8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.1.2. Mô hình quản trị, tổ chức kinh doanh và bộ máy quản lý của công
công ty
Hiện tại, Công ty đang áp dụng mô hình tổ chức của Công ty cổ phần. Mô hình quản trị này đƣợc xây dựng dựa trên mục tiêu phát triển chiến lƣợc kinh doanh của Công ty, tuân thủ theo các quy định của Pháp luật Việt Nam và các quy định tại Điều lệ Công ty. Qua quá trình phát triển và ngày càng kiện toàn bộ máy quản lý, hiện bộ máy quản lý của Công ty có cơ cấu tổ chức nhƣ sau:
* Đại hội đồng Cổ đông:
Đại hội đồng cổ đông là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty. Đại hội Cổ đông thƣờng niên đƣợc tổ chức mỗi năm một lần. Đại hội đồng cổ đông phải họp thƣờng niên trong thời hạn bốn tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính và có nhiệm vụ quyết định các nội dung sau:
- Thông qua các báo cáo tài chính hàng năm;
- Phê duyệt phƣơng án trả cổ tức hàng năm phù hợp với Luật Doanh nghiệp;
- Số lƣợng thành viên của Hội đồng Quản trị; - Lựa chọn công ty kiểm toán;
…
* Hội đồng quản trị:
Số lƣợng thành viên Hội đồng Quản trị của Công ty là năm (05) ngƣời. Nhiệm kỳ của Hội đồng Quản trị là năm (05) năm. Thành viên của Hội đồng Quản trị có thể đƣợc bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế. Tổng số thành viên của Hội đồng quản trị độc lập không điều hành phải chiếm ít nhất một phần ba tổng số thành viên Hội đồng quản trị. Hội đồng quản trị là cơ quan có đầy đủ quyền hạn để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty trừ những thẩm quyền thuộc về Đại hội đồng cổ đông.
* Ban kiểm soát:
Ban kiểm soát là tổ chức thay mặt cổ đông để kiểm soát mọi hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản trị và điều hành Công ty. Ban kiểm soát của Công ty gồm 03 (ba) thành viên, do Đại hội đồng cổ đông bầu và bãi miễn với đa số phiếu bằng thể thức trực tiếp hoặc bỏ phiếu kín, trong đó ít nhất phải có một thành viên có chuyên môn về kế toán. Ban kiểm soát bầu một thành viên làm Trƣởng ban.
* Ban Tổng Giám đốc:
Ban Tổng Giám đốc của Công ty gồm có 01 Tổng Giám đốc và 03 Phó Tổng Giám đốc. Tổng Giám đốc là ngƣời điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ đƣợc giao. Phó Tổng Giám đốc là ngƣời giúp việc cho Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trƣớc Tổng Giám đốc về phần việc đƣợc phân công, chủ động giải quyết những công việc đã đƣợc Tổng Giám đốc ủy quyền và phân công theo đúng Điều lệ và Quy chế quản trị của Công ty.
Nhiệm kỳ của Tổng Giám đốc điều hành là năm (05) năm và có thể đƣợc tái bổ nhiệm. Việc bổ nhiệm có thể hết hiệu lực căn cứ vào các quy định tại hợp đồng lao động. Tổng Giám đốc không đƣợc phép là những ngƣời bị pháp luật cấm giữ chức vụ này, tức là những ngƣời vị thành niên, ngƣời không đủ năng lực hành vi dân sự, ngƣời đã bị kết án tù, ngƣời đang thi hành hình phạt tù, nhân viên lực lƣợng vũ trang, các cán bộ công chức nhà nƣớc và ngƣời đã bị phán quyết là đã làm cho công ty mà họ từng lãnh đạo trƣớc đây bị phá sản.
* Phòng Tổng hợp:
Có chức năng tham mƣu giúp cho Tổng Giám đốc Công ty trong việc thực hiện các phƣơng án sắp xếp và cải tiến tổ chức sản xuất kinh doanh; tổ chức quản lý lao động, giải quyết chế độ, chính sách đối với ngƣời lao động theo luật định và Điều lệ của Công ty; thực hiện công tác hành chính, bảo vệ, y tế và quan hệ giao dịch với các cơ quan, đơn vị theo thẩm quyền. Phòng Tổng hợp có nhiệm vụ:
- Quản lý dự án các khu quy hoạch; - Thực hiện đền bù giải tỏa.
