Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 86 - 98)

8. Kết cấu của luận văn:

3.2.6. Giải pháp đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Cần duy trì cân đối giữa phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá và du lịch làng nghề thủ công truyền thống. Vì vậy, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng các chương trình phục vụ du khách là một yếu tố cần thiết. Cụ thể:

- Tăng cường chất lượng và thời gian diễn ra các chương trình lễ hội thu hút khách tham quan. Gắn các hoạt động lễ hội với đời sống thường ngày của người dân để tạo nên sức sống cho các chương trình văn hóa này.

- Cần phát triển thêm loại hình sản phẩm du lịch mua sắm (thông qua các chợ ẩm thực, chợ đêm, chợ cuối tuần....). Hình thành các trung tâm mua sắm hiện đại cho du khách trong nước và quốc tế. Xây dựng tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng.

- Rà soát, xác định trọng tâm các sản phẩm du lịch hiện có cần duy trì và phát triển; nghiên cứu xây dựng sản phẩm mới, có kế hoạch và lộ trình cụ thể như: phố đi bộ, phố ẩm thực; tour sinh thái biển…

du khách về đêm.

a. Du lịch biển

Du lịch biển có thể phát triển mạnh hơn nữa và sẽ mạng lại hiệu quả cao. Tuy nhiên loại hình du lịch này đòi hỏi phải đầu tư lớn vào việc xây dựng cơ sở hạ tầng; thu hút đầu tư từ thành phần tư nhân đặc biệt là đầu tư nước ngoài vào các khách sạn và khu du lịch là rất lớn. Mặt khác, hệ thống cơ sở hạ tầng cần được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước.

Xây dựng trạm xử lý nước thải Cầu Phú lộc để xử lý nước thải trước khi đổ ra biển. Tất cả các cống nước thải đổ ra biển cần được tập trung xử lý trước khi đổ ra biển. Đây là giải pháp cần thiết và quạn trọng nhất để cải tạo và phát triển bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành, trả lại không khí trong lành và hương thơm của biển.

Cần xã hội hóa các bãi biển để tư nhân đầu tư và khai thác các bãi tắm công cộng có đầy đủ hệ thống tắm nước ngọt, phòng thay đồ, vệ sinh, có nhân viên bảo vệ cho người dân được tắm an toàn, có chòi phục vụ ăn uống tại dọc bãi cát tại các bãi biển để phục vụ cho nhu cầu an uống và ngắm, tắm biển của người dân, giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh các bãi tắm công cộng.Phối hợp với Ban quản lý bán đảo Sơn Trà và các khu du lịch tổ chức nghiên cứu khảo sát phát triển các điểm du lịch trên đường Nguyễn Tất Thành thuộc địa bàn quận đến nay đã đưa vào hoạt động 2 bãi tắm và 2 khu vực tập luyện thể thao phục vụ khách du lịch và nhân nhân trên địa bàn quận.

Gây dựng lại tâm lý cho các nhà đầu tư lớn bằng việc: Ưu tiên tiền thuê đất và hình thức thanh toán, nhằm tạo môi trường đầu tư an toàn, thuận lợi. Khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng các khu resort, khách sạn từ 4 sao trở lên. Ngoài ra có thể thu hút đầu tư (bằng nhiều hình thức ưu đãi), xã hội hóa giao tư nhân quản lý, kinh doanh nhiều loại hình thể thao, văn hóa, văn nghệ như: lướt ván, thả diều, lái máy bay mô hình, chèo thuyền kayak, canoeing,

đạp vịt trên biển… Để sản phẩm có sức thu hút cao, bên cạnh các loại hình thể thao trên được tổ chức để khách du lịch và cả người dân địa phương tham gia, cần tổ chức thành các cuộc thi định kì hàng năm hoặc tùy thuộc nhu cầu các đoàn du lịch để tiến hành thi. Ngoài ra, để giữ chân du khách lâu hơn tại địa phương, các cơ sở kinh doanh du lịch trên bãi biển có thể tổ chức các lớp đào tạo một số môn thể thao biển như chèo thuyền kayak, lặn biển, lướt ván,

