các

công ty tăng trƣởng cao có thể đầu tƣ quá đà và dàn trải làm cho chi phí của việc vay nợ tăng, có xu hƣớng sử dụng nợ nhiều. Điều này có thể tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Vì vậy tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với tốc độ tăng trƣởng nhƣ sau:

H2: Tốc độ tăng trưởng có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

c. Cấu trúc nguồn vốn

Cho đến nay đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hƣởng của cấu trúc nguồn vốn đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp đã đƣợc công bố. Các nghiên cứu khác nhau cho các kết quả khác nhau về chiều ảnh hƣởng của nhân tố này.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm Marian Siminica và cộng sự [43] cho thấy khi doanh nghiệp sử dụng nhiều nợ để tài trợ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh sẽ làm tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh. Trong khi đó, R. Zeitun và G. G. Tian [42], Onaolapo và Kajola [44], Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo [40], Thạc sĩ Lê Phƣơng Dung và cộng sự [4], Từ Thị Kim Thoa và Nguyễn Thị Uyên Uyên [28] thì lại cho kết quả ngƣợc lại, tỷ lệ nợ có ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Khi nợ tăng buộc các chủ sở hữu tăng lợi tức yêu cầu của họ nghĩa là chi phí vốn chủ sở hữu tăng. Đồng thời khi doanh nghiệp sử dụng quá nhiều nợ nhƣng không đảm bảo khả năng thanh toán sẽ mất đi uy tín đối với nhà cung cấp, nhà đầu tƣ khiến cho doanh nghiệp khó tiếp cận các nguồn vốn và các cơ hội kinh doanh từ đó góp phần làm giảm hiệu quả kinh doanh và có thể dẫn đến phá sản [11]. Từ những cơ sở trên, tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và cấu trúc vốn nhƣ sau:

H3: Cấu trúc tài chính có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh

d. Đầu tư Tài sản cố định

tài sản cố định trên tổng tài sản có tác động tiêu cực với hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là kết quả mà Onaolapo và Kajola [44] cũng có đƣợc khi nghiên cứu 30 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Nigeria từ năm 2001 – 2007. Ở Việt Nam, khi phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp bất động sản đang niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, Quan Minh Nhựt và Lý Phƣơng Thảo [19] cũng tìm thấy mối quan hệ ngƣợc chiều giữa tỷ trọng tài sản cố định và hiệu quả kinh doanh

Do đó, tác giả chọn đặt ra giả thuyết nhƣ sau:

H4: Tỷ trọng tài sản cố định có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh

e. Quản trị nợ phải thu

Kiểm soát khoản phải thu liên quan đến việc đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro. Nếu không bán chịu sẽ mất đi cơ hội bán hàng, mất đi khách hàng. Nhƣng nếu bán chịu thì có nguy cơ phát sinh các khoản nợ phải thu khó đòi dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không có đủ vốn để tiếp tục tái đầu tƣ vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.

Để đánh giá khả năng quản lý các khoản phải thu khách hàng có thể sử dụng chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân hoặc vòng quay khoản phải thu.

Qua nghiên cứu của Marian Siminica và cộng sự [43] và Nguyễn Lê Thanh Tuyền [26] cho thấy kỳ thu tiền bình quân có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh. Vòng quay khoản phải thu là giá trị nghịch đảo của kỳ thu tiền bình quân nên trên cơ sở này, tác giả đƣa ra giả thuyết về mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với quản trị nợ phải thu thể hiện qua vòng quay khoản phải thu nhƣ sau:

H5: Quản trị nợ phải thu có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

f. Tính thanh khoản

Trong hoạt động kinh doanh, thì tính thanh khoản đƣợc xem nhƣ là mạch máu duy trì sự sống của công ty. Một khi công ty bị mất tính thanh khoản thì sẽ không thể thanh toán đƣợc các khoản nợ và tất nhiên sẽ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Lúc này khoảng cách giữa vỡ nợ và phá sản chỉ là vấn đề về thời gian nếu doanh nghiệp không kịp thời khôi phục đƣợc tính thanh khoản. Do đó, doanh nghiệp phải duy trì hệ số này ở mức hợp lý để chu kỳ hoạt động của doanh nghiệp không bị ảnh hƣởng.

