8. Kết cấu của luận văn:
1.2.6. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch
Nhu cầu đi du lịch của con người ngày càng được mở rộng do đời sống con người ngày càng được cải thiện. Con người không chỉ làm ra để phục vụ nhu cầu cuộc sống hằng ngày như ăn, mặc, ở, hay tiết kiệm cho tương lai, mà
xu hướng đi du lịch để khám phá, để hưởng thụ cuộc sống, để đem lại những trải nghiệm mới cho bản thân. Vì vậy, nhu cầu của khách du lịch về các sản phẩm du lịch cũng ngày càng đa dạng, do đó, các sản phẩm du lịch cũng phải được đa dạng hóa và nâng cao chất lượng để theo kịp nhu cầu đó.
Tại mỗi địa phương, tùy từng đặc điểm cụ thể, việc tổ chức tour đưa khách du lịch đi thăm quan các di tích lịch sử, các công trình kiến trúc văn hoá, tôn giáo, ở các công viên, sở thú, vườn bách thảo, viện bảo tàng, lễ hội dân gian, làng quê, làng nghề, nơi danh lam thắng cảnh, các vùng sinh thái tự nhiên hấp dẫn ..v.v là một hoạt động cơ bản và cốt lõi của du lịch. Tuy nhiên, con người khi đi du lịch bao giờ họ cũng có nhu cầu mở mang nhận thức về thế giới chung quanh của mình và đây là điểm cốt lõi của các chương trình du lịch. Để đáp ứng nhu cầu của khách đòi hỏi các nhà kinh doanh du lịch phải có trí tuệ và sức sáng tạo để biến các tài nguyên du lịch trở thành điểm tham quan hấp dẫn có sức thu hút mọi người đến tham quan lớn. Mặt khác, tại các nơi khách đến tham quan, các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại đây phải đảm bảo chất lượng phục vụ cao nhằm không ngừng nâng cao danh tiếng, uy tín của điểm đến.
* Đa dạng hóa sản phẩm du lịch:
- Gia tăng số lượng các sản phẩm riêng rẽ bằng cách tạo ra sản phẩm mới hoặc bổ sung hoàn thiện sản phẩm hiện có.
- Liên kết nhiều dịch vụ thành sản phẩm trọn gói mới như: Du lịch biển – Du lịch làng nghề - Du lịch văn hóa
- Đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, bao gồm phát triển cả du lịch biển, du lịch sinh thái nghỉ dưỡng, du lịch văn hóa và du lịch làng nghề.... tạo nên sự hấp dẫn níu chân du khách.
* Nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch: là nâng cao chất lượng các dịch vụ cho khách du lịch, hay nâng cao độ hài lòng trên một dịch vụ cung
cấp cho khách du lịch.
Để nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, địa phương phải thường xuyên xây dựng mới, nâng cấp, bảo tồn… cho các sản phẩm du lịch và đổi mới phương thức phục vụ. Đồng thời, tại mỗi điểm du lịch, các công ty du lịch cần phải thường xuyên tìm hiểu nhu cầu, tâm lý của du khách để đáp ứng đúng và phù hợp với nhu cầu của khách ngày càng tốt hơn. Đội ngũ nhân viên cần phải có sự chuyên nghiệp, sự hiếu khách, thân thiện. Môi trường du lịch phải được vệ sinh, an toàn. Hơn nữa, cần phát triển các sản phẩm du lịch mang phong cách mới lạ, độc đáo,... góp phần mang lại sự hài lòng cho du khách.
Ngoài ra, việc đánh giá chất lượng sản phẩm du lịch, ngoài việc phân tích mức độ tăng trưởng về số lượng và chủng loại sản phẩm du lịch, mà còn phải đánh giá được mức độ hài lòng, sự thỏa mãn của khách du lịch và gia tăng khả năng thu hút khách hàng.
1.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH 1.3.1. An ninh chính trị, an toàn xã hội
Đây là điều kiện quyết định cho các hoạt động du lịch phát triển. Chiến tranh, các cuộc xung đột vũ trang trong từng khu vực, sự bất ổn định về chính trị đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển du lịch. Điều này được minh chứng rằng, du lịch trên thế giới chỉ phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới lần thứ II(1945), đất nước Irăc mặc dù nổi tiéng với vườn treo Bavilion, là trung tâm của nền văn minh Trung Đông, nhưng do chiến tranh và nội chiến nên hoạt động du lịch không thể phát triển. Ở Việt Nam, trong những năm kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, hoạt động du lịch rất hạn chế.