ca nô kéo dù bay, ca nô kéo lướt ván, mô tô trượt nước… Tuy nhiên, để có thể tổ chức các hoạt động trên thành dịch vụ thu hút khách du lịch, cả cơ quan nhà nước và các cơ sở kinh doanh du lịch cần dọn dẹp vệ sinh môi trường, tạo cảnh quan, quản lý và cải tạo khu vực biển của mình quản lý. Hơn nữa, việc đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia các hoạt động mạo hiểm trên biển cần phải có đội ngũ cứu hộ đáp ứng được cả về số lượng và chất lượng, các phương tiện, vận dụng trong quá trình sử dụng phải an toàn, có những vật dụng bảo hộ cần thiết, được giữ cẩn thận và có sự kiểm tra thường xuyên nhằm loại bỏ những cơ sở vật chất không đảm bảo, tạo niềm tin cho du khách khi tham gia các hoạt động này.

Nhà nước có thể cấp phép cho một số đơn vị vận tải biển hoặc các ngư dân phát triển hình thức du lịch trên biển: du lịch qua đêm trên biển, cùng ngư dân đánh cá… tạo trải nghiệm mới cho du khách. Những ngư dân, sau khi đánh bắt cá có thể tập hợp lại vùng ven biển để hình thành các khu chợ cá tạo điểm nhấn cho phát triển du lịch. Đây không chỉ là góp phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch, mà còn góp phần nâng cao đời sống ngư dân thông qua các dịch vụ phục vụ du khách. Tất nhiên, việc đảm bảo an toàn hàng hải, an toàn phương tiện vẫn được đặt lên hàng đầu khi cấp phép cho ngư dân tham gia hoạt động này, cần thường xuyên có các đoàn thanh tra, kiểm tra các cơ sở kinh doanh lĩnh vực này để đảm bảo an toàn cho du khách.

vào mỗi buổi chiều. Một số du khách hay người dân địa phương, đến biển không chỉ để tắm biển mà còn là thời gian để họ nghỉ ngơi khi nằm trên bãi cát trắng và nghe những bản nhạc du dương từ hệ thống loa dọc ven biển. Điều này sẽ tạo co con người cảm giác nhẹ nhàng, êm dịu, giúp con người tĩnh tâm, nó sẽ rất có ích cho những du khách đi du lịch để nghỉ dưỡng.

b. Du lịch văn hóa

Tài nguyên du lịch văn hóa ở quận Thanh Khê như Đình Thanh Khê, Đình Thạc Gián, Di tích Nhà mẹ Nhu thường có tồn tại thời gian khá lâu, và ít được quan tâm. Do đó, cần đầu tư, tôn tạo và bảo vệ những di tích lịch sử này dựa trên ý kiến chuyên gia để việc cải tạo di tích đảm bảo giữ nguyên, không mất đi giá trị lịch sử, kiến trúc, nét truyền thống, cổ kính vốn có. Muốn làm được điều này cần có sự hỗ trợ, kết hợp giữa các ban ngành thành phố, địa phương và cộng đồng dân cư địa phương.

Lễ hội Cầu Ngư có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thông qua các cuộc thi chủ yếu là các trò chơi dân gian và được kéo dài trong 3 ngày. Tuy nhiên, các hoạt động này chủ yếu do các ngư dân địa phương tổ chức và tham gia. Do vậy, muốn phát triển du lịch cần có nhiều hoạt động hơn nữa và thời gian lễ hội cần kéo dài thêm để thu hút cho các du khách đến tham quan, và có thể tham gia với người dân địa phương, tạo không khí vui vẻ, hòa đồng, góp phần giao lưu văn hóa giữa các vùng miền. Kết hợp các sự kiện ban ngày, cần tổ chức nhiều hơn các hoạt động ban đêm như đốt lửa trại, múa hát, cùng ngư dân giao lưu về cuộc sống và công việc của họ, cắm trại trên biển… để kéo dài thời gian lưu trú của khách du lịch tại lễ hội và tạo dấu ấn khó phai cho du khách.

