8. Kết cấu của luận văn:
2.3.2. Hạn chế, khó khăn
Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố nhưng chưa có sự quy hoạch, gắn kết đến cấp quận, phường; sản phẩm du lịch và các dịch vụ vui chơi, giải trí còn thiếu và yếu.
Giá cả nhiều mặt hàng như xăng dầu, lương thực, thực phẩm… thường xuyên bị biến động đã ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tham gia lĩnh vực giao thông vận tải, kinh doanh thương mại, ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu đi lại và mua sắm của du khách.
Với chức năng cấp quận chủ yếu là thực thi đường lối, chủ trương, chính sách của cấp trên, nên không thể đề ra được các cơ chế, chính sách ưu
đãi vượt trội để phát triển ngành du lịch.
Đầu tư nguồn vốn ngân sách nhà nước vào lĩnh vực du lịch còn hạn chế, chưa thu hút đầu tư các nguồn vốn bên ngoài.
Chất lượng lao động, nguồn nhân lực trong các ngành du lịch chưa đồng đều, thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao.
Mặc dù, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch ngày càng được đầu tư cả về số lượng và chất lượng nhưng số lượng các cơ sở đạt chuẩn quốc tế còn thấp, chưa có các khu resort, khu nghỉ dưỡng.
Sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chủ yếu là phát triển du lịch biển, các loại hình du lịch văn hóa và làng nghề truyền thống chưa thực sự được quan tâm, việc trùng tu các di tích chưa đạt kết quả cao.
Quỹ đất dành cho phát triển du lịch trên địa bàn quận chưa được thành phố quan tâm, xét duyệt.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Trong chương này, tôi đã khái quát được bức tranh tổng thể về tình hình phát triển du lịch tại quận Thanh Khê, thành phố Đà Nẵng qua việc phân tích các nội dung ảnh hưởng đến sự phát triển ngành du lịch của quận. Thực trạng của ngành du lịch thông qua nguồn dữ liệu thứ cấp của các cơ quan, đơn vị liên quan đã phản ảnh được những mặt mạnh, mặt yếu về quy hoạch, về cơ sở hạ tầng, về nguồn nhân lực, về xúc tiến quảng bá, hoạt động các doanh nghiệp và sự phối hợp liên ngành... Kết quả có được từ chương 2 là những điểm mấu chốt để chúng ta có thể hình thành nên các hướng giải pháp nhằm khắc phục được hạn chế đang tồn tại và giúp du lịch tại quận Thanh Khê phát triển tương xứng với tiềm năng vốn có của mình.
CHƯƠNG 3
GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.1.1. Căn cứ phát triển
Theo Quyết định số 7388/QĐ-UBND ngày 25/9/2009 của UBND thành phố Đà Nẵng về việc “Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Thanh Khê đến năm 2020”. Trong đó có nêu:
“Phát triển du lịch của Quận trước mắt cũng như lâu dài phải gắn kết chặt chẽ với hệ thống du lịch của thành phố và của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, đặc biệt trên tuyến đường Nguyễn Tất Thành và vịnh Đà nẵng.
Khuyến khích tạo điều kiện thuận lợi để hình thành các dịch vụ khách sạn, nhà hàng tại Trung tâm Quận, và các đường phố chính như Nguyễn Tất Thành, đường Trường Chinh, Điện Biên Phủ v.v..
Đa dạng các sản phẩm dịch vụ, khai thác các tài nguyên du lịch, hình thành các điểm tham quan du lịch gắn với các địa danh, địa điểm có thể thu hút khách du lịch.”
Đối với việc định hướng phát triển giao thông vận tải nhằm phục vụ du lịch được nêu rõ trong Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội quận Thanh Khê đến năm 2020 như sau:
-Đường hàng không: Nâng cấp, mở rộng và xây dựng mới cảng hàng
không quốc tế Đà Nẵng có quy mô và chất lượng ngang tầm với các nước trong khu vực. Hoàn chỉnh hệ thống giao thông trong và ngoài khu vực sân bay, nhằm đáp ứng nhu cầu phục vụ phát triển cửa ngõ vào thành phố bằng đường hàng không.
-Đường sắt: Sớm có kế hoạch di dời ga Đà Nẵng ra khu vực ngoài địa bàn quận. Cải tạo nâng cấp tuyến đường sắt cũ thành tuyến đường bộ, đồng thời xây dựng tuyến tàu điện trên không phục vụ nhu cầu đi lại và du lịch.
