Thực trạng đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 58)

8. Kết cấu của luận văn:

2.2.4. Thực trạng đa dạng hóa và chất lượng sản phẩm du lịch

Trong những năm qua, với đặc thù cấp quận ngành du lịch của địa phương phụ thuộc rất lớn vào quy hoạch phát triển và đầu tư của thành phố. Tuy nhiên, quận Thanh Khê có rất nhiều tiềm năng cho sự phát triển du lịch, nếu có sự đầu tư, chiến lược phát triển dài hạn của nhà nước thì du lịch quận Thanh Khê sẽ có bước phát triển mới.

a. Du lịch biển

Bờ biển dọc đường biển Nguyễn Tất Thành, thành phố Đà Nẵng có chiều dài trên 15km, có bãi cát trắng thoải dài rất đẹp. Dọc bờ biền có nhiều khu vực tập trung đông dân cư thường trú và tạm trú thuộc quận Liên Chiểu và Thanh Khê, rất có tiềm năng phát triển du lịch. Ví dụ đoạn gần Cầu Phú Lộc, quận Thanh Khê, tập trung nhiều dân thường trú, sinh viên hai trường: Đại học Thể dục Thể thao, trường Cao đẳng Thương mại và công nhân Khu công nghiệp. Số lượng sinh viên, công nhân thường xuyên tắm biển hàng ngày có thể lên đến hàng ngàn người… đặc biệt vào những ngày nắng nóng.

Số lượng nhà hàng, khách sạn dọc đường biển Nguyên Tất Thành mọc lên ngày càng nhiều, thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước.

Tuy nhiên biển Nguyễn Tất Thành chưa thực sự thu hút khách du lịch, khách tắm biển, nghỉ dưỡng trong và ngoài nước, nguyên nhân là do:

- Nước thải Cầu Phú Lộc vào mùa hè bị ô nhiễm nặng, rất hôi thối. Làm ảnh hưởng lớn đến khu vực biển gần cầu Cầu Phú Lộc và toàn bộ vùng biển dọc đường Nguyễn Tất Thành. Làm nước biển ở đây không được trong như các vùng biển khác. Việc tắm biển tại khu vực này rất dễ bị dị ứng da gây

ngứa ngáy, mùi tanh hôi bốc lên rất ảnh hưởng cho người tắm.

- Hiện nay dọc biển Nguyễn Tất Thành thiếu Khu vực thiếu các bãi tắm công cộng quy hoạch, có hệ thống tắm nước ngọt, phòng thay đồ, khu vực vệ sinh, điểm giữ xe, khu vực thể thao cho người dân. Do thiếu hệ thống này nên người dân tắm biển manh mún.

- Vào mùa mưa bão, rác thải từ đất liền theo các mương và cống nước thoát ra biển, khi nước rút để lại một khối lượng lớn rác trên bờ. Một phần ý thức người dân chưa cao, đổ rác và các phế thải ra biển gây mất cảnh quan và ô nhiễm môi trường. Hiện nay chưa có lực lượng nào đảm nhiệm việc quản lý và dọn vệ sinh doc bãi cát đường biển Nguyễn Tất Thành.

- Bãi cát hẹp, ngày càng bị thu hẹp bởi ảnh hưởng của nước biển dâng. - Chưa có đội cứu hộ, cứu nạn trên biển, thiếu sự quan tâm chuyên nghiệp khi tắm biển và các vật dụng phòng chống tai nạn trên biển như phao cứu sinh, phao ngăn khu nước xoáy, khu vực nguy hiểm … gây cảm giác không an toàn khi tắm biển cho người dân.