Mỗi di tích lịch sử, văn hóa đều mang những câu chuyện lịch sử hào hùng, lưu giữ những vật phẩm có giá trị mà không phải ở đâu cũng có. Những câu chuyện lịch sử, câu chuyện thần thoại xung quanh những di tích văn hóa,

lễ hội là những câu chuyện hấp dẫn, mang nét riêng của từng di tích. Tất cả những điều này thu hút khách du lịch đến nghiên cứu, tìm hiểu như Đình Thanh Khê với những câu chuyện về các thành hoàng làng, các vị thánh thần, tiền hiền, hậu hiền, những người có công với địa phương; Đình Thạc Gián với 18 sắc phong và 38 chiếu, chỉ của các triều đại Hậu Lê và Triều Nguyễn; hay di tích nhà mẹ Nhu với những câu chuyện về người mẹ anh hùng, dũng cảm và sự hy sinh to lớn của mẹ cho tổ quốc. Dựa trên những thứ có được đó, cần tăng cường tuyên truyền, quảng bá hình ảnh các di tích văn hóa trên đài truyền hình, báo chí… tới khách du lịch trong và ngoài nước. Kết hợp với các công ty lữ hành, đưa các di tích lịch sử, lễ hội vào tour du lịch để giới thiệu với du khách.

Kết hợp du lịch tham quan nghiên cứu các di tích lịch sử văn hóa với một số loại hình du khác như du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… để chương trình du lịch thêm hấp dẫn, tạo sự hài lòng cho du khách về chuyến du lịch. Theo tuyến đường đi lại để thuận tiện cho du khách, có thể kết hợp du lịch các di tích văn hóa, lịch sử tại quận Thanh Khê với khu du lịch Bà Nà, Đèo Hải Vân… Theo nhu cầu nghiên cứu di tích lịch sử văn hóa của khách du lịch, việc kết hợp các điểm di tích tại quận Thanh Khê với một số điểm khác trên địa bàn Đà Nẵng như Bảo tàng Chăm… sẽ giúp cho du khách hiểu rõ hơn về văn hóa cũng như lịch sử con người Đà Nẵng.

c. Du lịch làng nghề

Dưới góc nhìn của những người làm du lịch, làng nghề muốn gắn với du lịch để phát triển phải có sự bắt tay của các doanh nghiệp. Làng nghề Chả cá và Làng nghề Mây tre phải có đơn vị lữ hành xây dựng sản phẩm và đưa khách đến. Ngoài ra, cần tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị hình ảnh du lịch làng nghề truyền thống trong chương trình du lịch chung của quận và thành phố. Đây là khâu quan trọng, quyết định để hình ảnh làng nghề

đến được với đông đảo du khách trong và ngoài nước.

Cần xây dựng thương hiệu cho Mây tre Thanh Khê, bởi đây là sản phẩm đặc trưng của địa phương, không chỉ mang lại giá trị vật chất mà còn thể hiện giá trị văn hóa, truyền thống của người dân Thanh Khê; nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm, phát triển sản phẩm đa dạng cả về mẫu mã, chất lượng và tạo ra các sản phẩm đặc trưng, phù hợp với hàng lưu niệm - quà tặng phục vụ du lịch. Các sản phẩm làm từ Mây tre ngày càng phổ biến trong sinh hoạt của người dân Việt Nam, từ những chiếc giỏ đựng đồ trong nhà bếp, đến những chiếc ghế, chiếc bàn… tất cả mọi thứ, dưới bàn tay của thợ lành nghề đều trở nên đặc sắc và độc đáo. Việc xây dựng thương hiệu, đăng kí bản quyền sản phẩm sẽ giúp cho các hộ kinh doanh lĩnh vực này có nhiều lợi thế hơn trong việc bán cho các doanh nghiệp lớn hay xuất khẩu ra nước ngoài. Đối với nhãn hiệu Chả cá Thanh Khê đã được Bộ Khoa học và Công nghệ phê duyệt, do đó, chính những hộ gia đình đang kinh doanh mặt hàng này cần phải có nhiều hoạt động thiết thực hơn như tăng cường quảng bá hình ảnh sản phẩm ra công chúng với hình ảnh sản phẩm ngon, độc đáo, đa dạng về chủng loại, vệ sinh an toàn thực phẩm…

Hiện nay, xu hướng du lịch sáng tạo đang hấp dẫn, bởi thế, khách đến làng nghề, đặc biệt là làng nghề Mây tre, không chỉ để ngắm nhìn, mua sản phẩm mà muốn được tham gia, học kỹ năng làm nghề và muốn tự tay tạo ra sản phẩm như một chiếc giỏ xinh xinh về làm quà. Điều quan trọng, làng nghề phải giữ được nghệ nhân, có khu trưng bày sản xuất các mặt hàng, khu showroom để khách trải nghiệm kỹ thuật nghề, xem các nghệ nhân trình diễn. Ngoài ra cũng cần có sự liên kết giữa các làng nghề trong thành phố Đà Nẵng, phải có sự kết nối sâu rộng giữa các làng nghề này để khai thác triệt để những tiềm năng còn bỏ ngỏ như kết hợp làng nghề Chả cá Thanh Khê với làng nghề nước mắm Nam Ô. Đây còn là phương thức nhân lên sức mạnh

thương hiệu, góp phần giải quyết mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển làng nghề trong hội nhập.

