7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH
DOANH TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI
Qua kết quả phân tích tình hình cho vay HKD tại Agribank Gia Lai ta rút ra một số kết luận tổng quát sau:
2.3.1. Những kết quả đạt đƣợc
- Mạng lƣới Agribank Gia Lai rộng khắp, mạnh nhất so với các ngân hàng trên địa bàn tỉnh, là ngân hàng gần gũi và có thời gian lâu đồng hành cùng ngƣời dân lâu nhất so với các chi nhánh ngân hàng trên địa bàn Agribank Gia Lai có thế mạnh phát triển khách hàng HKD ở các huyện, thị trong toàn tỉnh.
- Mục tiêu cho vay hộ kinh doanh tƣơng đối phù hợp với môi trƣờng kinh doanh của ngân hàng và đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ với mục tiêu chung của mảng tín dụng cá nhân, có tính linh hoạt trong môi trƣờng cạnh tranh, đạt đƣợc mục tiêu trong 3 năm vừa qua về tăng trƣởng dƣ nợ, khách hàng, giữ vững thị phần, tăng tính cạnh tranh.
- Công tác tổ chức cho vay HKD đảm bảo an toàn hiệu quả. Tuân thủ theo sự điều hành, văn bản chỉ đạo của Hội sở, giao chỉ tiêu rõ ràng đến từng
phòng, từng chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc để gắn vào thi đua hoàn thành tốt nhiệm vụ chỉ tiêu đề ra. Quy trình tín dụng triển khai có kiểm tra kiểm soát thực hiện qua một số khâu độc lập.
- Phƣơng thức cho vay và một số sản phẩm cho vay HKD phù hợp với đặc trƣng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhƣ: cho vay theo hạn mức tín dụng đối với hộ gia đình, sản xuất kinh doanh quy mô nhỏ, cho vay lƣu vụ, cho vay về chính sách giảm tổn thất trong nông nghiệp theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg…
- Dƣ nợ cho vay Hộ kinh doanh hƣớng về nông nghiệp là thế mạnh của Agribank. Tăng trƣởng tín dụng luôn song hành với kiểm soát rủi ro trong cho vay HKD 3 năm qua đã giảm nhanh nợ xấu, đẩy mạnh thu hồi nợ xấu, nợ đã xử lý rủi ro. Quy mô cho vay HKD đều có sự tăng trƣởng qua các năm thể hiện ở 3 chỉ tiêu: Tổng dƣ nợ cho vay, số lƣợng khách hàng, dƣ nợ bình quân hộ.
- Lãi suất cho vay của Chi nhánh tuân thủ với các đối tƣợng ƣu tiên theo quy định của NHNN, lãi suất đƣợc ƣu đãi cho các địa bàn có nhiều đơn vị ngân hàng cùng hiện diện phù hợp với môi trƣờng cạnh tranh. Có chính sách ƣu đãi lãi suất với HKD mua bảo hiểm vay từ 200 triệu trở xuống.
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Những hạn chế
- Thị phần cho vay hộ kinh doanh giảm dần qua các năm. Tốc độ tăng trƣởng số lƣợng khách hàng hộ kinh doanh không đáng kể qua các năm chƣa xứng tầm với mạng lƣới hoạt động chi nhánh.
- Triển khai quy trình cho vay chƣa phù hợp còn nhiều hạn chế nhƣ chƣa tách bạch ngƣời thẩm định và ngƣời quản lý khoản vay đối với khoản vay nhỏ tập trung quá nhiều việc cho CBTD, chƣa có thêm bộ phận hỗ trợ tín dụng, giám sát kiểm tra sau cho vay để tránh việc kiểm tra sau cho vay sơ sài,
chiếu lệ. Thời gian quy định giải quyết một khoản vay tối đa quá dài dẫn đến nhiều khách hàng không hài lòng và mong muốn đƣợc giải quyết nhanh hơn.
- Phƣơng thức cho vay còn chƣa đa dạng chủ yếu cho vay theo phƣơng thức truyền thống là cho vay từng lần, chƣa phát huy hiệu quả các phƣơng thức nhƣ cho vay theo hạn mức tín dụng trong thời gian dài 3 năm, cho vay lƣu vụ là những phƣơng thức rất phù hợp với đặc điểm của địa bàn tỉnh Gia Lai mà những phƣơng thức này mang tính cạnh tranh cao vì chƣa có đơn vị ngân hàng nào trên địa bàn triển khai. Chƣa phát triển thêm các các phƣơng thức cho vay mới nhƣ theo mô hình chuỗi giá trị nông sản và cho vay thấu chi tài khoản phục vụ sản xuất kinh doanh, cho vay phát triển trang trại để phục vụ cho HKD có vòng quay vốn liên tục.