-Đường bộ: Sớm có quy hoạch chi tiết mạng giao thông đô thị, định hướng lâu dài cho việc phát triển các tuyến trục chính và khớp nối với mạng giao thông chính của thành phố. Mở rộng và xây dựng mới kịp thời các tuyến đường có nhu cầu phát triển giao thông vận tải, đặc biệt các khu dân cư nằm trong dự án cơ sở hạ tầng ưu tiên. Từng bước phát triển hệ thống giao thông kiệt, hẻm, đặc biệt các tuyến kiệt chính để các loại xe cơ giới có điều kiện vào được. Đồng thời, hoàn tất việc bê tông hoá kiệt hẻm.
Điều này cho thấy rằng, việc phát triển du lịch quận Thanh Khê là việc làm cần thiết và đang thực sự được quan tâm bởi các nhà lãnh đạo, các chuyên gia... tại quận và cả thành phố. Do đó, các chính sách, các quy định mới về lĩnh vực này sẽ sớm được ban hành để góp phần đưa ngành du lịch tại quận đi lên trong tương lai.
Ngoài ra, với những cơ hội trong việc toàn cầu hóa, hội nhập sẽ tác động đến sự phát triển kinh tế nói chung và du lịch nói riêng của các quốc gia trên thế giới cũng như của quận Thanh Khê. Hơn nữa, Đà Nẵng là thành viên Tổ chức xúc tiến du lịch các thành phố khu vực châu Á. Đây là những động lực lớn để phát triển du lịch không chỉ mang tầm quốc nội mà còn có thể mang tầm quốc tế.
Các sản phẩm du lịch tại quận Thanh Khê như đã phân tích ở trên khá đa dạng, nhưng chưa thật sự là điểm đến hấp dẫn cho du khách, bởi việc phát triển du lịch ở đây các năm trước chưa thật sự được quan tâm đúng mức, mới chỉ dừng lại ở phát triển tư nhân, riêng rẻ, manh mún, nhỏ lẻ, mà chưa có sự tập trung, quy hoạch tổng thể, chính sách dài hạn cho vấn đề này. Vì vậy cần có những giải pháp cụ thể để giải quyết nhanh tình trạng hiện nay.
3.1.2. Mục tiêu phát triển
Du lịch quận Thanh Khê gắn liền với các hoạt động du lịch của thành phố, chịu sự tác động trực tiếp từ các chính sách, quy hoạch chung của thành phố. Do đó, phát triển du lịch của quận phải gắn kết chặt chẽ với hệ thống du lịch của thành phố và vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, các định hướng phát triển du lịch của quận cũng phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng như quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam. Bởi, việc du lịch phát triển tại một khu vực không chỉ ảnh hưởng đến chính khu vực đó, mà còn là hình ảnh của cả một thành phố, cả một đất nước.
Với đặc điểm là địa phương có nhiều lễ hội, nhiều đình làng mang tính văn hóa - lịch sử cấp thành phố và cấp quốc gia, để thu hút khách du lịch cần khuyến khích, kêu gọi đầu tư phát triển các lễ hội này, đặc biệt là Lễ hội Cầu ngư, Lễ hội Đình làng Thạc Gián để trở thành lễ hội lớn, tạo điều kiện cho nhân dân địa phương tham gia vui chơi.
Ngoài ra, với địa hình bờ biển Nguyễn Tất Thành trải dài, rất thuận lợi cho phát triển các hoạt động vui chơi, giải trí trên biển, vì vậy quận cần phải phối hợp chặt chẽ hơn với các ngành liên quan của thành phố hình thành thêm các bãi tắm công cộng, nhà hàng, khách sạn, các khu nghỉ dưỡng ven biển quy mô lớn, chất lượng cao có khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực và thế giới.
Bên cạnh đó, mục tiêu về giữ gìn an ninh, chính trị và trật tự an toàn xã hội cũng được đặt ra với tầm quan trọng cao. Du lịch an toàn là mục tiêu để thu hút khách, còn đối với một địa phương, đó là điều kiện để đảm bảo du lịch phát triển, là cơ hội cho việc mở rộng hợp tác quốc tế.
