Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 81 - 84)

8. Kết cấu của luận văn:

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực

Bất kỳ lĩnh vực nào thì yếu tố con người vẫn nắm vai trò then chốt, ảnh hưởng đến tất cả quá trình của mỗi lĩnh vực. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch có chất lượng nhằm đảm bảo tính chuyên nghiệp trong tổ chức hoạt động và phục vụ khách du lịch. Đầu tư nguồn nhân lực ở tất cả các lĩnh

vực du lịch: lữ hành, khách sạn, nhà hàng, hướng dẫn viên, thuyết minh viên, vận chuyển, khu điểm du lịch, cán bộ quản lý nhà nước,... Đây là yếu tố có vai trò quyết định để phát triển du lịch Thanh Khê trong thời gian đến.

Việc xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao đảm bảo đáp ứng được nhu cầu hiện tại và tương lai thì cần thực hiện những nội dung sau:

- Thống kê cụ thể tình hình nguồn nhân lực hiện nay của quận trong ngành du lịch như trình độ học vấn, thời gian công tác, kinh nghiệm làm việc…, kết hợp với việc kiểm tra lại những kết quả hoạt động trong thời gian qua, trên cơ sở đó đề xuất ra một kế hoạch đào tạo thiết thực.

- Kế hoạch đào tạo hỗ trợ nguồn nhân lực phải được thông báo đến các doanh nghiệp (kể cả doanh nghiệp nhà nước và tư nhân) đang hoạt động trong lĩnh vực du lịch. Chính họ là bộ phận lớn sử dung nguồn nhân lực, và đi sát với nhu cầu thực tế nên sẽ đóng góp những ý kiến hữu ích trong việc xây dựng và thực hiện kế hoạch. Ngoài ra, cần phải kết hợp đào tạo trong nước tại các trường như Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Trường Cao đằng Thương Mại, Trường Trung học nghiệp vụ Thăng Long, Trường Đại học Duy Tân… với đào tạo ở nước ngoài thông qua hợp tác quốc tế về du lịch, tạo tiền đề phát triển nguồn nhân lực phục vụ du lịch mang tầm quốc tết. Cần xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể, riêng biệt cho từng đối tượng sau:

+ Nhân viên phục vụ: đây là lực lượng quang trọng đối với dịch vụ du lịch trong tất cả các lĩnh vực như nhà hàng, khách sạn, điểm du lịch…, người lao động cần phải qua đào tạo nghề, đạt trình độ tối thiểu. Ưu tiên đào tạo ngoại ngữ và tay nghề chuyên môn cho đội ngũ này, bảo đảm phục vụ tốt khách du lịch, nhất là khách du lịch nước ngoài. Điều quan trọng đối với những đối tượng này trong quá trình làm du lịch là thái độ, cách cư xử đối với khách du lịch, do đó, cần phải được bồi dưỡng về nghệ thuật ứng xử, cách xử lý trong những tình huống đột xuất… không chỉ từ những giáo viên, sách vở

về vấn đề này mà còn phải có sự liên hệ thực tế từ kinh nghiệm của những người có thâm niên trong lĩnh vực này, để đào tạo không chỉ mang tính hình thức, rập khuôn.

+ Hướng dẫn viên du lịch: là cầu nối giữa khách du lịch và nhân dân địa phương, họ là những người am hiểu tường tận mọi sản phẩm du lịch tại địa phương, những tập tục văn hóa, sinh hoạt truyền thống để hướng dẫn khách, làm nổi bật được giá trị nhiều mặt của điểm tham quan tạo hứng thú và say mê khám phá cho các đối tượng khách du lịch, do đó cần có trình độ đào tạo cao hơn, chuyên nghiệp hơn, nhưng cũng cần phải có niềm đam mê, yêu nghiệp, giỏi ứng xử, hiểu biết rộng và sâu về lịch sử, các di tích, văn hóa thiên nhiên, các sản phẩm phi vật thể và những thuần phong mỹ tục của các điểm du lịch. Ngoài ra, các hướng dẫn viên du lịch ngoài các ngôn ngữ phổ biến cần phải học như tiếng Anh, tiếng Trung, cũng cần phải được đào tạo để có khả năng giao tiếp các ngôn ngữ khác như tiếng Hàn, tiếng Nhật, tiếng Thái Lan, tiếng Đức, tiếng Pháp… để đáp ứng nhu cầu đi du lịch của mọi đối tượng khách quốc tế. Hướng dẫn viên cần ý thức được mình là nhân tố quang trọng tác động trực tiếp đến khách du lịch và cộng đồng dân cư tham gia vào bảo vệ môi trường.

+ Cán bộ quản lý: tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ quản lý và nhân viên nghiệp vụ trong các khách sạn, doanh nghiệp lữ hành, các cơ sở dịch vụ phục vụ khách du lịch, khu, điểm du lịch trên địa bàn quận Thanh Khê, gắn liền với tiêu chí phải là một người giỏi điều hành, thạo nghiệp vụ, có khả năng quản trị nhân sự và tầm nhìn chiến lược về thị trường. Người quản lý phải được đào tạo từ căn bản, có năng lực, sáng tạo và nhạy bén trong hội nhập.

- Ngoài việc đào tạo mới và đào tạo lại nguồn nhân lực, cần ưu tiên tuyển dụng các sinh viên đã tốt nghiệp đại học, hoặc có chứng chỉ, văn bằng

liên quan lĩnh vực du lịch để tạo nguồn lao động có trình độ phù hợp, thuận tiện cho việc đào tạo chuyên sâu và nâng cao về sau. Hơn nữa, lãnh đạo quận Thanh Khê hay các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch nên có các chính sách để thu hút người tài như chính sách lương theo cơ chế thị trường, hỗ trợ nâng cao trình độ...

- Tổ chức các khóa đào tạo nâng cao nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ tại chỗ cho con em các gia đình tại địa phương. Quận Thanh Khê có mật độ dân số cao nhất thành phố Đà Nẵng, do đó, việc đào tạo cho người dân trong quận về các hoạt động du lịch, ngoại ngữ một mặt tạo việc làm, xóa đói giảm nghèo, một mặt tạo ra nguồn nhân lực du lịch tại chỗ, đáp ứng kịp thời lực lượng lao động cho các cơ sở kinh doanh lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)