7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Phân tích về công tác tổ chức thực hiện hoạt động cho vay HKD
HKD của ngân hàng thƣơng mại
- Công tác tổ chức cho vay: Các Chi nhánh ngân hàng thƣơng mại đều tuân theo cách thức tổ chức vay theo quy định của Hội sở chính và đƣợc điều chỉnh linh hoạt:
+ Hàng năm Hội sở chính giao chỉ tiêu cụ thể về hoạt động cho vay đến từng chi nhánh, trong đó có chỉ tiêu cho vay Hộ kinh doanh. Các chỉ tiêu cho vay đƣợc Chi nhánh giao về cho lãnh đạo phòng và phân bổ cho mỗi nhân viên để hoàn thành chỉ tiêu đƣợc giao.
+ Mảng cho vay khách hàng cá nhân trong đó có cho vay Hộ kinh doanh thƣờng giao cho một lãnh đạo Chi nhánh NHTM phụ trách chung và điều hành để đạt đƣợc mục tiêu chung, sắp xếp bố trí phân trách nhiệm nhân
viên hợp lý để đảm bảo thực thi chính sách tín dụng linh hoạt và tuân theo một quy trình cho vay thống nhất.
- Phân cấp thẩm quyền phê duyệt tín dụng của Hội sở đối với Chi nhánh, mỗi ngân hàng đều đƣợc thể hiện bằng văn bản tùy thuộc vào đặc điểm mỗi TCTD mà phân cấp khác nhau. Nhƣng nhìn chung mức phán quyết cho vay tối đa đƣợc xác định đối với một khách hàng dựa trên:
Tính chất, khả năng hoạt động từng thành phần kinh tế; Mức độ tín nhiệm của đối tƣợng vay; Trình độ quản lý, quy mô hoạt động của từng chi nhánh; Mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng trên cùng một địa bàn; Giới hạn cho vay tối đa đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật.
- Xác lập quy trình cho vay thống nhất
Quy trình là những quy định các bƣớc thực hiện để đạt đƣợc những mục tiêu đề ra. Quy trình cho vay là tổng hợp các nguyên tắc quy định của ngân hàng trong việc cấp tín dụng, trong đó xây dựng các bƣớc đi cụ thể theo một trình tự nhất định kể từ khi chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp tín dụng cho đến khi chấm dứt quan hệ tín dụng. Đây là một quá trình bao gồm nhiều giai đoạn mang tính chất liên hoàn, theo một trật tự nhất định, đồng thời có quan hệ chặt chẽ và gắn bó với nhau.
Quy trình cho vay là cơ sở cho việc xây dựng một mô hình tổ chức thích hợp tại ngân hàng. Trong đó, nhiệm vụ của các phòng, ban, bộ phận chức năng đƣợc xác định rõ ràng các công việc có liên quan đến hoạt động cho vay, từ đó làm cơ sở phân công trách nhiệm cho từng vị trí. Hơn nữa, với mục tiêu này công tác quản trị nhân sự tại ngân hàng sẽ đƣợc điều chỉnh kịp thời cho hợp lý và có hiệu quả nhất.
Dựa vào quy trình cho vay, ngân hàng sẽ thiết lập thủ tục hành chính cho phù hợp với những quy định của pháp luật và đảm bảo an toàn trong kinh doanh. Thiết lập các thủ tục vay vốn phải thích hợp đối với từng nhóm khách
hàng, từng loại cho vay, cũng nhƣ kỹ thuật tín dụng để cung cấp đầy đủ các thông tin cần thiết, nhƣng không gây phiền hà cho khách hàng, cũng nhƣ tiết kiệm thời gian cho cả 2 bên.
+ Quy trình cho vay HKD chung áp dụng trong các NHTM: Bƣớc 1: Hƣớng dẫn và tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay
Nhiệm vụ chủ yếu của nhân viên ngân hàng trong giai đoạn này là tiếp xúc, thông báo điều kiện vay đối với khách hàng cụ thể với từng khách hàng cụ thể với những mục đích sử dụng vốn đã định. Nhân viên có trách nhiệm hƣớng dẫn cho khách hoàn chỉnh các thủ tục giấy tờ. Thực hiện thời gian thực hiện giai đoạn này chủ yếu phụ thuộc vào khách hàng. Kết thúc giai đoạn là hành vi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay.
