Phƣơng pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 36 - 44)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.3. Phƣơng pháp sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn

Có nhiều phƣơng pháp khác nhau đƣợc sử dụng trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty. Tùy theo mục đích phân tích mà vận dụng các phƣơng pháp phân tích phù hợp. Một số phƣơng pháp phân tích đƣợc sử dụng chủ yếu là:

a. Phương pháp so sánh

Đây là phƣơng pháp đơn giản và phổ biến nhất trong phân tích để đánh giá kết quả, xác định xu hƣớng biến động của các chỉ tiêu phân tích, nhất là phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Tuy nhiên, khi thực hiện phƣơng pháp này, cần phải làm rõ những vấn đề cơ bản sau: lựa chọn tiêu chuẩn so sánh, điều kiện so sánh, kỹ thuật so sánh.

* Tiêu chuẩn so sánh: Là chỉ tiêu gốc đƣợc lựa chọn làm căn cứ để so sánh. Tùy theo mục đích của nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh phù hợp. Các gốc so sánh có thể là:

- Chỉ tiêu năm trƣớc, nhằm đánh giá xu hƣớng phát triển của các chỉ tiêu. - Các mục tiêu dự kiến (kế hoạch, dự báo, định mức) nhằm đánh giá tình hình thực hiện so với kế hoạch, dự báo, định mức.

- Các chỉ tiêu trung bình ngành, khu vực kinh doanh nhằm khẳng định vị trí của công ty và khả năng đáp ứng nhu cầu của công ty đối với thị trƣờng.

Các chỉ tiêu của kỳ đƣợc so sánh với kỳ gốc đƣợc gọi là chỉ tiêu kỳ phân tích, và là kết quả mà công ty đã đạt đƣợc hoặc có thể là chỉ tiêu hƣớng đến tƣơng lai.

* Điều kiện so sánh: Để so sánh có ý nghĩa thì điều kiện cần thiết là các chỉ tiêu phân tích đƣợc sử dụng phải đồng nhất trên các mặt sau:

- Chỉ tiêu phân tích phải phản ánh cùng nội dung kinh tế. Thông thƣờng nội dung kinh tế của các chỉ tiêu có tính ổn định và thƣờng đƣợc quy định thống nhất. Tuy nhiên, nội dung kinh tế có thể thay đổi theo các chỉ tiêu về chính sách tài chính của Nhà nƣớc, chế độ kế toán của công ty, tuy nhiên vẫn phải đảm bảo đƣợc tính đồng nhất.

- Chỉ tiêu phân tích phải có cùng phƣơng pháp tính toán: Trong kinh doanh các chỉ tiêu có thể đƣợc tính toán theo các phƣơng pháp khác nhau, điều này là do sự thay đổi phƣơng pháp hạch toán của công ty, sự thay đổi chế độ tài chính kế toán của Nhà nƣớc hay sự khác biệt về chuẩn mực kế toán. Do vậy, khi phân tích các chỉ tiêu của công ty theo thời gian phải loại trừ các tác động do sự thay đổi về phƣơng pháp hạch toán kế toán.

- Chỉ tiêu phân tích phải cùng đơn vị tính kể cả hiện vật, giá trị và thời gian.

* Kỹ thuật so sánh: Tùy theo mục đích, yêu cầu, tính chất và nội dung phân tích của các chỉ tiêu kinh tế mà các nhà phân tích sử dụng kỹ thuật so sánh thích hợp cụ thể nhƣ sau:

- So sánh ngang: là việc so sánh, đối chiếu tình hình biến động cả về số tuyệt đối và số tƣơng đối trên từng chỉ tiêu trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn. Thực chất của việc phân tích này là phân tích sự biến động về quy mô của từng khoản mục. Qua đó, xác định đƣợc mức biến động (tăng hay giảm)

về quy mô của chỉ tiêu phân tích và mức độ ảnh hƣởng của từng chỉ tiêu nhân tố đến chỉ tiêu phân tích.

- So sánh dọc (theo quy mô chung): là việc sử dụng các tỷ lệ, các hệ số thể hiện mối tƣơng quan giữa các chỉ tiêu trong từng báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Thực chất của việc phân tích theo chiều dọc là phân tích sự biến động về cơ cấu hay những quan hệ tỷ lệ giữa các chỉ tiêu khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn.