- Nguồn nhân lực của Chi nhánh có độ tuổi trung bình cao (trung bình 39 tuổi), một cán bộ tín dụng còn quản lý một số lƣợng lớn khách hàng, nên tạo áp lực lớn trong công việc dẫn đến CBNV ít năng động, sáng tạo, thiếu tính chủ động tìm đến khách hàng và giải quyết công việc còn chậm, chƣa linh hoạt, kém nhạy bén và nắm bắt thông tin thị trƣờng.
- Cho vay theo ngành nghề chủ yếu là truyền thống chiếm tỷ trọng cao trong cho vay ngành nông, lâm nghiệp, chƣa chú trọng cho vay trong các ngành thƣơng mại, dịch vụ; công nghiệp nhẹ, chế biến, ngành khác, nhƣ vậy cho vay HKD chƣa đa dạng hóa các ngành nghề cho vay dễ gặp rủi ro khi sản phẩm nông nghiệp biến động bất lợi, tính cạnh tranh còn hạn chế. Sản phẩm cho vay HKD còn chƣa phong phú. Trong đó, chủ yếu là sản phẩm tín dụng truyền thống.
- Lãi suất cho vay ngoài các đối tƣợng ƣu đãi quy định của NHNN, Agribank Gia Lai chƣa phân theo từng đối tƣợng khách hàng, số tiền vay, mức độ rủi ro khoản vay.
động cho vay HKD chiếm tỷ lệ cao dễ dẫn đến nợ xấu tăng cao trong thời gian tới.
- Chƣa thực hiện điều tra khảo sát có hệ thống khách hàng vay là HKD. - Mạng lƣới còn chƣa tƣơng xứng với quy mô từng địa bàn: Ở địa bàn TP.Pleiku mạng lƣới dày đặc có tổng cộng 12 điểm giao dịch của Agribank Gia Lai: 1 Chi nhánh cấp 1, 9 chi nhánh cấp 3 và 02 phòng giao dịch, có những chi nhánh chỉ cách nhau chƣa đầy 500 m trên một trục đƣờng nhƣ Chi nhánh Hoa Lƣ và Chi nhánh TP.Pleiku, còn có những huyện địa bàn rộng, kinh tế phát triển nhất là kinh tế nông nghiệp nhƣng chỉ có 01 Chi nhánh hoạt động chƣa khai thác triệt để khách hàng tiềm năng của vùng nhƣ: huyện Chƣ Sê, Thị xã An khê, Thị xã Ayunpa. Ngoài ra, Agribank Gia Lai là Chi nhánh cấp 1 nhƣng quản lý 23 chi nhánh cấp 3 và 8 phòng giao dịch, với dƣ nợ cao trên 11.000 tỷ dẫn đến quá tải việc quản lý chi nhánh và phòng giao dịch trực thuộc.
b. Nguyên nhân
* Nguyên nhân chủ quan
- Thị phần cho vay HKD giảm do Agribank Việt Nam chƣa có chính sách nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới chƣa đƣợc đầu tƣ đúng mức. Các sản phẩm tín dụng chƣa đa dạng, chƣa có sự nghiên cứu và phát triển thƣờng xuyên các sản phẩm mới nên khi đối thủ cạnh tranh có các sản phẩm mới phù hợp với môi trƣờng hiện nay, đáp ứng sự hài lòng khách hàng về lãi suất yêu cầu thì ảnh hƣởng đến khả năng cạnh tranh của Chi nhánh và không giữ đƣợc khách hàng cũ do sản phẩm hiện tại không còn hấp dẫn so với diễn biến mới của thị trƣờng.
- Agribank Gia Lai chịu sự điều hành lãi suất từ Hội sở Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, do vậy thiếu tính chủ động, chƣa tìm hiểu sâu sát lãi suất các đối thủ cạnh tranh trên địa bàn để áp dụng
lãi suất cho vay phù hợp.
- Công tác duy trì khách hàng cũ, gia tăng khách hàng mới chƣa đƣợc
quan tâm chú trọng đúng mức. Cán bộ đƣợc phân công phụ trách địa bàn chƣa chủ động tìm kiếm khách hàng, tận dụng mối quan hệ khách hàng cũ để biết thêm khách hàng mới, chƣa duy trì đƣợc mối quan hệ với cán bộ xã, phƣờng để nắm bắt thông tin về hộ kinh doanh trên địa bàn xã phƣờng phụ trách. Chi nhánh chƣa có nhiều cơ chế để chăm sóc khách hàng tiền vay nhƣ gửi tặng quà trong các ngày sinh nhật, lễ, tổ chức du lịch cho khách hàng có số tiền vay lớn, sử dụng nhiều tiện ích, và kinh doanh hiệu quả hoặc gửi tin nhắn tự động qua điện thoại chúc mừng sinh nhật, lễ đối với khách hàng cũ nhằm duy trì sự gắn bó với ngân hàng.