Bất cứ một đất nước hoặc một vùng lãnh thổ hoặc địa phương nào không đảm bảo được điều kiện về an ninh, an toàn cho khách du lịch thì không thể phát triển hoạt động du lịch. Con người đi du lịch với nhiều mục
đích trong đó có mục đích được đảm bảo an ninh, an toàn tính mạng, thoái mái về tinh thần, vì thế những địa điểm du lịch dù có nổi tiếng đến đâu, nhưng điều kiện trên không đảm bảo thì không thể nào thu hút được khách du lịch. Khu du lịch Bali (Indonexia) nổi tiếng trong khu vực và trên thế giới thu hút rất nhiều khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới, nhưng chỉ một sự kiện khủng bố tại khu du lịch này, số lượng khách đã giảm sút nghiêm trọng. Trong những năm qua, số lượng khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam không ngừng tăng và nước ta được đánh giá là” điểm đến du lịch an toàn và thân thiện của khu vực và thế giới”.
1.3.2. Giao thông vận tải
Yếu tố giao thông vận tải cũng là một trong những nhân tố chính cho sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Nó ảnh hưởng đến sự phát triển của du lịch trên hai phương diện: số lượng và chất lượng. Sự phát triển về số lượng làm cho mạng lưới giao thông vươn tới mọi miền trái đất. Chất lượng của phương tiện giao thông ảnh hưởng đến chuyến du lịch ở các mặt: tốc độ, an toàn, tiện nghi, giá cả…
Mạng lưới giao thông rộng lớn làm rút ngắn khoảng cách về thời gian vận chuyển đi lại, tạo sự an toàn cho khách trong suốt cuộc hành trình, để lại ấn tượng tốt đẹp cho du khách ngay từ những tiếp cận đầu tiên. Đối với mỗi loại hình du lịch khác nhau thì sự đóng góp của giao thông phát triển ở những khía cạnh khác nhau. Cần đảm bảo phát triển hệ thống giao thông đường bộ để thuận tiện cho việc đi lại, phát triển hệ thống giao thông đường thủy để phục vụ các hoạt động du lịch gắn với sông nước, hệ thống đường hàng không được đầu tư để đón khách quốc tế tới các khu du lịch. Xây dựng nhiều đường xá, tuyến đường mới, không chỉ có các tuyến đường quốc lộ mà cả những tuyến đường vào tận các bản làng để đưa du lịch đến với mọi vùng đất, mọi địa hình. Nói chung, ngành giao thông phát triển tạo đà cho du lịch phát triển.
1.3.3. Công nghệ thông tin
Sự phát triển công nghệ thông tin không tạo ra sản phẩm du lịch, nhưng là yếu tố góp phần quan trọng trong quảng bá xúc tiến, đưa sản phẩm du lịch gần với mọi người. Tạo điều kiện cho người đi du lịch trong việc tìm kiếm thông tin du lịch theo nhu cầu. Đồng thời công nghệ thông tin góp phần đẩy ngành du lịch của con người gần gũi với nhau.
Các ứng dụng trực tuyến trong ngành du lịch đã mang những ý tưởng kinh doanh du lịch đến với khối lượng người dùng khổng lồ thông qua mạng Internet, cùng với đó giảm chi phí so với các phương pháp quảng bá truyền thống. Các ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến cũng giảm thời gian liên lạc giữa các công ty du lịch và người sử dụng dịch vụ, nhờ vào tốc độ ngày càng cải thiện của các ứng dụng công nghệ thông tin cũng như tốc độ Internet. Thay đổi phương thức tiếp cận dịch vụ của các công ty du lịch và người du lịch dựa vào công nghệ thông tin cũng góp phần làm cân bằng thêm mối liên hệ giữa các công ty quản lý du lịch và người du lịch.