* Phòng Tài chính:
Phòng Tài chính có nhiệm vụ thực hiện các công tác liên quan đến tài chính – kế toán, cụ thể nhƣ:
- Thực hiện công tác kế toán theo các quy định hiện hành;
- Bảo quản, lƣu trữ các chứng từ, hóa đơn, sổ sách tài liệu có liên quan đến công tác tài chính kế toán theo quy định;
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn, trung hạn, dài hạn. Chủ trì xây dựng, trình sửa đổi, bổ sun Quy chế tài chính của Công ty;
- Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác số liệu về tài sản, vật tƣ, tiền vốn để tham mƣu cho Ban điều hành ra các quyết định chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác tài chính kế toán;
- Cung cấp thông tin, số liệu kế toán kịp thời, đầy đủ, trung thực, minh bạch cho tổ chức, cá nhân theo quy định của Pháp luật và Điều lệ Công ty;
…
* Phòng Kỹ thuật:
Phòng Kỹ thuật có nhiệm vụ thực hiện các công việc liên quan đến: - Giám sát thi công Dự án;
- Quản lý dự án Khu quy hoạch của Thành phố; - Quyết toán công trình công ty làm bên thi công; - Quản lý dự án đầu tƣ kinh doanh;
- Công tác kế hoạch. * Phòng Công trình:
Phòng Công trình có nhiệm vụ thực hiện các công việc sau:
- Trực tiếp tổ chức thi công các công trình do Tổng Giám đốc giao đảm bảo tiến độ, chất lƣợng.
- Mua vật tƣ, công cụ dụng cụ phục vụ cho thi công. - Quản lý chi phí các công trình đƣợc giao.
- Tổ chức nghiệm thu và lập hồ sơ khối lƣợng hoàn thành. Trình cấp vốn.
- Quyết toán công trình hoàn thành. Lập hồ sơ hoàn công. Bảo vệ quyết toán.
* Ban Quản lý dự án đầu tƣ:
Ban Quản lý dự án đầu tƣ đƣợc Hội đồng Quản trị quyết định thành lập để quản lý thực hiện dự án từ khi dự án đƣợc phê duyệt cho đến khi quyết toán vốn đầu tƣ. Ban Quản lý dự án đầu tƣ chịu trách nhiệm trƣớc Hội đồng Quản trị theo nhiệm vụ cụ thể đƣợc giao và quyền hạn đƣợc ủy quyền.
* Trung tâm tƣ vấn thiết kế xây dựng:
Trung tâm tƣ vấn xây dựng là đơn vị hạch toán phụ thuộc của Công ty, có chức năng: tƣ vấn giám sát công trình xây dựng; tƣ vấn thiết kế công trình dân dụng công nghiệp, thủy lợi, hạ tầng kỹ thuật khu đô thị; tƣ vấn đo đạc bản đồ.
* Ban ISO:
Ban ISO đƣợc thành lập từ nhân viên các phòng/ban để thực hiện công tác ISO; thực hiện các công việc theo chỉ đạo, điều hành của đại diện lãnh đạo (MR); thƣờng trực ISO thay mặt Ban để liên hệ với đơn vị tƣ vấn, trình ban hành các văn bản ISO; viết các quy trình, hƣớng dẫn, quy định, sổ tay chất lƣợng,… theo phân công; triển khai thực hiện hệ thống quản lý chất lƣợng ngay tại đơn vị; phối hợp hoạt động giữa các bộ phận, đơn vị - các thành viên trong ban ISO, đôn đốc, kiểm tra tình hình áp dụng, tuân thủ Hệ thống quản lý chất lƣợng tại các đơn vị và báo cáo trực tiếp cho MR để giải quyết; tổ chức thực hiện đánh giá nội bộ theo quy trình đánh giá nội bộ; đề xuất các nội dung liên quan đến việc xây dựng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lƣợng.