- Chƣa có quy trình cho vay HKD riêng biệt. Quy định của Hội sở về quy trình cho vay còn chung chung, cho phép ngƣời thẩm định và ngƣời quản lý khoản vay có thể là một ngƣời nên Chi nhánh thực hiện giảm bớt ngƣời tham gia trong quy trình để cán bộ tín dụng làm từ khâu tiếp xúc, thẩm định, và giám sát khoản vay dễ dẫn đến rủi ro nghề nghiệp, quy định thời hạn cho vay còn kéo dài chƣa giải quyết nhanh gọn cho khách hàng. Chƣa quy định rõ thời gian áp dụng tối đa cho từng bƣớc nhằm cải thiện quy trình vay.
- Phƣơng thức cho vay truyền thống nhƣ vay từng lần đã ăn sâu vào nếp nghĩ của khách hàng đến giao dịch, trình độ hiểu biết của HKD còn hạn chế nhất là về lĩnh vực ngân hàng nên nhiều khách hàng không biết đến các phƣơng thức cho vay mới nhƣ hạn mức, lƣu vụ hay đòi hỏi đƣợc vay thấu chi HKD. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng không/thiếu tƣ vấn cho khách hàng về các phƣơng thức cho vay phù hợp với đặc điểm kinh doanh từng khách hàng nên ngân hàng khó đa dạng hóa về phƣơng thức cho vay.
- Agribank Gia Lai là ngân hàng thƣơng mại đầu tiên trên địa bàn, đã có hơn 28 năm xây dựng và phát triển nên tuổi đời của cán bộ nhân viên trung
bình cao là điều tất yếu và bắt đầu đƣợc trẻ hóa dần nhƣng những cán bộ cao tuổi thƣờng chƣa đƣợc đào tạo bài bản và thƣờng theo kinh nghiệm bản thân nên chất lƣợng công việc chƣa cao. Tuổi đời trung bình cao thì đồng nghĩa với tính linh hoạt, năng động kém và ít chiều lòng khách hàng. Do số lƣợng quản lý khách hàng của một cán bộ tín dụng lớn trên nhiều địa bàn xã, phƣờng dẫn đến quá tải không có nhiều thời gian để cán bộ tín dụng trau dồi kiến thức, kỹ năng cơ bản để tiếp thị phát triển khách hàng, thiếu tính chủ động.
- Cho vay tam nông là truyền thống của Agribank Gia Lai trong thời gian qua nên việc đa dạng hóa các ngành nghề còn gặp nhiều khó khăn. Agribank Gia Lai chƣa xây dựng giải pháp cho từng ngành, từng lĩnh vực cụ thể; chƣa hệ thống hóa các thông tin về khách hàng, ngành nghề tiềm năng của tỉnh Gia Lai để phát triển cho vay bảo đảm an toàn hiệu quả hoạt động.
- Nợ nhóm 2 cao do nhiều nguyên nhân:
+ Công tác thẩm định khách hàng, dự án, phƣơng án còn chung chung, sơ sài. Hiện nay hệ thống thông tin tín dụng còn yếu và bị động trong việc thẩm định, làm giảm khả năng nghiên cứu đánh giá khách hàng, dự báo tình hình tín dụng. Công tác đánh giá phân loại khách hàng, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, năng lực tài chính của khách hàng chƣa đƣợc thực hiện thƣờng xuyên và quan tâm đầy đủ. Công tác thu thập thông tin tín dụng chƣa tốt: việc điều tra thu thập thông tin một khách hàng mới chƣa thực sự chủ động và chƣa thăm dò đến uy tín khách hàng vay ở địa phƣơng dễ dẫn đến nợ quá hạn, nợ xấu.
+ Nguyên nhân xuất phát từ đội ngũ cán bộ làm công tác tín dụng, công tác kiểm soát rủi ro trình độ, năng lực, kinh nghiệm còn hạn chế. Tỷ trọng cho vay HKD về nông, lâm nghiệp cao nhƣng cán bộ còn chƣa đƣợc đào tạo bài bản chuyên sâu về lĩnh vực này nên khi thực hiện báo cáo thẩm
định khách hàng vay còn chung chung, sơ sài. Đạo đức nghề nghiệp của một số bộ phận CBTD suy thoái.