Internet là yếu tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến du lịch vì Internet cho phép người du lịch tìm hiều và thu thập thông tin về các địa điểm du lịch nội địa và quốc tế, bên cạnh đó các ứng dụng này cũng như giúp các công ty du lịch tìm hiểu về xu hướng du lịch của người dùng. Điều này góp phần tăng cường mối liên kết toàn cầu, cũng như thúc đẩy sự sát nhập du lịch trên toàn thế giới.
Trong tương lai, các ứng dụng công nghệ thông tin dành cho ngành du lịch sẽ tiếp tục phát triển về cả quy mô và chất lượng. Các ứng dụng công nghệ thông tin trực tuyến sẽ trở nên ngày càng phổ biến với cả những người cung cấp dịch vụ lẫn người sử dụng dịch vụ du lịch trong tương lai. Hơn nữa, với tốc độ tăng trưởng du lịch khá ấn tượng hiện nay và những năm tiếp theo cùng với sự phát triển nhanh, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động sản xuất
kinh doanh của các doanh nghiệp trong hoạt động lữ hành, nhà hàng, khách sạn, cũng như việc quảng bá hình ảnh du lịch tại một địa phương, hay một quốc gia sẽ càng có hiệu quả hơn, góp phần đáng kể để phát triển du lịch.
1.3.4. Khả năng tài chính của khách du lịch
Khả năng tài chính của khách du lịch cũng là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của du lịch. Ngành du lịch chỉ phát triển khi có khách du lịch. Nhân tố hình thành nên khách du lịch bao gồm thời gian rỗi, động cơ – nhu cầu đi du lịch, sở thích và quan trọng nhất là mức thu nhập của khách du lịch. Chúng ta thấy rằng khả năng tài chính của cá nhân mỗi du khách đóng vai trò rất quan trọng trong việc thúc đẩy bước chân của du khách tham gia cuộc hành trình.
1.3.5. Văn hóa
Mỗi quốc gia có các yếu tố văn hóa khác nhau, điều đó tạo nên nét độc đáo riêng cho mỗi nước. Các đối tượng văn hóa là cơ sở để tạo nên các loại hình du lịch văn hóa phong phú. Nó mang tính phong phú, đa dạng, độc đáo, tính truyền thống và tính địa phương. Mặc khác, nhận thức văn hóa còn là yếu tố thúc đẩy động cơ du lịch của khách. Nhu cầu tìm hiểu các danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc… sẽ kích thích sự tò mò của du khách.
Với một số lễ hội đã bị thương mại hóa, cư dân địa phương phụ thuộc hoàn toàn vào du lịch để kiếm sống và giao dịch thương mại, thì những lễ hội đó trở nên xô bồ, nhếch nhác, che lấp mất giá trị quý giá vốn có của nó. Không ít nơi, di tích bị xâm hại, bị làm mới, mất đi giá trị nguyên gốc. Người ta chỉ biết đến lợi ích trước mắt mà không nghĩ đến chuyện lâu dài, khi di sản bị làm méo mó, mất giá trị, liệu còn ai biết đến để tham quan du lịch nữa.
Mỗi điểm du lịch, bên cạnh những nét văn hóa đặc trưng tạo dấu ấn riêng cho du khách, thì những cử chỉ, thái độ, hành động không chuẩn mực của một số số đối tượng sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển du lịch.
1.3.6. Chính sách phát triển du lịch
Nhận thức vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội nhiều nước đã xác định “phát triển du lịch là quốc sách”, hoặc “đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn”, việc xây dựng các cơ chế, chính sách, luật pháp, tiến hành thực hện cơ chế quản lý gọn nhẹ, hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động kinh doanh du lịch nhằm tạo điều kiện cho du lịch phát triển là điều kiện mang tính quyết định. Đó là việc xây dựng cơ chế chính sách tạo điều kiện thuận lợi và dễ dàng cho: khách du lịch quốc tế vào ra, cho việc đầu tư, liên doanh, liên kết các cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cho việc phát triển các loại hình dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách du lịch, việc phát triển cơ sở hạ tầng cho hoạt động du lịch phát triển..v.v. Nhiều nước xây dựng cơ chế miễn thị thực cho khách du lịch nước ngoài nhằm thu hút nhiều khách hoặc có chính sách khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực khách sạn và du lịch..v.v. Xây dựng Luật Du lịch, Luật Khách sạn, Luật Hướng dẫn viên du lịch, Luật Đại lý du lịch…v.v để tạo một môi trường pháp lý cho hoạt động du lịch phát triển.
