Các nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 53 - 56)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố khách quan

a. Nhà cung cấp

Muốn sản xuất kinh doanh thì doanh nghiệp phải có các yếu tố đầu vào nhƣ: nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị, công nghệ…thì doanh nghiệp phải mua ở các doanh nghiệp khác. Việc thanh toán các khoản này sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, ví dụ nhƣ nhà cung cấp đòi hỏi doanh nghiệp phải thanh toán tiền ngay khi giao hàng thì sẽ dẫn đến lƣợng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng giảm xuống, doanh nghiệp sẽ khó khăn trong việc huy động vốn, hoặc doanh nghiệp phải vận chuyển nguyên vật liệu về kho sẽ làm tăng chi phí sản xuất làm giảm lợi nhuận.

b. Khách hàng

Ngày nay, nhu cầu sử dụng sản phẩm của khách hàng ngày càng cao đòi hỏi nhà cung cấp phải tạo ra đƣợc những sản phẩm độc đáo, hấp dẫn ngƣời mua. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải làm sao tạo ra đƣợc những sản phẩm với giá thành hợp lý để có lợi nhuận cao. Doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra chi phí hợp lý để nghiên cứu thị trƣờng tìm hiểu các mặt hàng đang đƣợc ƣa chuộng, tìm hiểu mẫu mã, bao bì đóng gói,…để từ đó có quyết định sản xuất cho hiệu quả. Nhu cầu đòi hỏi của khách hàng càng cao thì doanh nghiệp càng phải tích cực hơn trong công tác tổ chức thực hiện làm cho hiệu quả sử dụng vốn đƣợc tốt hơn.

c. Thị trường

Thị trƣờng là nhân tố quan trọng quyết định tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó thị trƣờng vốn quyết định tới việc huy động vốn của doanh nghiệp, còn thị trƣờng hàng hóa quyết định tới việc sử dụng vốn. Thị trƣờng tiêu thụ sản phẩm có tác động lớn đến doanh thu và lợi nhuân của doanh nghiệp. Nếu các thị trƣờng này phát triển ổn định sẽ là nhân tố tích cực

thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, tái sản xuất mở rộng và tăng thị phần.

d. Cơ chế và chính sách kinh tế của Nhà nước

Vai trò điều tiết của Nhà nƣớc trong nền kinh tế thị trƣờng là điều không thể thiếu. Điều này đƣợc quy định trong các Nghị quyết Trung ƣơng Đảng. Các cơ chế, chính sách này có tác động không nhỏ tới tình hình tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ nhƣ từ cơ chế giao vốn, đánh giá lại tài sản, sự thay đổi các chính sách thuế, chính sách cho vay, bảo hộ và khuyến khích nhập khẩu công nghệ,… đều ảnh hƣởng tới quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó ảnh hƣởng đến hiệu quả sử dụng vốn.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Phân tích hiệu quả sử dụng vốn đóng vai trò quan trọng trong phân tích hoạt động kinh doanh nhằm đánh giá trình độ sử dụng vốn của doanh nghiệp để đạt đƣợc kết quả cao nhất với chi phí thấp nhất. Thông tin đƣợc cung cấp từ kết quả phân tích hiệu quả sử dụng vốn mang tính hữu ích không chỉ giúp cho các nhà quản lý đánh giá thực trạng và triển vọng phát triển vốn của doanh nghiệp, mà để từ đó đề ra các chính sách, biện pháp đúng đắn, kịp thời và hiệu quả; mặt khác đó còn là cơ sở cho các nhà đầu tƣ, các tổ chức tín dụng, các nhà cung cấp… nhận biết đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản, nguồn vốn và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, qua đó đƣa ra các quyết định đầu tƣ có hiệu quả. Vì thế, phân tích hiệu quả sử dụng vốn càng trở nên cần thiết và có ý nghĩa bởi nó đáp ứng đƣợc yêu cầu của các đối tƣợng quan tâm đến tình hình tài chính công ty.

Chƣơng 1 của luận văn đã trình bày các nội dung:

- Khái quát chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của công ty;

- Các vấn đề lý luận về phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty nhƣ các chỉ tiêu về phân tích hiệu quả sử dụng vốn cá biệt và vốn tổng hợp, các phƣơng pháp phân tích chủ yếu đƣợc sử dụng cho phân tích hiệu quả sử dụng vốn của công ty;

CHƢƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN TẠI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả sử dụng vốn tại công ty cổ phần đầu tư phát triển nhà đà nẵng (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)