Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 27)

8. Kết cấu của luận văn:

1.1.6. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và

hội và môi trường

a. Vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế

Hoạt động du lịch có tác dụng làm biến đổi cán cân thu chi của đất nước. Du khách quốc tế mang ngoại tệ vào đất nước có địa điểm du lịch, làm tăng thêm nguồn thu ngoại tệ của đất nước đó. Ngược lại, phần chi ngoại tệ sẽ tăng lên đối với những quốc gia có nhiều người đi du lịch ở nước ngoài. Trong phạm vi một quốc gia, hoạt động du lịch làm xáo trộn hoạt động luân chuyển tiền tệ, hàng hóa, điều hòa nguồn vốn từ vùng kinh tế phát triển sang vùng kinh tế kém phát triển hơn, kích thích sự tăng trưởng kinh tế ở các vùng sâu, vùng xa...

* Tác động tích cực: - Góp phần làm tăng GDP

- Tham gia tích cực vào việc phân phối lại TNQD giữa các vùng của một quốc gia

- Góp phần củng cố sức khoẻ cho ND lao động, góp phần làm tăng NSLĐXH.

- Góp phần cân bằng cán cân thanh toán q.tế - Khuyến khích và thu hút vốn đầu tư nước ngoài

- Tăng nguồn thu ngân sách cho các địa phương và quốc gia - Thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác

* Các tác động tiêu cực:

- Nếu phát triển du lịch quốc tế thụ động quá tải dẫn đến việc làm mất thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế, gây áp lực cho lạm phát

- Dễ tạo ra sự phụ thuộc của nền kinh tế vào ngành dịch vụ du lịch nếu tỷ trọng của ngành du lịch trong GDP lớn

b. Vai trò của ngành du lịch đối với xã hội

Góp phần giải quyết việc làm : các ngành dịch vụ liên quan đến du lịch đều cần một lượng lớn lao động. Du lịch đã tạo ra nguồn thu nhập cho người lao động, giải quyết các vấn đề xã hội.

* Tác động tích cực:

- Tạo công ăn việc làm cho người lao động

- Du lịch làm giảm tốc độ đô thị hoá ở các nước phát triển và hạn chế sự tập trung dân cư căng thẳng ở những trung tâm dân cư.

- Du lịch là phương tiện tuyên truyền, quảng cáo cho nước chủ nhà về thành tựu kinh tế, chính trị, con người, phong tục tập quán, các danh lam thắng cảnh, các di tích văn hoá lịch sử, các làng nghề truyền thống,...

- Du lịch làm tăng thêm tầm hiểu biết chung về xã hội của người dân địa phương thông qua khách du lịch đén từ địa phương khác và từ nước ngoài. - Du lịch làm tăng thêm tình đoàn kết hữu nghị, mối quan hệ hiểu biết

của nhân dân giữa các vùng với nhau và giữa các quốc gia với nhau. * Tác động tiêu cực:

- Tạo ra sự mất cân đối và mất ổn định trong việc sử dụng lao động của một số ngành do tính thời vụ trong hoạt động du lịch

- Gây ra một số tệ nạn xã hội và các tác hại sâu xa khác đến đời sống tinh thần của một dân tộc do kinh doanh các hình thức du lịch không lành mạnh

- Làm ô nhiễm môi trường hoặc ảnh hưởng đến tài nguyên thiên nhiên của đất nước

d. Vai trò của ngành du lịch đối với bảo vệ môi trường

* Tác động tích cực:

- Có kinh phí để bảo vệ môi trường: Bao gồm kinh phí đóng góp trực tiếp từ khách du lịch (thông qua việc thu phí bảo vệ môi trường), kinh phí đóng góp của các đơn vị kinh doanh du lịch (thông qua việc nộp vào NSNN), kinh phí của các tổ chức quốc tế tài trợ cho việc bảo tồn các di sản văn hóa và thiên nhiên.

- Các đơn vị kinh doanh du lịch chủ động trong việc bảo vệ môi trường: Trồng cây xanh, tạo khuôn viên cây cảnh, vệ sinh môi trường xung quanh,…

- Các đơn vị đầu tư làm đẹp môi trường: Môi trường trong đơn vị và môi trường chung của xã hội

* Tác động tiêu cực:

- Rừng bị tàn phá để đầu tư xây dựng các khu du lịch, để cung cấp NVL và đáp ứng nhu cầu ẩm thực.