+ Kiểm soát nội bộ hoạt động chƣa hiệu quả chỉ bố trí ở Chi nhánh cấp 1 mà số lƣợng chi nhánh cấp 3 và PGD trực thuộc nhiều nên 1 năm không thể tiến hành kiểm tra đồng loạt, và việc tự kiểm tra tại cơ sở mang tính chiếu lệ, qua loa và nể nang, chƣa kịp thời chấn chỉnh nhiều khi cán bộ còn bỏ qua một số bƣớc quy trình nghiệp vụ dẫn đến tiêu cực. Công tác tự kiểm tra của hệ thống kiểm tra kiểm toán nội bộ chƣa sâu, chƣa kịp thời và chƣa chủ động.
- Agribank Gia Lai chƣa xem việc phát triển khách hàng tiền vay là nhiệm vụ trung tâm hàng năm. Việc điều tra khảo sát Agribank Gia Lai có thực hiện nhƣng không tiến hành thu thập ý kiến khách hàng vay là HKD để cải tiến chất lƣợng dịch vụ cho vay HKD.
- Mạng lƣới Agribank Gia Lai hình thành từ rất sớm, đa số thành lập từ năm 2003 trở về trƣớc, chỉ có 01 Chi nhánh cấp 3 (CN Chƣpƣh) hình thành vào năm 2007 do Huyện Chƣpƣh vừa mới thành lập tách ra từ huyện Chƣ sê và thời kỳ đó ngân hàng thƣơng mại đƣợc phát triển ồ ạt trƣớc khi có Thông tƣ 21/2013/TT-NHNN ngày 09/9/2013 của Thống đốc NHNN quy định về mạng lƣới của ngân hàng thƣơng mại và chƣa tính đến hoạt động của các Chi nhánh trực thuộc.
- Hệ thống công nghệ thông tin quản lý khách hàng còn yếu chƣa hỗ trợ nhiều cho đội ngũ cán bộ nghiệp vụ.
* Nguyên nhân khách quan
- Nguyên nhân từ môi trƣờng pháp lý, chính sách: Nhiều chính sách triển khai còn gặp vƣớng mắc nhƣ chính sách cho vay phát triển nông nghiệp nông thôn theo Quy định tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP; Quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách làm giảm tổn thất trong nông nghiệp gặp khó khăn về nguồn vốn cho vay. Riêng chƣơng trình cho vay tái canh cây cà phê
hộ kinh doanh khó tiếp cận đƣợc vốn vay do bất cập về điều kiện vay vốn. Khó khăn trong việc nhận và xử lý tài sản thế chấp ngân hàng: Quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở nông thôn còn chậm ảnh hƣởng đến việc vay vốn của hộ nông dân; quy định về xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn nhƣ thời gian xử lý kéo dài, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan ban ngành.
Bên cạnh đó hiện nay môi trƣờng pháp lý còn nhiều bất cập nhƣ: có quá nhiều quy định pháp luật ảnh hƣởng đến cho vay ngân hàng gây mâu thuẫn, chồng chéo: luật các TCTD, luật dân sự, luật đất đai, các nghị định về giao dịch đảm bảo, luật thi hành án, các quy định của NHNN, của Hội sở… Việc các nguồn luật mâu thuẫn và chồng chéo là do việc ban hành quản lý pháp luật của Nhà nƣớc và các bộ ngành liên quan chƣa thống nhất và chặt chẽ, khiến cho ngân hàng và doanh nghiệp còn lúng túng khi thực hiện và có quy định đã cũ nhƣng chƣa kịp ban hành thay thế để phù hợp với điều kiện hiện nay và có quy định nhƣ TT09/2012/TT-NHNN khó thực hiện khi cho vay HKD nhỏ lẻ, mua bán hàng trong dân.
- Môi trƣờng cạnh tranh khốc liệt: Thời gian gần đây các ngân hàng tập trung cho mảng ngân hàng bán lẻ để giảm thiểu rủi ro. Hiện nay các ngân hàng cạnh tranh khốc liệt trên thị trƣờng cung cấp dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Các đơn vị ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đồng loạt giảm lãi suất cho vay mức phổ biến từ 7-9%/năm. Cá biệt có Chi nhánh ngân hàng áp dụng lãi suất cho khách hàng mục tiêu từ 6-6,5%/năm. Triển khai nhiều sản phẩm ƣu việt đƣợc khách hàng lựa chọn, cho vay thời hạn dài phù hợp hộ trồng mới các loại cây nông nghiệp, giải quyết các khoản vay nhanh chóng, giảm nhiều thủ tục rƣờm rà.
- Thị trƣờng nông sản không ổn định: Với diễn biến giá một số mặt hàng nông sản: cà phê, mì, tiêu không ổn định đặc biệt là giá mủ cao su trong
những năm gần đây luôn giảm thấp, đã ảnh hƣởng không nhỏ đến công tác cho vay HKD.
- Nguyên nhân từ khách hàng vay: Khách hàng vay HKD còn ít hiểu