CHƢƠNG 2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU
2.1.2. Khái quát về các doanh nghiệp xây dựng niêm yết trong gia
đoạn 2010 - 2015
a. Giai đoạn 2009-2010
Năm 2008 đánh dấu một chặng đƣờng khó khăn của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết, hoạt động kinh doanh của ngành liên tục phải đối diện với nhiều trở ngại, khó khăn. Chỉ riêng nửa đầu năm 2008, diễn biến lạm phát trong nƣớc làm giá các nguyên vật liệu chính nhƣ thép, xi măng, gạch, kính, đá...tăng mạnh. Các chi phí xây dựng tại thời điểm tháng 5 năm 2008 đã tăng hơn 40% so với cuối năm 2007. Bên cạnh đó, chi phí tài chính của nhiều doanh nghiệp xây dựng niêm yết tăng đáng kể, phần lớn do phí lãi vay tăng cao (trên 20%/năm, thậm chí thực tế ở nhiều ngân hàng còn vƣợt quá 25%). Nhiều chủ cơng trình buộc phải trì hỗn tiến độ dự án để tránh bị lỗ. Năm
2008 cũng đánh dấu một sự khó khăn mới của ngành xây dựng đó là bắt đầu chịu ảnh hƣởng từ sự đóng băng của ngành bất động sản.
Bƣớc sang năm 2009, kinh doanh của ngành xây dựng cũng không thấy khả quan hơn khi nền kinh tế toàn cầu và trong nƣớc suy giảm, thị trƣờng bất động sản vẫn chƣa thốt khỏi tình trạng khó khăn. Bên cạnh phải xử lý các khó khăn tồn đọng từ năm trƣớc, các doanh nghiệp trong ngành xây dựng còn phải đối mặt với thách thức về khả năng thanh tốn do rủi ro tài chính tăng cao.
Từ giữa năm 2009 - 2010, thị trƣờng bất động sản có dấu hiệu hồi phục dẫn tới sự khởi sắc của ngành xây dựng, tạo ra các dấu hiệu lạc quan về thị trƣờng. Nhiều doanh nghiệp trong ngành nhận đƣợc ƣu đãi về chính sách, đặc biệt là các khoản vay từ phía Ngân hàng và hỗ trợ chính sách, qua đó cung cầu trên thị trƣờng bất động sản mang lại dấu hiệu lạc quan, cổ phiếu ngành xây dựng biến động khá mạnh trong nửa sau năm 2009 khi chỉ trong 2 tháng (từ tháng 8-10/2009) đã tăng gấp 3 lần nhƣng lại trƣợt dốc mạnh mẽ để trở lại mốc cũ trong 2 tháng ngay sau đó. Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà thƣờng đóng vai trị dẫn dắt nhóm ngành này trong mỗi giai đoạn có biến động mạnh (do số lƣợng cũng nhƣ quy mô của các doanh nghiệp này chiếm tỷ trọng lớn trong ngành). Phần lớn các doanh nghiệp Sông Đà hoạt động trong lĩnh vực xây lắp cơng trình hạ tầng (chủ yếu là thủy điện), nên hoạt động kinh doanh có tính ổn định cao. Tính tại thời điểm cuối năm 2009, các cổ phiếu trong các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Sông Đà đã tăng trung bình khoảng gần 90% so đầu năm, gấp gần 2 lần so với mức tăng trung bình của 2 chỉ số VNINDEX và HNXINDEX. Các doanh nghiệp thuộc Tổng công ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Vinaconex cũng tạo đƣợc những đợt sóng mạnh vào tháng 9,10 năm 2009 với sự dẫn dắt của cổ phiếu của công ty mẹ VCG. Tuy nhiên, do các doanh nghiệp này chủ yếu kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng dân dụng, hiệu quả kinh doanh chịu nhiều rủi ro nên không đƣợc đánh giá cao nhƣ các cổ phiếu của các công ty Sông Đà.
b. Giai đoạn 2011 - 2013
Giai đoạn từ năm 2011 - 2013 đánh dấu khó khăn mới của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết. Nhận đƣợc nhiều sự hỗ trợ, quan tâm từ phía Nhà nƣớc, tuy nhiên, những ảnh hƣởng tiêu cực từ phía thị trƣờng bất động sản đã làm hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết chịu ảnh hƣởng: nhu cầu xây dựng bị sụt giảm, khoản phải thu tăng mạnh do gặp khó khăn trong việc thu tiền từ chủ đầu tƣ, tăng trích lập dự phịng khoản phải thu khó địi. Bên cạnh đó, tín dụng ngân hàng dù đã đƣợc nới lỏng hơn so với những năm trƣớc, nhƣng số lƣợng các doanh nghiệp tiếp cận vốn vay vẫn còn hạn chế. Lãi suất vẫn ở mức cao khiến chi phí tài chính trở thành gánh nặng của các doanh nghiệp xây dựng niêm yết.