Đồng thời, tập trung đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ về du lịch để hình thành một đội ngũ làm du lịch tại chỗ theo hai hướng: Hình thành đội ngũ quản lý và điều hành hoạt động du lịch tại làng nghề; huy động cộng đồng dân cư tại làng nghề tham gia vào quá trình hoạt động du lịch. Trong đó, ưu tiên vinh danh những nghệ nhân và khuyến khích những nghệ nhân này trực tiếp hướng dẫn khách du lịch tham gia vào quá trình hướng dẫn sản xuất sản phẩm cho các du khách.

Để đưa các làng nghề trên địa bàn quận Thanh Khê vào khai thác du lịch cần rà soát lại các điều kiện hạ tầng, các dịch vụ phục vụ du lịch. Hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho làng nghề như xây dựng đường giao thông thuận tiện, điện nước, công nghệ thông tin, đặc biệt chú trọng xử lý môi trường tại các làng nghề tạo cảm giác sạch sẽ, thuận lợi cho du khách.

Một yếu tố nữa khi đẩy mạnh phát triển các làng nghề truyền thống đó chính là việc bảo vệ môi trường, cảnh quan sinh thái. Thực trạng phổ biến hiện nay là sự phát triển của làng nghề truyền thống tại các điểm du lịch luôn đi kèm với sự ô nhiễm môi trường như việc chế biến Chả cá Thanh Khê chủ yếu làm từ các loại cá, nếu không có quy trình vệ sinh an toàn sẽ gây nên tình trạng mất vệ sinh, nồng nặc mùi tanh của cá, điều này sẽ gây nên mất hình ảnh khi du khách đến tham quan. Chính vì thế cần có những hoạt động cụ thể như: xử lý rác thải hợp vệ sinh, tuyên truyền cho du khách mỗi khi đến thăm các hoạt động làng nghề cần giữ vệ sinh chung và vứt rác đúng nơi quy định.

3.3. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện các giải pháp trên, luận văn kiến nghị một số vấn đề chủ yếu sau:

thành phố có chủ trương đầu tư xây dựng và hoàn thiện hệ thống cây xanh, các điểm sinh hoạt giải trí trên bãi biển dọc đường Nguyễn Tất Thành phù hợp, đáp ứng nhu cầu du lịch. Tăng cường quảng bá và đầu tư cho các hoạt động lễ hội, đình làng (lễ hội cầu ngư, đình làng Thạc Gián,…. .).

- Đề nghị Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng về nghiệp vụ du lịch, công tác quản lý nhà nước về du lịch cho cơ sở .

- Đề xuất thành phố ưu tiên sử dụng quỹ đất sau khi di dời Ga đường sắt để quy hoạch, phát triển các trung tâm thương mại, thiết chế văn hóa, khu vui chơi giải trí phục vụ du lịch.

- Đề nghị quận Thanh Khê xây dựng chiến lược phát triển du lịch quận Thanh Khê đến năm 2020 và xây dựng chiến lược dài hạn đến năm 2030, trên cơ sở đó để mở rộng cơ sở hạ tầng giao thông, phát triển thêm nhiều tuyến phố chuyên doanh, và có nhiều giải pháp để đưa du lịch của quận trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

- Quận cần ban hành các cơ chế chính sách khuyến khích và tạo điều kiện cho các cơ sở kinh doanh lĩnh vực du lịch như giao thông vận tải, khách sạn, nhà hàng, công ty du lịch, các cá nhân ở trong và ngoài nước mở rộng kinh doanh bằng những ưu đãi về thuế, thủ tục hành chính, đất đai…

- Ủy ban nhân dân quận cần thường xuyên tổ chức gặp gỡ các cơ sở

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 86 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)