- Tài nguyên bị khai thác ko kiểm soát: Tài nguyên đất, nước, không khí, tài nguyên biển, tài nguyên rừng bị khai thác để đáp ứng nhu cầu của KDL.

- Ô nhiễm môi trường: Nước, KK, đất,… bị ô nhiễm do nước thải của các khu du lịch, khí thải từ các phương tiện vận chuyển khách, hệ lụy từ thuốc

trừ sâu của các sân gôn,…

- Tiếng ồn của động cơ, của máy móc thiết bị và sinh hoạt của con người có thể ảnh hưởng đến môi trường sống của các loài động vật hoang dã.

1.2. NỘI DUNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

Có rất nhiều nội dung và tiêu chí để đánh giá sự phát triển du lịch, mỗi nội dung thể hiện một khía cạnh khác nhau và có những biểu hiện khác nhau. Có thể nói, phát triển du lịch là sự phát triển tất cả các nội dung ngoài các yếu tố bên trong là sự đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, tốc độ tăng trưởng khách du lịch, tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận du lịch, thì còn các yếu tố bên ngoài như mở rộng quy hoạch, tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.

1.2.1. Hoàn thiện quy hoạch

Quy hoạch phát triển du lịch nằm trong quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của một quốc gia, một địa phương theo chiến lược phát triển kinh tế-xã hội trong một giai đoạn nhất định.

Quy hoạch du lịch là một phương án tập hợp các yếu tố kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và công nghệ tác động vào các tài nguyên du lịch để hình thành các điểm và khu du lịch nhằm thực hiện mục tiêu đã định trước là thoả mãn nhu cầu đa dạng ngày càng cao của khách du lịch và nâng cao hiệu quả kinh tế – xã hội của địa phương và hoạt động kinh doanh du lịch.

Quy hoạch phát triển ngành du lịch gồm quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và quy hoạch cụ thể phát triển du lịch.

– Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch được xây dựng cho phạm vi cả nước, vùng du lịch, địa bàn du lịch trọng điểm tỉnh, thành phố.

– Quy hoạch cụ thể phát triển du lịch (quy hoạch) được xây dựng cho các khu du lịch quốc gia, khu du lịch địa phương, diểm du lịch quốc gia.

gồm: Khách sạn các hạng, loại, các nhà hàng, các khu vui chơi giải trí, các khu thể thao,..v.v. Điều quan trọng khi quy hoạch xây dựng các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ lưỡng nhu cầu của thị trường để xác định quy mô, cấp, hạng, loại của các cơ sở này, nhằm tạo các tuyến phố chuyên doanh, tránh tình trạng lộn xộn, tập trung các khu vực không đồng đều, gây mất mỹ quan đô thị.

1.2.2. Tăng cường cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch

Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch có thể được chia thành 2 loại là hạ tầng giao thông và hạ tầng trực tiếp phục vụ du lịch.

- Hạ tầng giao thông được huy động để tham gia vào việc khai thác các tài nguyên du lịch nhằm tạo ra và thực hiện các dịch vụ thỏa mãn nhu cầu của khách trong các chuyến hành trình của họ, bao gồm các tố như hệ thống đường xá, phương tiện vận chuyển

- Hạ tầng trực tiếp phục vụ du lịch do các tổ chức, cá nhân tạo ra để khai thác các tiềm năng du lịch, tạo ra sản phẩm dịch vụ, như : hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cơ sở phục vụ ăn uống, các cơ sở kinh doanh thương mại, các công ty lữ hành, nguồn nhân lực….

a. Tăng cường hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cơ sở phục vụ ăn uống

* Tăng cường hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng

Các cơ sở lưu trú đáp ứng nhu cầu về ở trọ của con người khi rời xa nơi cư trú thường xuyên của mình. Căn cứ và nhu cầu và khả năng thanh toán của con người nhiều loại hình cơ sở lưu trú xuất hiện như: khách sạn các hạng loại, nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ, khu du lịch, biệt thự, bungalows, bãi cắm trại..v.v. Tất cả các cơ sở có chung bản chất kinh doanh dịch vụ lưu trú (cho thuê buồng để ở trọ) được gọi ngành khách sạn, đối tượng cho thuê là những người cần nơi ở trọ trong đó chỉ một phần là khách du lịch. Ngành khách sạn

có tính độc lập tương đối với ngành du lịch, muốn phát triển du lịch thì cần phải có ngành khách sạn, nhưng ngược lại khi du lịch chưa phát triển, nhưng xã hội vẫn cần đến ngành khách sạn để phục vụ nhu cầu ở trọ của con người.