Tất cả điều này hướng tới mục tiêu chung là xây dựng, phát triển, khai thác, quảng bá du lịch quận là điểm đến không chỉ hấp dẫn bởi các hoạt động
từ du lịch nghỉ ngơi đến các loại hình du lịch tìm hiểu, khám phá, mà còn là khu vực lưu trú văn minh, tiện ích, an toàn cho du khách và các tổ chức.
3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
3.2.1. Giải pháp mở rộng quy hoạch
Hiện nay, không chỉ riêng quận Thanh Khê mà hầu như tại các đị phương khác của nước ta, việc lập quy hoạch phát triển của ngành du lịch chưa gắn liền với thực trạng và xu hướng phát triển trong tương lai. Hơn nữa, nếu quá trình xây dựng chiến lược phát triển, lập quy hoạch phát triển ngành du lịch có ít đối tượng tham gia thì các quy hoạch này không thể đảm bảo chất lượng; không tập trung trí tuệ của nhiều tổ chức, cá nhân và điều quan trọng nhất là không gắn liền với thực tế; nói cách khác nếu không gắn kết được quy hoạch với lợi ích lâu dài của doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư thì cả doanh nghiệp và cộng đồng dân cư đều không quan tâm đến công tác quy hoạch và việc triển khai thực hiện công tác đó.
Vì vậy, khi đã có chiến lược phát triển tốt thì bước tiếp theo là các cơ quan, đơn vị, bộ phận có liên quan phải cùng phối hợp với nhau để xác định mức độ ưu tiên cho từng khu vực, từng dự án cụ thể; trên cơ sở đó mới có kế hoạch thực hiện đồng bộ các khâu. Từ đó, các giải pháp, chương trình được xác định trong kế hoạch thực hiện mới đảm bảo sự gắn kết chặt chẽ với mục tiêu ban đầu đã đề ra.
Nội dung cụ thể cần đạt được như sau:
- Tiếp tục duy trì và phát triển các tuyến phố chuyên doanh: tuyến phố nhà hàng, dịch vụ ăn uống đường Nguyễn Tất Thành, tuyến phố điện tử - kỹ thuật số đường Hàm Nghi, tuyến phố cơm niêu đường Nguyễn Tri Phương, tuyến phố kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ, sản phẩm phục vụ du lịch, hàng lưu niệm đường Nguyễn Đình Tựu.
- Hình thành các tuyến du lịch giữa các địa điểm du lịch để tạo sự thuận tiện cho du khách khi đến tham quan các khu di tích văn hóa, lịch sử, các làng nghề thủ công truyền thống tại quận. Cần có kế hoạch trùng tu theo từng giai đoạn cho các di tích văn hóa, lịch sử.
- Phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành liên quan trong quá trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch. Đặc biệt chú ý đến vấn đề tham gia của cộng đồng trong quá trình lập quy hoạch cũng như quá trình thực hiện quy hoạch, cần chuyển hướng từ lập kế hoạch theo đầu vào sang cách lập kế hoạch dựa trên kết quả.
- Chú ý đến công tác quy hoạch các vị trí để xây dựng hệ thống các cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị, khu vui chơi giải trí, nhà hàng, quán ăn đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch.
- Các kế hoạch cũng phải có cơ chế theo dõi và đánh giá thường xuyên để có thể phát hiện và giải quyết kịp thời các khó khăn vướng mắc, và khi cần thiết có thể điều chỉnh việc phân bổ nguồn lực.
3.2.2. Giải pháp phát triển cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch
a. Giải pháp phát triển hệ thống khách sạn, cơ sở phục vụ ăn uống
Như đã phân tích ở chương 2, hệ thống khách sạn, khu nghỉ dưỡng, cơ sở phục vụ ăn uống tại quận Thanh Khê còn thiếu và yếu, chưa có các khu resort, khu nghỉ dưỡng mang tầm quốc tế để thu hút loại khách du lịch cao cấp hơn.
Đầu tư xây dựng mới để mở rộng số phòng khách sạn theo dự báo đã điều chỉnh, nâng cấp hệ thống khách sạn, nhà hàng hiện có để đáp ứng nhu cầu phát triển du lịch. Yêu cầu của hệ thống cơ sở vật chất của mỗi loại hình khách sạn, nơi lưu trú của du khách phải đảm bảo tiện nghi, hiện đại, đảm bảo mỹ thuật, vệ sinh, hệ thống xử lý chất thải theo tiêu chuẩn… tất cả điều đó phải phù hợp với từng đối tượng du khách, và mức chi tiêu cho hoạt động du lịch.