Lợi nhuận của nhiều doanh nghiệp xây dựng niêm yết trong năm 2013 giảm mạnh mặc dù các doanh nghiệp vẫn duy trì đƣợc doanh thu. Tổng doanh thu của ngành xây dựng và bất động sản trong 9 tháng đầu năm 2013, đã có sự tăng trƣởng mạnh mẽ so với cùng kỳ năm trƣớc với mức tăng trƣởng 37,5% đạt 74.286 tỷ đồng. Tuy nhiên nếu loại bỏ lợi nhuận của 5 doanh nghiệp nhƣ Công ty cổ phần xây dựng Cotec (hơn 200 tỷ), Công ty cổ phần đầu tƣ Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (gần 500 tỷ), Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh Địa ốc Hịa Bình (hơn 130 tỷ), Cơng ty cổ phần Cơ điện lạnh (hơn 650 tỷ), thì kết quả lợi nhuận của các doanh nghiệp khác trong ngành khơng thực sự tích cực (chỉ đạt hơn 400 tỷ đồng) và sụt giảm gần 9% so với cùng kỳ. Một số doanh nghiệp có doanh thu tăng đáng chú ý nhƣ các doanh nghiệp có mã chứng khốn CIG, CID và SVN đều có doanh thu tăng vƣợt bậc, lần lƣợt gấp hơn 5 lần so với nửa đầu năm 2013. Tuy nhiên trong số các doanh nghiệp này, chỉ có CID có doanh thu chủ yếu đến từ lĩnh vực chính là xây dựng. Mặc dù doanh thu trong ngành xây dựng lớn nhƣ vậy nhƣng rất nhiều doanh nghiệp (18 doanh nghiệp) đối mặt với thua lỗ trong giai đoạn từ 2011-2013.
c. Giai đoạn 2014-2015
Với Luật Nhà Ở (sửa đổi) 2014, mức lãi suất thấp ở thời điểm hiện tại, tình hình thị trƣờng BĐS đang ấm dần lên cùng với mức giải ngân mạnh của chính phủ và các doanh nghiệp FDI, ngành xây dựng Việt Nam đang đi vào một chu kỳ tăng trƣởng mới. Kết quả là năm 2015 doanh thu của các doanh nghiệp ngành xây dựng tăng 13,83% so với năm 2014, trong đó doanh thu khủng thuộc về CID với giá trị 13.688.916 triệu đồng. Về lợi nhuận, so với năm 2014 năm 2015 tăng trƣởng 36% là một con số cực kỳ ấn tƣợng, trong đó có sự đóng góp của những mã chứng khoán nhƣ: REE, HTI, CII, CID.
Theo Báo cáo tình hình kinh tế xã hội năm 2015 vừa đƣợc Tổng cục Thống kê công bố, giá trị sản xuất xây dựng năm 2015 theo giá hiện hành ƣớc tính đạt 974,4 nghìn tỷ đồng bao gồm: Khu vực Nhà nƣớc đạt 82,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 8,4%; khu vực ngồi Nhà nƣớc 830,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 85,2%; khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngồi 61,8 nghìn tỷ đồng, chiếm 6,4%. Kết quả này có đƣợc là do nhiều dự án phát triển nhà ở đƣợc hoàn thành và bàn giao trong năm cùng với hoạt động xây dựng nhà ở trong dân tăng khá cao đã góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành.
Tổ chức BMI, dự đoán tốc độ tăng trƣởng của Ngành Xây Dựng Việt Nam sẽ đạt trung bình 6,3%/năm trong giai đoạn sắp tới. Chƣa kể trong giai đoạn 2016-2020, nhu cầu về đầu tƣ cho giao thông đƣờng bộ khoảng 202,000 tỷ/năm và cho ngành điện là khoảng 125,000 tỷ/năm sẽ là đòn bẩy nâng tầm và vị thế của ngành xây dựng.