Kết quả nghiên cứu thực nghiệm của Richard Kofi Akoto và cộng sự [39]; Muhammad AZAM và cộng sự [54]; Daniel Mogaka Makori và Ambrose Jagongo [40], TS Nguyễn Thị Uyên Uyên và cộng sự [28] cho thấy tính thanh khoản có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả đƣa ra giả thiết:

H6: Tính thanh khoản có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

g. Rủi ro kinh doanh

Hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hƣởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan mà không một nhà đầu tƣ, nhà kinh doanh nào có thể định lƣợng đƣợc. Do vậy quá trình đi đến mục tiêu kết quả và hiệu quả hoạt động nào cũng hàm chứa những nguy cơ rủi ro nhất định. Các nguy cơ rủi ro khách quan nhƣ thiên tai, thời tiết, chiến tranh…, các nguy cơ do biến động của thị trƣờng nhƣ sự biến động của giá cả, biến động của tỷ giá hối đoái. Những rủi ro này có thể mang đến những tổn thất, mất mát cho doanh nghiệp nhƣng cũng có thể mang đến những lợi ích, những cơ hội giúp doanh ngiệp ngày càng phát triển.

Theo lý thuyết cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận, lý thuyết kinh tế của F.B Hawley, nghiên cứu của Fozia Memon, Niaz Ahmed Bhutto và Ghulam Abbas [44] thì rủi ro có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của doanh

nghiệp. Tuy nhiên theo kết quả nghiên cứu của Zeitun và Tian [42] cho thấy khi rủi ro gia tăng thì doanh nghiệp sẽ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh và làm cho hiệu quả kinh doanh giảm sút.

Có nhiều cách đo lƣờng và đánh giá rủi ro. Với Zeitun và Tian [42], Nguyễn Lê Thanh Tuyền [26], rủi ro kinh doanh đƣợc đo lƣờng bằng độ lệch chuẩn của dòng tiền, còn theo Lê Phƣơng Dung [4], Vũ Thị Ngọc Lan [12] thì độ lệch chuẩn của lợi nhuận là thƣớc đo mức độ rủi ro, nhƣng Trần Ngọc Thơ [29], Võ Thị Thúy Anh và cộng sự [2] thì lại cho rằng % thay đổi Ebit/% thay đổi doanh thu thuần là công cụ hữu hiệu để đánh giá rủi ro của doanh nghiệp

Với rất nhiều thực nghiệm đã đƣợc nghiên cứu, tác giả lựa chọn đo lƣờng rủi ro kinh doanh bằng % thay đổi Ebit/% thay đổi doanh thu thuần và kỳ vọng mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh với rủi ro kinh doanh nhƣ sau:

H7: Rủi ro kinh doanh có quan hệ nghịch chiều với hiệu quả kinh doanh

h. Thời gian hoạt động

Biến này đại diện cho các tác động mang tính chu kỳ. Có nghiên cứu chỉ ra tác động tiêu cực của biến này lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với lý do là các doanh nghiệp có thời gian hoạt động lâu năm thƣờng có xu hƣớng thụ động trong tiếp cận công nghệ mói cũng nhƣ vấp phải vấn đề cứng nhắc do hành chính quan liêu (bureaucratic rigidities) thì một số nghiên cứu khác chỉ ra kết quả ngƣợc lại.

Khía cạnh tích cực của biến này tới hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là các doanh nghiệp lâu năm thƣờng có danh tiếng cao hơn và kinh nghiệm quản lý tốt hơn so vói các doanh nghiệp mới thành lập. Điều này có thể tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, Onaolapo và Kajola [44], Mai Văn Nam và Nguyễn Quốc Nghi [34], Quan Minh Nhựt và Lý Phƣơng Thảo [19].

H8: Thời gian hoạt động có quan hệ thuận chiều với hiệu quả kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty thuộc nhóm ngành xây dựng niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 52 - 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)