Yếu tố hiện đại của hệ thống cơ sở vật chất tại các khu khách sạn, khu nghỉ dưỡng phải có sự kêt hợp hài hòa với nét truyền thống của địa phương để tạo không khí gần gũi, hài hòa với thiên nhiên như truyền thống nghề biển với những dấu ấn, màu sắc biển cả, làng chài kết hợp với yếu tố hiện đại. Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% trong tổng số phòng đạt tiêu chuẩn xếp hạng.
Lãnh đạo quận Thanh Khê cần có nhiều chính sách ưu đãi kêu gọi các công ty nước ngoài đầu tư vốn để xây dựng các khu resort, các khu nghỉ dưỡng trên tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành như thuế đất, thuế GTGT, giảm quy trình về giấy tờ, thủ tục... Hơn nữa, quận cần có chính sách hỗ trợ về vốn cho các cơ sở lưu trú nhằm nâng tầm khách sạn, từ 1 - 2 sao lên 3 – 4 sao trong tổng thể quy hoạch không gian đô thị của thành phố để phục vụ tốt hơn cho mọi hình thức khách du lịch, cơ sở phục vụ ăn uống đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Cơ sở ăn uống, nhà hàng tại quận Thanh Khê đa số chưa đảm bảo tiêu chuẩn, chủ yếu là các cơ sở ăn uống nhỏ lẻ, tự phát, yêu cầu vệ sinh thực phẩm chưa cao. Vì vậy, quận cần quan tâm, hỗ trợ các cơ sở này về vốn và đất đai để tăng cường mở rộng quy mô. Thường xuyên thanh tra, kiểm tra các cơ sở phục vụ ăn uống để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho người dân và du khách khi nghỉ ngơi, ăn uống tại đây.
b. Giải pháp mở rộng hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển
Mở rộng, nâng cấp, xây dựng các tuyến đường tại các địa điểm du lịch và nội thị để thuận lợi cho du khách khi đi du lịch.
Xây dựng kế hoạch định kỳ hàng năm về vốn đầu tư xây dựng, sửa chữa các tuyến phố chuyên doanh, kêu gọi xã hội hóa… nhằm đảm bảo phát triển hệ thống tuyến phố chuyên doanh theo hướng văn minh, hiện đại.
Đầu tư đa dạng các loại hình giao thông đường bộ đáp ứng nhu cầu vận tải hành khách ngày càng tăng.
Ưu tiên về vốn vay và có chính sách khuyến khích để thu hút các nhà đầu tư xây dựng bến tàu, cảng biển, hình thành đội tàu du lịch có chất lượng cao kết hợp với đầu tư các điểm dừng chân phục vụ khách trên tuyến đường biển Nguyễn Tất Thành. Xây dựng những quán ăn, nhà hàng bán các món ăn đặc sản như gỏi cá Thanh Khê, các loại hải sản…; các cửa hàng bán đồ lưu niệm mang đặc trưng của vùng đất Thanh Khê. Để thực hiện được giải pháp này, cần có sự hỗ trợ lớn từ phía thành phố cũng như chính quyền địa phương và cả những người dân địa phương.
Tiếp tục phát triển các tuyến phố chuyên doanh trên địa bàn quận là tuyến phố Lê Duẩn, Hàm Nghi và Nguyễn Tất Thành. Tập trung hoàn thiện và đưa vào khai thác 2 tuyến phố còn lại là đường Nguyễn Đình Tựu và Nguyễn Tri Phương.
c. Giải pháp tăng cường các công ty lữ hành và chiến lược quảng bá – xúc tiến
Tác dụng quan trọng của quảng bá đem lại cho ngành du lịch luôn được thừa nhận. Một sản phẩm du lịch dù có sức hấp dẫn nhưng không có tuyên truyền, quảng cáo thì cũng sẽ chỉ là địa điểm để người dân địa phương lui tới, tham quan. Do đó, cần thường xuyên quảng bá hình ảnh du lịch Thanh Khê thông qua các ấn phẩm như: sách giới thiệu và hướng dẫn du lịch, tập gấp,