Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 36 - 37)

8. Kết cấu của luận văn:

1.2.3. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

Nguồn nhân lực phục vụ du lịch là điều kiện có tính chất quyết định đến việc phát triển hoạt động du lịch. Chất lượng của đội ngũ lao động trong lĩnh vực du lịch đánh giá mức độ phát triển của hoạt động du lịch, do du lịch là ngành dịch vụ, dịch vụ trước hết phụ thuộc vào con người với trí tuệ cao, khả năng sáng tạo các ý tưởng mới lớn.

Số lượng lực lượng lao động nhất là lao động có trình độ chuyên môn tham gia vào lĩnh vực du lịch ngày càng tăng lên sẽ góp phần vào sự phát triển của du lịch. Du lịch phát triển cần số lượng lớn nguồn nhân lực để đáp ứng nhiều công việc liên quan lĩnh vực du lịch như nhân viên khách sạn,

hướng dẫn viên du lịch, nhân viên tại các địa điểm du lịch…

Hơn nữa, con người làm du lịch đòi hỏi phải có kỹ năng nghề nghiệp cao, kỹ năng giao tiếp tốt, có ý thức trách nhiệm cao đối với công việc và giỏi ngoại ngữ. Chính vì vậy, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch là điều kiện không thể thiếu được nhằm phát triển ngành du lịch, đáp ứng nhanh với sự phát triển của thế giới trong ngành du lịch.

Ngành du lịch bao gồm nhiều nghề, lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác nhau, nên khi xác định tiêu chuẩn chất lượng cần phải hướng đến từng nhóm : nhóm những người trực tiếp (những người làm việc trong các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch, các doanh nghiệp du lịch, các đơn vị sự nghiệp trong ngành du lịch) và gián tiếp tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch (các cơ quan, các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư nơi khách du lịch đến thăm quan).

- Nhóm gián tiếp (lãnh đạo, quản lý, nhà nghiên cứu, đào tạo…) : phải có tài trong lãnh đạo, quản lý, sử dụng và biết cách giữ người tài, phải có tâm trong thu phục lòng người, phát huy lòng yêu nghề, khả năng cống hiến và sáng tạo, phải có tầm nhìn xu hướng của ngành du lịch trong mối quan hệ với thế giới và hiện trạng đất nước, dự báo và có kế hoạch sánh ngang, vượt qua đối thủ.

- Nhóm trực tiếp (lễ tân, phục vụ buồng, bàn, hướng dẫn viên…) : phải đảm bảo các yêu cầu về đạo đức nghề nghiệp, kỹ năng nghề, khả năng sáng tạo, kỹ năng sống, phối hợp công việc, trình độ ngoại ngữ…

Vì vậy, để đánh giá mức độ phát triển du lịch của một địa phương, tùy từng nhóm người cụ thể sẽ có những cách đánh giá khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển du lịch tại quận thanh khê, thành phố đà nẵng (Trang 36 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)