- Chưa có nhiều khách sạn đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên, khu resort quanh khu vực biển Nguyễn Tất Thành để thu hút khách du lịch trong và ngoài nước đến nghỉ dưỡng.

b. Du lịch văn hóa

* Lễ hội cầu Ngư

16 tháng Giêng Âm lịch hàng năm, hàng ngàn ngư dân làng chài Xuân Hà, quận Thanh Khê tập trung về Đình thờ cá Ông tại vịnh Đà Nẵng (bãi biển Nguyễn Tất Thành, thành phố Đà Nẵng) cùng khai hội cầu Ngư với mong muốn một năm an lành, bội thu.

Là một làng chài ven biển chịu sự tác động mạnh mẽ của đô thị hóa nhưng hội cầu Ngư của các ngư dân làng chài Xuân Hà vẫn duy trì và gìn giữ được những nét văn hóa truyền thống của người dân vùng biển miền Trung.

Lễ hội cầu Ngư làng chài Xuân Hà được thực hiện với sự tham gia của các bậc tiền bối cùng các thế hệ ngư dân làng chài với mong ước cầu chúc cho một năm an lành, biển lặng, thuyền đầy tôm cá.

Từ rất sớm, các lão ngư làng chài Xuân Hà cùng con cháu đã tề chỉnh lễ phục, mâm cúng cùng đội quân hát “Bả trạo” đến trước đình cá Ông trên bãi biển đường Nguyễn Tất Thành để thực hiện các nghi lễ Nghinh Ông cùng màn hát “bả trạo”, hát chèo thuyền….

Theo các lão ngư, Lễ hội cầu Ngư được xuất phát từ Lễ tế Cá Ông (cá Voi), được xem là lễ hội lớn nhất đối với ngư dân miền Trung nói chung và Đà Nẵng nói riêng. Đối với ngư dân, việc thờ phụng Cá Ông không chỉ được xem là sự tôn kính đối với các chư vị thần linh mà còn gắn liền với sự hưng thịnh của cả làng cá. Các nghi thức tế lễ và hoạt động lễ hội mang đậm nét dân gian gắn liền với cuộc sống đời thường, tập tục của cư dân miền biển.

Lễ hội cầu Ngư bao gồm phần lễ và phần hội. Phần lễ gồm hát bả trạo là một phần không thể thiếu của nghi lễ “Nghinh Ông”, tiếp đến là nghi lễ hóa Sớ cúng lễ cầu Ngư, sau đó, các lão ngư sẽ có lời nguyện cầu trước biển và mong ước một năm bình an, cá tôm đầy khoang. Xong phần lễ là đến phần hội với cuộc thi chèo thuyền, kéo co cùng nhiều cuộc thi sôi động khác.

Lễ hội cầu ngư được phục hồi và tổ chức thường niên vào 16 tháng 2 âm lịch. Lễ hội cầu ngư không chỉ mang lại sự phấn khởi tinh thần cho bà con ngư dân địa phương trong mùa đánh bắt hải sản mới, mà tạo được sức thu hút đối với nhân dân địa phương lân cận và khách du lịch đến xem, tìm hiểu. Năm 2014, Lễ hội cầu ngư quận Thanh Khê được sân khấu hóa và tham gia biểu diễn tại Liên hoan văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội. Ngoài ra lễ hội Đình làng Thạc Gián được khôi phục tổ chức 2 năm/ lần đã thu hút du khách bằng những nét đẹp của văn hóa làng xã xưa thông qua hình thức lễ và các trò chơi dân gian.

Mặc dù, Lễ hội cầu Ngư và lễ hội Đình làng Thạc Gián thu hút rất nhiều người tham gia bởi những sinh hoạt văn hóa đặc sắc và tính thiêng liêng của một tín ngưỡng từ lâu đời, nhưng không thực sự là một sản phẩm hấp dẫn đối với du lịch. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để đưa các lễ hội này trở thành lễ hội lớn mang tầm quốc gia, làm thế nào để tuyên truyền quảng cáo khắp cả nước, làm thế nào để nâng cao chất lượng tổ chức lễ hội, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ và vui chơi giải trí đi kèm…. Tuy nhiên, một vấn đề lớn của các lễ hội này là sự hạn hẹp về thời gian và không gian lễ hội. Do vậy, cần phải có sự tiếp cận và đánh giá cụ thể hơn trước khi đưa các lễ hội trở thành một địa điểm du lịch.

