PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 48 - 60)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY HỘ KINH DOANH TẠI NGÂN

NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM- CHI NHÁNH TỈNH GIA LAI

2.2.1. Phân tích bối cảnh môi trƣờng ảnh hƣởng đến cho vay HKD của Agribank Gia Lai của Agribank Gia Lai

a. Môi trường bên ngoài

* Môi trƣờng pháp lý

Môi trƣờng pháp lý có những ảnh hƣởng đến cho vay HKD trong giai đoạn 2013-2015:

- Giai đoạn 2013-2015 nằm trong thời kỳ tăng cƣờng thực hiện cho vay theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 14/6/2010 (có hiệu lực từ 01/6/2010 đến 24/7/2015, hiện nay là Nghị định 55/2015/NĐ-CP ngày 9/6/2015) về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, … nên ảnh hƣởng đến Agribank Gia Lai trong cho vay hộ sản xuất kinh doanh nông

nghiệp ở tất cả các huyện trong tỉnh: khó khăn của Nghị định 41 là nguồn vốn đáp ứng cho vay HKD theo Nghị định 41 theo quy định nhiều nhƣng chủ yếu dựa vào nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong khi lãi suất huy động cạnh tranh, do vậy nguồn huy động lãi suất thấp còn rất hạn chế để cho vay đối với các đối tƣợng ƣu tiên. Mặt khác, về đối tƣợng cho vay còn bị bó hẹp theo quy định tại Nghị định là tổ chức, cá nhân, chủ trang trại phải cƣ trú và có cơ sở hoặc dự án sản xuất kinh doanh trên địa bàn nông thôn.

- Từ năm 2012, NHNN áp dụng trần lãi suất với 5 nhóm ƣu tiên tác động

mạnh đến Agribank Gia Lai khi cho vay HKD trần lãi suất cho vay ngắn hạn

bằng VND đối với lĩnh vực, ngành kinh tế trọng điểm đƣợc quy định thấp hơn khoảng 2-3% so với lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thƣờng, từng bƣớc giảm lãi suất này từ mức 15% (2012) xuống 7% (2014) đối với cho vay ngắn hạn. Chính sách này ảnh hƣởng không tốt đến với Agribank: những năm qua Agribank Gia Lai xác định cho vay lĩnh vực nông nghiệp là thế mạnh hàng đầu nhƣng khó áp dụng lãi suất theo quy định NHNN vì nguồn vốn huy động lãi suất thấp có giới hạn mà đối tƣợng này tại địa bàn tỉnh là phổ biến nên nhiều khi Agribank còn khó khăn trong việc sắp xếp nguồn vốn cho vay.

- Quy định theo quyết định số 63/2010/QĐ-TTg về chính sách làm

giảm tổn thất trong nông nghiệp trong nhiều năm qua gặp khó khăn vì vốn

cho vay theo chƣơng trình là nguồn vốn dài hạn, nhu cầu vốn rất lớn trong khi nguồn huy động chủ yếu tại các NHTM là vốn ngắn hạn và tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn để cho vay trung dài hạn còn bị hạn chế. (Từ 2010 đến nay Agribank Gia Lai đang thực hiện cho vay theo quy định này)

- Thống đốc NHNN hƣớng dẫn Agribank triển khai chính sách cho vay tái canh cà phê tại các tỉnh khu vực Tây Nguyên giai đoạn 2014-2020 với một số ƣu đãi về thời hạn và lãi suất vay. Tuy nhiên quá trình triển khai chƣơng trình gặp phải những khó khăn: theo quy trình tái canh cà phê vối thì thời gian

luân canh ít nhất 2 năm sau khi nhổ bỏ cà phê. Để đƣợc vay vốn thì khách hàng phải thỏa mãn điều kiện trên. Thêm vào đó, khách hàng phải mất 3 năm kiến thiết, nhƣ vậy mất 4-5 năm không có thu nhập, trong khi chi phí đầu tƣ để trồng lại khoảng 150 triệu đồng/ha, nếu vay chƣơng trình tái canh 8 năm đã có 4 năm ân hạn trả nợ gốc và lãi vẫn sẽ khó khăn trong việc trả nợ khi đến hạn. Với những lý do đó nên cho vay HKD với mục đích tái canh cây cà phê trên địa bàn còn hạn chế.