Sự hình thành và phát triển hệ thống khách sạn chủ yếu ở những nơi có tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn hoặc ở gần các tài nguyên đó. Vì vậy, phát triển kinh doanh khách sạn có tác dụng khai thác mọi tiềm năng ở địa phương và góp phần thúc đẩy kinh tế địa phương phát triển.

Ngoài ra, với mục đích của con người khi đi du lịch nhằm phục hồi sức khoẻ sau một khoảng thời gian lao động căng thẳng. Có những người đi du lịch để chữa các bệnh của thời đại như: stress, mỡ trong máu, áp huyết, tiểu đường..v.v. Các cơ sở kinh doanh du lịch dựa vào tài nguyên du lịch sẵn có tổ chức các dịch vụ nghỉ dưỡng và chữa bệnh như : Massge, Spa, chữa bệnh bằng nước khoáng, chữa bệnh bằng ngâm bùn, chữa bệnh bằng thuốc dân tộc, bằng chế độ ăn, uống..v.v. nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch. Đây là một xu hướng kinh doanh có rất nhiều triển vọng trong tương lai.

Do đó, để phát triển hệ thống khách sạn, khu nghỉ mát, nghỉ dưỡng cần phát triển về số lượng và chất lượng mới đem lại lợi thế để phát triển du lịch. Về số lượng, cần có nhiều thành phần kinh tế tham gia kinh doanh lưu trú, kể cả đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực khách sạn, với việc tăng số lượng khách sạn, khu nghỉ dưỡng, nghỉ mát góp phần làm tăng số lượng phòng để đáp ứng nhiều hơn nhu cầu lưu trú của du khách. Về chất lượng, tăng cường số lượng khách sạn từ 3 sao trở lên, các khu resort, nâng tầm khách sạn 1 sao, khách sạn đạt tiêu chuẩn tối thiểu để phù hợp với nhiều thành phần khách du lịch, tạo sự thuận lợi, thoải mái khi đến nghỉ ngơi, lưu trú; đội ngũ nhân viên khách sạn như lễ tân, buồng phòng… cần phải được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, đào tạo ngoại ngữ, cách ứng xử… tạo sự chuyên nghiệp trong quá trình phục vụ; cơ sở vật chất hiện đại, sạch sẽ…

* Tăng cường cơ sở phục vụ ăn uống

Ăn uống là nhu cầu thiết yếu và cơ bản nhất của con người để tồn tại và phát triển. Cùng với sự phát triển kinh tế, với đời sống nhân dân tăng lên, nhu cầu về các dịch vụ phục vụ ăn, uống tăng nhanh nên các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống phát triển mạnh mẽ và đa dạng (nhà hàng, quán ăn nhanh, bar..v.v) và trở thành một ngành kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao trong nền kinh tế nói chung và ngành du lịch nói riêng.

Ăn uống không chỉ thoả mãn nhu cầu sinh lý của con người tồn tại, mà còn thể hiện nền văn hoá mỗi dân tộc, nên được gọi là “văn hoá ẩm thực”. Một trong những nhu cầu quan trọng của khách du lịch là tìm hiểu và thưởng thức các món ăn đặc trưng của mỗi dân tộc, nền văn hoá dân tộc thông qua các món ăn dân tộc.