Chính sách phát triển du lịch là chìa khóa dẫn đến thành công trong việc phát triển du lịch. Nó có thể kìm hãm nếu đường lối sai với thực tế hoặc không nhằm mục đích du lịch. Chính sách phát triển du lịch thường được quy định bởi Tổ chức du lịch thế giới đối với các nước thành viên và chính sách của cơ quan quyền lực tại địa phương, quốc gia đó. Tuy nhiên, tại từng địa phương căn cứ vào khả năng thực tế mỗi vùng để đưa ra chính sách phù hợp.
1.3.7. Vốn đầu tư
Bất kỳ một ngành nghề nào thì tìm kiếm vốn đầu tư luôn là vấn đề nan giải, cần tìm biện pháp giải quyết. Bởi, phát triển du lịch được thể hiện ở khả năng đảm bảo nguồn vốn để đầu tư cho du lịch và đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn.
Vốn đầu tư giúp duy trì, nâng cấp và mở rộng phát triển các sản phẩm du lịch và các dịch vụ liên quan. Để đưa du khách đến với các địa điểm du lịch, trước hết cần phải đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng như hệ thống giao thông, phương tiện vận chuyển… Muốn giữ chân du hách phải đầu tư xây dựng, tôn tạo các khu du lịch, xây dựng cơ sở lưu trú, hoàn chỉnh hệ thống thôn tin liên lạc, cung cấp năng lượng, nước sạch cho các khu du lịch… Muốn gia tăng nguồn thu từ khách du lịch phải đầu tư vốn để tạo ra các sản phẩm du lịch đa dạng, phong phú và hấp dẫn. Do đó, việc đầu tư vốn vào lĩnh vực du lịch sẽ tạo điều kiện cho du lịch phát triển, khai thác tốt các tiềm năng và bảo vệ cảnh quan môi trường.
Vốn đầu tư du lịch gồm nhiều nguồn như : vốn nhà nước, vốn tự có, vồn huy động từ bên ngoài (ngân hàng, cộng đồng dân cư, vốn nước ngoài). Trong đó, vốn đầu tư nước ngoài là một nguồn vốn có tiềm năng lớn. Để đảm bảo nguồn vốn đầu tư cho các mục tiêu phát triển ngành du lịch ở một địa phương, cần có giải phấp tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chỉ tập trung huy động vốn nước ngoài, mà quên đi vai trò và nguồn lực của nhà nước trong việc định hướng phát triển du lịch trong tương lai. Do đó, cần phải có sự kết hợp hài hòa giữa vốn nhà nước, vốn tự có và vốn nước ngoài để bảo trách nhiệm của từng đối tượng.
Mặc dù vậy, từ khâu thu hút vốn đầu tư, hoạt động vốn hiệu quả, duy trì nguồn vốn đó luôn đòi hỏi phải có chiến lược phát triển du lịch trong ngắn hạn và dài hạn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Nội dung chương 1 đã khái quát cho chúng ta các khái niệm cơ bản liên quan đến du lịch như khái niệm về du lịch, khách du lịch, sản phẩm du lịch, tài nguyên du lịch, vai trò của ngành du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và các loại hình du lịch. Đồng thời, nội dung trong chương cũng đã nêu các nội dung về tiêu chí đánh giá du lịch phát triển như quy hoạch, cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch, số lượng khách du lịch, và doanh thu dịch vụ du lịch. Ngoài ra, sự phát triển du lịch còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố bên ngoài tác động như an ninh chính trị, an toàn xã hội, giao thông vận tải, công nghệ thông tin, văn hóa…. Các nội dung này làm cơ sở cho việc đánh giá thực trạng phát triển du lịch của quận và cũng là nền tảng cho việc định hướng các giải pháp có khoa học.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
TẠI QUẬN THANH KHÊ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
2.1. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, VĂN HÓA – XÃ HỘI QUẬN THANH KHÊ