* Đình Thanh Khê

Từ tượng đài Mẹ Nhu, theo hướng đường Trần Cao Vân vào sâu độ 500 mét là đến đình Thanh Khê thuộc Phường Thanh Khê Đông, quận Thanh Khê. Tọa lạc trên một thế đất cao, vững chãi, đình Thanh Khê xoay mặt về hướng Đông Bắc, được làm theo kiểu ba gian hai chái, tường xây gạch, mái lợp ngói xi măng. Là một trong 28 đình làng được thành phố Đà Nẵng công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố, đình Thanh Khê đã từng là trung tâm sinh hoạt văn hóa- tín ngưỡng của người dân làng Thanh Khê

Đình Thanh Khê ra đời gắn với công cuộc khai làng lập ấp của người dân, từ lúc " Ngã tổ tôn Bắc địa tùng vương, Nam phương sáng nghiệp, hồng cư vĩnh điện yển dật chi mưu" ( Theo lệnh vua từ Bắc vào Nam mở mang bờ

cõi lập nghiệp). Làng Thanh Khê xưa gồm có sáu xóm: Thanh Phong, Thanh

Thị, Thanh Hòa, Thanh Minh, Thanh An, Thanh Thủy. Cái tên Thanh Khê được các bậc tiền nhân gọi từ khi đến đây khai canh, khai cư.

Thuở ban sơ, đình được xây dựng chỉ với các vật liệu đơn giản như tranh, tre, nứa, đến năm Đinh Mão(1807) đời vua Gia Long thì được xây dựng lại với các vật liệu vững chắc hơn. Từ đó đến nay, đình Thanh Khê đã qua

nhiều lần thay đi, dựng lại, trùng tu vào các năm 1837, 1862, 1965 và lần cuối là năm 2004. Đình là nơi thờ thành hoàng làng, các vị thánh thần, tiền hiền, hậu hiền, những người có công với địa phương; đồng thời là nơi các bô lão hội họp, bàn giải quyết những việc trọng đại, tổ chức các lễ hội văn hóa dân gian gắn liền với làng nghề truyền thống của làng.

Cũng như hầu hết các đình làng tại Đà Nẵng, mặt bằng tổng thể đình Thanh Khê bao gồm cổng ngõ, bình phong và nơi tế tự, sinh hoạt nghi lễ được bố cục theo nguyên tắc đơn tuyến. Từ ngoài vào trong các đơn nguyên kiến trúc theo thứ tự là cổng đình, đến tấm bình phong, đi qua một khoảng sân rộng mới vào công trình chính của đình làng. Tất cả đều nằm trên trục dũng đạo tạo thành một chiều sâu không gian và tăng thêm vẻ uy nghiêm của chốn linh thiêng.

Phía sau bình phong là bàn thờ âm linh, thần Nông, Thổ địa. Bước qua khoảng sân rộng là nhà chính điện, với kết cấu kiến trúc cổ truyền là ngôi nhà rường ba gian hai chái. Ở phần hiên, phía trên mái có biển gạch đề " Thanh Khê đình", hai đầu có lầu chiêng lầu trống, mặt trước tô vẽ hình mai điểu, tùng lộc.

Bên trong đình có ba ban thờ, ban thờ chính giữa thờ Thành hoàng làng, hai ban thờ hai bên thờ Nhị đại tướng quân ( gọi là ông Lang, ông Lại) các vị có công với đất nước và các vị tiền hiền, hậu hiền. Phía trước ban thờ chính đặt hai dãy lỗ bộ.