- So sánh xác định xu hƣớng và tính chất liên hệ giữa các chỉ tiêu: đƣợc thể hiệu qua các chỉ tiêu riêng biệt hay các chỉ tiêu tổng cộng đƣợc xem xét trong mối quan hệ với các chỉ tiêu phản ánh quy mô chung và chúng có thể đƣợc xem xét trong nhiều kỳ để phản ánh rõ hơn xu hƣớng phát triển của doanh nghiệp.

b. Phương pháp loại trừ

Loại trừ là phƣơng pháp xác định mức độ ảnh hƣởng lần lƣợt từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phƣơng pháp này thể hiện thông qua hai phƣơng pháp cụ thể là:

* Phƣơng pháp thay thế liên hoàn: là phƣơng pháp nhằm xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, giả định các nhân tố còn lại không thay đổi. Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng khi các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu kinh tế cần phân tích có mối quan hệ với nhau và liên hệ với chỉ tiêu phân tích bằng một công thức toán học. Trong đó, các nhân tố sắp xếp theo trình tự từ nhân tố số lƣợng đến nhân tố chất lƣợng.

Trình tự thay thế các nhân tố khác nhau thì mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố khác nhau, từ đó kết quả đánh giá ảnh hƣởng khác nhau. Vì vậy, trong phƣơng pháp này cần xác định trình tự thay thế của các nhân tố theo một nguyên tắc nhất định, cụ thể: Nhân tố số lƣợng sẽ thay thế trƣớc nhân tố chất lƣợng. Nhân tố số lƣợng là nhân tố phản ánh quy mô hay điều kiện của quá

trình sản xuất kinh doanh. Nhân tố chất lƣợng là nhân tố hiệu quả hay hiệu suất của quá trình kinh doanh.

Trong trƣờng hợp các công ty sản xuất nhiều mặt hàng thì thông thƣờng có sự ảnh hƣởng của nhân tố kết cấu, trình tự thay thế sẽ là: nhân tố số lƣợng, nhân tố kết cấu và nhân tố chất lƣợng. Trong trƣờng hợp có nhiều nhân tố số lƣợng hoặc chất lƣợng thì nhân tố chủ yếu thay thế sau. Có thể minh họa các bƣớc trên nhƣ sau:

- Trƣờng hợp các nhân tố quan hệ dạng tích số:

Kí hiệu X là chỉ tiêu phân tích; a, b, c là trình tự các nhân tố ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích và đƣợc thể hiện thông qua phƣơng trình sau:

X = a.b.c

Với X1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, X0 là chỉ tiêu kỳ gốc. Chỉ tiêu phân tích

X chịu sự ảnh hƣởng của các nhân tố lần lƣợt là a, b, c.

Ta có: Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ phân tích: X1 = a1.b1.c1

Chỉ tiêu nghiên cứu kỳ gốc: X0 = a0.b0.c0

Đối tƣợng phân tích:

Số tuyệt đối ∆X = X1 – X0 = a1.b1.c1 - a0.b0.c0

Tiến trình xác định các nhân tố ảnh hƣởng theo các bƣớc sau:

Thay thế nhân tố a. Ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố a đến chỉ tiêu phân tích X là: ∆Xa = a1.b0.c0 – a0.b0.c0

Thay thế nhân tố b. Ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố b đến chỉ tiêu phân tích X là: ∆Xb = a1.b1.c0 – a1.b0.c0

Thay thế nhân tố c. Ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố c đến chỉ tiêu phân tích X là: ∆Xc = a1.b1.c1 – a1.b1.c0

Tổng hợp mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố:

∆X = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc = (a1.b0.c0 – a0.b0.c0) + (a1.b1.c0 – a1.b0.c0) + (a1.b1.c1 – a1.b1.c0)

Trên cơ sở phân tích sự ảnh hƣởng và xác định mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, đƣa ra những nhận xét và đánh giá phù hợp với tình hình của từng công ty.

- Trƣờng hợp các nhân tố quan hệ dạng thƣơng số: Ta có phƣơng trình:

Với X1 là chỉ tiêu kỳ phân tích, X0 là chỉ tiêu kỳ gốc

Đối tƣợng phân tích: X = X1 – X0

Thay thế nhân tố a, ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố a:

Thay thế nhân tố b, ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố b:

Thay thế nhân tố c, ta có mức độ ảnh hƣởng của nhân tố c:

Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng, ta có:

Ƣu điểm của phƣơng pháp thay thế liên hoàn: Xác định đƣợc mức độ và chiều hƣớng ảnh hƣởng của các nhân tố, sắp xếp các nhân tố theo mức độ ảnh hƣởng của chúng. Từ đó, đƣa ra biện pháp khai thác, thúc đẩy những nhân tố tích cực và hạn chế những nhân tố tiêu cực.

Nhƣợc điểm của phƣơng pháp thay thế liên hoàn: Không có khả năng luận cứ rõ ràng trình tự cụ thể về sự thay thế của các nhân tố cũng nhƣ tính

quy ƣớc của việc phân tích các nhân tố ảnh hƣởng thành các nhân tố số lƣợng và các nhân tố chất lƣợng. Điều này càng trở nên khó khăn khi có nhiều nhân tố trong tính toán phân tích.

