7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.3. Các giải pháp bổ trợ
- Tăng cƣờng nguồn vốn huy động trên địa bàn để đáp ứng tốt hơn nhu cầu vay. Vốn huy động là vốn chính để ngân hàng tiến hành kinh doanh, thực hiện cho vay và đầu tƣ. Do đó, quy mô huy động vốn quyết định quy mô hoạt động tín dụng, đầu tƣ tạo điều kiện gia tăng lợi nhuận. Để bổ sung vốn huy động trong thời gian tới Agribank Gia Lai cần lấy khách hàng là đối tƣợng trung tâm, phấn đấu thỏa mãn tốt nhất yêu cầu của khách hàng. Phân cấp
khách hàng phát triển dịch vụ khách hàng ƣu tiên: đối với khách hàng VIP là những ngƣời có số dƣ tiền gửi lớn ổn định ngoài việc tặng quà trong các ngày sinh nhật, thì còn quan tâm đến các ngày nhƣ Quốc tế phụ nữ 8/3; Tết trung thu, ngày quốc khánh 2/9, ngày phụ nữ Việt Nam 20/10, Tết nguyên đán… và tổ chức cho khách hàng ―vàng‖ đi du lịch nƣớc ngoài cùng với nhân viên ngân hàng hằng năm. Khi khách VIP đến quầy giao dịch không phải xếp hàng chờ lâu mà cần bố trí quầy riêng phục vụ, đƣợc nhận ƣu đãi về lãi suất tiền gửi, phí giao dịch. Nếu khách hàng bận chỉ cần ngồi ở nhà thì bố trí nhân viên đến tận nơi nhận và mở sổ tiết kiệm. Bên cạnh đó, Agribank Gia Lai cần quan tâm sử dụng công cụ lãi suất một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện Gia Lai là một tỉnh miền núi để thu hút tiền nhàn rỗi. Đây là những biện pháp kích thích khách hàng để thu hút mở rộng nguồn vốn huy động.
- Agribank Gia Lai tăng cƣờng phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử đến với khách hàng vay nói chung và HKD nói riêng bao gồm: internet banking, SMS banking, Mobile banking…để khách hàng thuận tiện hơn trong việc trả lãi vay và sử dụng các dịch vụ tiện ích khác nhƣ chuyển tiền, ủy nhiệm chi, mua hàng…Ngoài ra cần phát triển thêm dịch vụ tƣ vấn tài chính đặc biệt là khách hàng cá nhân, HKD.
- Tài trợ các hoạt động xã hội tại địa bàn nhƣ trao học bổng cho học sinh, sinh viên, nhận chăm sóc Bà mẹ Việt Nam Anh hùng…Đây là giải pháp quảng bá thƣơng hiệu để tăng cƣờng khả năng cạnh tranh của Agribank.