Thanh Khê là một làng ven biển nên sinh hoạt kinh tế chủ yếu của hầu hết dân làng là đánh bắt cá và chế biến hải sản. Đời sống tâm linh của dân làng gắn với tín ngưỡng cá Ông. Ngoài nhà thờ nghề cá, làng Thanh Khê còn có Lăng Ông thờ cá voi. Hằng năm dân làng chài Thanh Khê thường tổ chức lễ cúng đầu năm là lễ Cầu ngư. Lễ cầu ngư được người dân ( ngư dân) tổ chức lớn và trang trọng. Trong lễ dân làng thường tổ chức rước mô hình ghe thuyền

đánh cá được trưng bày ở nhà truyền thống nghề cá về đình Thanh Khê để làm lễ. Ngoài ra, đình còn có 2 lễ cúng lớn hằng năm, tập hợp đông đủ dân làng tham gia đóng góp tổ chức lễ cúng đầu năm mới: Lễ Thành khiến: vào 7h sáng ngày mùng một tết, cầu cho dân làng một năm mới an lành, làm ăn thịnh vượng, toàn gia hạnh phúc và lễ cầu an trong 2 ngày ( 9 và 10/7 AL)

Chính vì vậy, đình Thanh Khê mang đặc trưng của mái đình làng biển trở thành nơi hội họp, sinh hoạt văn hóa, tín ngưỡng của dân làng, là chốn linh thiêng nơi nhân dân gửi gắm niềm tin và ước vọng vào thế giới siêu nhiên, về thế giới thanh bình " hòa cốc phong đăng" (thóc lúa được mùa) của người dân bao đời nay.

Mặc dù, Đình Thanh Khê được công nhận di tích lịch sử - văn hóa cấp thành phố, nhưng các hoạt động lễ hội, tín ngưỡng cũng như sự thờ phụng nơi này đa phần là những ngư dân sinh sống tại đây tổ chức, các hoạt động khai thác tiềm năng du lịch hầu như chưa có. Do vậy, với một mái đình thiêng liêng, một di tích lịch sử - văn hóa quan trọng như Đình Thanh Khê cần các cơ quan nhà nước vào cuộc để thúc đẩy sự phát triển du lịch nơi đây cũng như du lịch của quận Thanh Khê.

* Đình Thạc Gián

Đình làng Thạc Gián được xây dựng từ rất lâu đời, thuở ban sơ ngôi đình làng được dựng lên bằng tranh tre, vào đời Minh Mạng, đình làng được làm lại bằng gỗ, mái lợp tranh. Năm Tự Đức thứ bảy (1854), ngôi đình kiến tạo bằng gạch, mái lợp ngói âm dương và tiếp tục được tôn tạo vào năm Duy Tân thứ ba (1909), năm Khải Định nguyên niên (tức năm 1916) từ đóng góp của dân làng và đến năm 2009 được trùng tu một lần nữa từ nguồn ngân sách thành phố với kinh phí hơn 4 tỷ đồng. Đình Thạc Gián hiện tọa lạc tại tổ 5, Phường Chính gián, Quận Thanh Khê, Thành phố Đà Nẵng.

Thạc Giản và nhiều cách gọi khác như Thạch Giản, Thạch Gián là mảnh đất được khai phá sớm, vào khoảng nửa thế kỷ XV. Người đầu tiên được nhân dân ghi nhận công lao dẫn đoàn người từ Bắc vào đây khai canh là ông Huỳnh Văn Phước. Sau đó, các bậc tiền nhân của các Tộc: Nguyễn, Lê, Ngô, Phạm, Trương, Trần đã tiếp tục khai canh, khai cư xây dựng nên Làng Thạc Gián ngày càng trù phú và đông đúc.

Trong quá khứ, Thạc Gián là một làng rộng. Cho đến đầu thế kỷ XIX, địa giới: Đông giáp làng Hải Châu và thẳng đến Vũng Rong; Tây giáp làng Xuân Đán, vịnh Đà Nẵng và Nam giáp các làng Bình Thuận, Liên Trì (nay thuộc phường Hòa Thuận Đông, Hòa Thuận Tây, quận Hải Châu).