Bƣớc 2: Phân tích và thẩm định tín dụng
Đối với HKD ngân hàng cần phân tích và thẩm định các yếu tố:
Các thông tin về ngƣời vay có đầy đủ và chính xác? Lịch sử tín dụng? Nơi thƣờng trú có ổn định? Sức khỏe có vấn đề gì bất thƣờng? Hôn nhân có vấn đề gì bất thƣờng? Nghề nghiệp (đã và đang làm gì? Có liên quan gì đến kế hoạch đầu tƣ đang vay? Hiện tại đang làm thuê hay tự kinh doanh? Công việc có lâu dài, có ổn định? Hiện tại công việc thế nào?)
Nguồn trả nợ: Ngƣời vay đề nghị nguồn trả nợ nào? Nguồn đó có đảm bảo không?Nguồn đó có hoàn toàn trong tầm kiểm soát của ngƣời vay không? Nếu ngân hàng cho vay và sau đó ngƣời vay bị chết, lúc đó phải làm thế nào để thu nợ?
Tình trạng tài chính: Đã từng bị phá sản chƣa? Tài sản hiện có (thuê hay sở hữu? duy nhất hay đồng sở hữu?) Tài sản bảo đảm có thích hợp không? Tài sản ngƣời vay có sẳn sàng chƣa?Thu nhập từ công việc, hoạt động kinh doanh? Có ổn định?
Bƣớc 3: Quyết định cho vay, thƣơng lƣợng ký kết HĐTD và hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan
Cơ sở để ra quyết định tín dụng: ngoài các thông tin đƣợc chuyển giao giai đoạn trƣớc, ngƣời ra quyết định còn cần phải dựa vào những cơ sở sau:
Thông tin cập nhật từ thị trƣờng và các cơ quan chức năng; Chính sách tín dụng của ngân hàng, những quy định về hoạt động tín dụng của NHNN. Nguồn cho vay của ngân hàng; Kết quả thẩm định tín dụng.
Bƣớc 4: Giải ngân
Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã ký kết trong hợp đồng. Phƣơng thức giải ngân phụ thuộc vào nội dung cam kết của hợp đồng. Thƣờng có các phƣơng pháp giải ngân chính nhƣ: Giải ngân 1 lần hoặc nhiều lần; Giải ngân bằng tiền mặt, chuyển vào TK tiền gửi, chuyển trả thẳng cho ngƣời thụ hƣởng.
Bƣớc 5: Giám sát, thu hồi và thanh lý hợp đồng vay
(1) Giám sát tín dụng: là nhằm kiểm tra việc thực hiện các điều khoản đã cam kết theo HĐTD nhƣ: Khách hàng sử dụng vốn đúng mục đích không? Kiểm soát mức độ rủi ro tín dụng phát sinh trong quá trình sử dụng vốn; Theo dõi và ghi nhận việc thực hiện quy trình tín dụng của các bộ phận có liên quan tại ngân hàng.
(2) Công tác thu nợ: Khách hàng có trách nhiệm và nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và đầy đủ nhƣ trong cam kết theo hợp đồng. Các phƣơng pháp thu nợ: Thu gốc và lãi một lần vào cuối kỳ hạn trả nợ; Thu gốc một lần khi đến hạn, thu lãi định kỳ; Thu nợ gốc và lãi theo nhiều kỳ hạn.
(3) Tái xét tín dụng và phân hạn tín dụng: Tái xét tín dụng là việc tiến hành phân tích trong điều kiện khoản tín dụng đã đƣợc cấp nhằm đánh giá chất lƣợng của khoản tín dụng, qua đó phát hiện các rủi ro để có hƣớng giải quyết kịp thời. Qua đó đánh giá đƣợc hiện trạng tín dụng của ngân hàng.
(4) Xử lý nợ quá hạn, nợ có vấn đề: Nợ quá hạn là những khoản nợ không có khả năng hoàn trả đúng hạn, không đƣợc phép và không đủ điều kiện gia hạn nợ. Trong trƣờng hợp này, ngân hàng chuyển sang nợ quá hạn và áp dụng các biện pháp khắt khe để nhanh chóng thu hồi nợ đầy đủ.