Do đó, mỗi địa phương với những đặc trưng về văn hóa ẩm thực khác nhau sẽ là điểm nhấn thu hút khách du lịch đặc trưng và không dễ bị bắt chước. Tuy nhiên, việc phát huy và duy trì các cơ sở nhà hàng, quán ăn vừa đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và đảm bảo các món ăn đa dạng, phong phú là rất khó khăn, cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chức năng và các nhà quản lý, điều hành nhà hàng, quán ăn đó.

b. Tăng cường các cơ sở kinh doanh thương mại

Ngoài nhu cầu lưu trú, ăn uống, giải trí, nhu cầu tiêu dùng một số hàng hoá thiết yếu hàng ngày và hàng lưu niệm trở thành một nhu cầu không thể thiếu được của khách du lịch. Chính vì vậy, các cơ sở kinh doanh thương mại (như siêu thị, các cửa hàng bán đồ lưu niệm, thủ công mỹ nghệ kể cả bán thuốc đông y..v.v) đã trở thành những điểm tham quan du lịch đồng thời đáp ứng nhu cầu về mua sắm của khách du lịch.

Kinh doanh thương mại không chỉ đáp ứng nhu cầu hàng hoá cho khách du lịch có ý nghĩa chiến lược với sự phát triển nền kinh tế nói chung và

phát triển ngành du lịch nói riêng, thực hiện chiến lược xuất khẩu tại chỗ hàng hoá thu ngoại tệ với hiệu quả cao, đồng thời thúc đẩy sản xuất phát triển, đặc biệt là khôi phục được các ngành, nghề truyền thống.

c. Mở rộng hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển

Xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng đồng bộ, cải tạo, nâng cấp hệ thống giao thông nội thị tạo điều kiện thúc đẩy ngành du lịch phát triển. Nhất là quan tâm quy hoạch, xây dựng và nâng cấp hệ thống giao thông gần các khu du lịch góp phần tạo thuận lợi cho nhu cầu đi lại của du khách từ trung tâm đến các địa điểm đó.

Hơn nữa, nói đến du lịch là sự di chuyển của con người ra khỏi nơi cư trú và làm việc thường xuyên. Vì vậy du lịch gắn liền với sự di chuyển và vận chuyển khách du lịch. Vận chuyển du lịch giữ vị trí quan trọng đối với sự phát triển ngành du lịch, hệ thống giao thông vận tải càng phát triển, chất lượng các phương tiện vận tải càng tốt, thì ngành du lịch càng phát triển. Các nhà kinh tế du lịch đã khẳng định, để phát triển du lịch tại một khu du lịch, một địa phương, một đất nước thì nơi đó phải có ít nhất ba trong năm loại phương tiện vận chuyển khách du lịch tới, đó là: đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển và đường sông.

Tổ chức vận chuyển khách du lịch theo các hình thức:

– Do các doanh nghiệp vận tải vận chuyển khách du lịch, nghĩa là ngành du lịch ký các hợp đồng với các doanh nghiệp vận tải để vận chuyển khách du lịch. Đây là hình thức vận chuyển du lịch chủ yếu và có hiệu quả.

– Do các doanh nghiệp du lịch có phương tiện vận chuyển riêng để chuyên chở khách du lịch, áp dụng chủ yếu phương tiện vận chuyển đường ngắn, đi tham quan các điểm du lịch ở địa phương, đưa đón khách. Phương tiện vận tải được sử dụng chủ yếu là xe ôtô, xe thô sơ, đường dây cáp treo.

giao thông, phương tiện vận chuyển cho phù hợp. Phương tiện vận chuyển hành khách đa phần vẫn là các loại xe ô tô, tàu hỏa đáp ứng nhu cầu giao thông đường bộ. Việc kêu gọi được các nhà doanh nghiệp vận tải đầu tư sửa chữa, thay thế các loại xe ô tô lưu thông để đảm bảo an toàn cho du khách, tạo sự tin tưởng, hài lòng của họ đối với các loại phương tiện vận chuyển cũng là thành công lớn trong chính sách phát triển du lịch. Với những khu vực du lịch nằm trển các đảo hay gần hệ thống sông ngòi, biển cần phát triển hệ thống giao thông đường thủy như xây dựng cảng biển, các cây cầu hay tập trung đầu tư các tàu thuyền, ca nô đảm bảo chất lượng, an toàn khi lưu thông để đưa đón khách đi tham quan, nghỉ mát. Hệ thống giao thông đường hàng không cần đặc biệt chú trọng, đây là hệ thống giao thông quan trọng góp phần đưa khách du lịch quốc tế đến gần hơn với sản phẩm du lịch. Do đó cần xây dựng, nâng

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 27)