Mái đình lợp ngói âm dương, bờ nóc được trang trí hình "lưỡng long triều nguyệt" ghép bằng sành sứ, các bờ góc được trang trí hình rùa và phượng. Diềm mái hiên gắn đĩa men lam Huế. Đình có hai bộ phận kiến trúc chính là nhà chính điện và hậu tẩm nối liền phía sau.

+ Chính điện có mặt bằng rộng, có bốn bộ vì kèo theo kiểu thức nhà ba gian hai chái, với năm hàng chân cột, mỗi hàng sáu cột, kê bằng hai lớp đá tảng: lớp trên hình bát giác, lớp dưới hình quả bí.

+ Hậu tẩm được xây dựng bằng gạch, vôi vữa theo lối vòm cuốn tạo lâu giả vươn cao. Hậu tẩm là nời thờ thần Thành hoàng làng và Phi vận tướng quân Nguyễn Phục.

Đáng chú ý ở trước sân đình, hai bên bình phong có cặp voi phục được xây bằng gạch, vôi vữa chầu vào chính điện. Về phía Đông Bắc của đình là miếu âm linh, phía sau đình có một nhà hồi hương được xây dựng bằng gạch, vi kèo, đòn đông bằng gỗ, mái lợp ngói âm dương, nền lát gạch… Nơi đây, ngày xưa là nơi hội họp của các bậc kỳ lão, hương thân, chức sắc. Hai gian tả, hữu mọi người dự họp tùy theo thứ bậc, tuổi tác mà ngồi trước hoặc sau. Đây là nơi để các vị chủ tế, bồi tế, học trò gia lễ, các chấp sự…chuẩn bị lễ phục

trước khi vào tế lễ. Sau khi tế lễ, nhà hồi hương còn được dùng làm nơi dân làng ăn cỗ.

- Nhà trù: là gian nhà dùng làm bếp của đình làng. Nhà trù được xây kế tiếp về phía bên tả của nhà hồi hương. Nhà trù chỉ xây tường gạch, mái ngói.

- Giếng nước: giếng nước được đào bên cạnh nhà trù. Xưa kia, đây là giếng xây đầu tiên và duy nhất, rất sâu, nước giếng trong nên ngoài việc phục vụ cho đình làng thì bà con trong làng còn đến lấy nước về dùng trong các dịp lễ, tết hoặc ngày cúng kỵ của gia đình. Theo những người cao tuổi trong làng thì đây là một trong ba giếng cổ của tổng Bình Thới Hạ. Đó là các giếng Bộng (tại làng Bình Thuận – nay thuộc phường Bình Hiên, Quận Hải Châu); giếng chùa Từ Vân (nay thuộc phường Vĩnh Trung, Quận Thanh Khê).

Trải qua nhiều biến cố lịch sử, đình Thạc Gián là một trong số ít những ngôi đình ở Đà Nẵng còn lưu giữ được những hiện vật hết sức có giá trị: 18 sắc phong và 38 chiếu, chỉ của các triều đại Hậu Lê và Triều Nguyễn, được hình thành với những nét kiến trúc đặc thù. Trong đó, sớm nhất là sắc năm Minh Mạng thứ 7 (1826) và muộn nhất là sắc phong năm Bảo Đại thứ 10 (1935).

Trong quá khứ, đình Thạc Gián là nơi tổ chức và duy trì nhiều lễ hội truyền thống của dân làng, như lễ tế Thu nhị kỳ, lễ hội vào tiét Thanh minh, lễ giỗ tiền hiền, lễ hội tết Nguyên đán, hội thi đọc khánh chúc, diễn tuồng… và nhiều sinh hoạt dân gian khác.

Đình Thạc Gián được Bộ Văn hoá Thể thao công nhận Di tích cấp quốc gia vào ngày 27/8/2007. Ngày 17/4/2011 (tức mùng 10 tháng 3 âm lịch), tại

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 58)