* Phƣơng pháp số chênh lệch: Đây là trƣờng hợp đặc biệt của phƣơng pháp thay thế liên hoàn. Vì vậy, phƣơng pháp số chênh lệch tôn trọng đầy đủ nội dung các bƣớc tiến hành của phƣơng pháp thay thế liên hoàn, chỉ khác nhau ở chỗ: Để xác định mức độ ảnh hƣởng của nhân tố nào thì trực tiếp dùng số chênh lệch về giá trị kỳ phân tích so với kỳ gốc của nhân tố đó để xác định. Trƣờng hợp đối tƣợng nghiên cứu X và các nhân tố ảnh hƣởng a, b, c nhƣ ở phƣơng pháp thay thế liên hoàn, ta có:

∆Xa = (a1 – a0).b0.c0

∆Xb = a1.(b1 – b0).c0

∆Xc = a1.b1.(c1 – c0)

Tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng: ∆X = X1 – X0 = ∆Xa + ∆Xb + ∆Xc

c. Phương pháp Dupont

Phƣơng pháp cơ bản thông dụng nhất khi phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn của công ty là áp dụng phƣơng pháp Dupont. Phƣơng pháp Dupont là phƣơng pháp biến đổi một chỉ tiêu ban đầu thành một phƣơng trình với nhiều chỉ tiêu khác nhau có liên quan với nhau nhằm đánh giá ảnh hƣởng của các chỉ tiêu đến chỉ tiêu phân tích. Phƣơng pháp này chỉ có tác dụng khi chỉ tiêu cần phân tích đƣợc tách thành các biến có ý nghĩa và tác động đến chỉ tiêu gốc.

Trong phân tích hiệu quả sử dụng vốn, ngƣời ta vận dụng phƣơng pháp Dupont để phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu tài chính. Chính nhờ sự phân tích mối liên kết giữa các chỉ tiêu mà ngƣời ta có thể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hƣởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tự logic chặt chẽ.

Trƣớc hết là phân tích hiệu quả sử dụng tài sản thông qua chỉ tiêu tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA) thông qua mô hình Dupont:

Tỷ suất sinh lời của

tài sản (ROA) =

Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu X

Hiệu suất sử dụng tài sản

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) thể hiện hiệu quả sử dụng tài sản của công ty. Tuy nhiên, đứng trên góc độ cổ đông, chỉ tiêu đƣợc quan tâm nhất vẫn là tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), xét tới chính sách tài trợ mà chỉ tiêu ROA chƣa phản ánh đƣợc.

Cụ thể, mô hình Dupont với chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) nhƣ sau:

ROE = Tỷ suất lợi nhuận

trên doanh thu X

Hiệu suất sử

dụng tài sản X

Hệ số nhân vốn chủ sở hữu Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Doanh thu

Chi phí

Hiệu suất sử dụng tài sản

Hiệu suất Tài sản cố định Hiệu suất Tài

d. Phương pháp chi tiết

Phƣơng pháp chi tiết là một kỹ thuật đƣợc sử dụng để chia nhỏ các yếu tố cần phân tích nhằm phục vụ nhiều khía cạnh phân tích khác nhau. Khi phân tích hiệu quả sử dụng vốn, các chiều có thể phân chia nhƣ sau:

- Chi tiết theo các bộ phận cấu thành các chỉ tiêu: là việc phân chia chỉ tiêu phản ánh kết quả theo các yếu tố cấu thành nên chỉ tiêu đó nhƣ: Chi tiết giá thành theo từng yếu tố của chi phí sản xuất, chi tiết doanh thu theo loại hình hoạt động, chi tiết doanh thu theo từng mặt hàng,… Việc phân tích chi tiết nhằm đánh giá chính xác xu hƣớng các chỉ tiêu cần phân tích.

- Chi tiết theo thời gian: là sự phân chia kết quả kinh doanh của công ty theo các khoảng thời gian khác nhau. Mỗi khoảng thời gian khác nhau thì có những nguyên nhân tác động khác nhau. Do vậy, việc phân tích chi tiết theo thời gian giúp đánh giá chính xác và đúng đắn kết quả kinh doanh, từ đó giúp công ty phát hiện ra tính chu kỳ, tính thời vụ trong hoạt động kinh doanh để đƣa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)

Hệ số nhân vốn chủ sở hữu

Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu

Hiệu suất sử dụng tài sản

- Chi tiết theo địa điểm và phạm vi kinh doanh: là việc phân chia kết quả kinh doanh theo địa điểm phát sinh kết quả: phân chia hoạt động kinh doanh theo từng địa bàn hoạt động, phân chia doanh thu theo giai đoạn sản xuất. Việc chi tiết này nhằm đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của từng bộ phận, phạm vi và địa điểm khác nhau nhằm khai thác các mặt mạnh và khắc phục các mặt yếu kém của các bộ phận và phạm vi hoạt động khác nhau.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 36 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)