- Từ năm 2012, NHNN bắt đầu giao chỉ tiêu định mức tín dụng đối với từng nhóm ngân hàng trên cơ sở đánh giá năng lực tài chính của từng nhóm TCTD. Việc giao chỉ tiêu không thực hiện một cách cứng nhắc mà có tính linh hoạt, phù hợp với các TCTD nhất định. Việc này ảnh hƣởng không nhỏ đến việc Agribank hội sở giao chỉ tiêu tăng trƣởng cho vay nói chung và tăng trƣởng cho vay HKD nói riêng cho Agribank Gia Lai

-Môi trƣờng pháp lý ảnh hƣởng trong việc nhận và xử lý tài sản thế chấp

ngân hàng:

+ Nhiều tài sản là vƣờn cây lâu năm (vƣờn cà phê, cây ăn quả…) ao hồ nuôi trồng thủy sản đƣợc sử dụng để thế chấp có giá trị rất cao nhƣng do các địa phƣơng chƣa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nếu đƣa vào thế chấp thì cơ quan công chứng không công nhận. Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và sở hữu tài sản ở trên đất ở nông thôn, giấy chứng nhận chủ trang trại cho các chủ trang trại còn quá chậm.

+ Các quy định về xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng đã đƣợc cải thiện nhờ ban hành Thông tƣ liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN ngày 06/6/2014 giữa Bộ Tƣ pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng căn cứ đó NHNN phối hợp Cục thi hành án tỉnh ban hành quy chế phối hợp, tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn nhiều nhiều bất cập nhƣ: Thông tƣ liên tịch số 16 cho phép ngân hàng đƣợc quyền thu giữ tài sản đảm bảo để xử lý thu hồi

nợ mà không cần có sự đồng ý của bên thế chấp. Tuy nhiên, vì không có sự hỗ trợ tích cực của cơ quan công an và chính quyền địa phƣơng trong việc giúp ngân hàng thu giữ tài sản đảm bảo, việc áp dụng Thông tƣ 16 không khả thi. Và trong thực tế TSĐB không dễ bán, thu hồi nợ của khách hàng có nợ quá hạn khó khăn, nhất là đối với khách hàng không hợp tác trong việc xử lý TSĐB tiền vay. Ngân hàng phải khởi kiện khách hàng ra tòa án và mất từ 1 đến 2 năm để nhận Bản án/Quyết định của tòa. Sau khi nhận đƣợc Bản án/Quyết định hòa giải thành, ngân hàng phải nộp đơn yêu cầu thi hành án và phải mất từ 2 đến 3 năm để bán đấu giá xong tài sản đảm bảo. Quá trình xử lý mất nhiều thời gian đã làm tăng chi phí xử lý nợ xấu và giảm giá trị của tài sản đảm bảo, ảnh hƣởng tiêu cực đến hiệu quả của quá trình thu hồi nợ.

Bên cạnh đó hiện nay môi trƣờng pháp lý còn nhiều bất cập nhƣ: có quá nhiều quy định pháp luật ảnh hƣởng đến cho vay ngân hàng gây mâu thuẫn, chồng chéo: luật các TCTD, luật dân sự, luật đất đai, các nghị định về giao dịch đảm bảo, luật thi hành án, các quy định của NHNN, của Hội sở… Việc các nguồn luật mâu thuẫn và chồng chéo nhau là do việc ban hành quản lý pháp luật của Nhà nƣớc và các bộ ngành liên quan chƣa thống nhất và chặt chẽ, khiến cho ngân hàng và doanh nghiệp còn lúng túng khi thực hiện và có quy định đã cũ nhƣng chƣa kịp ban hành thay thế để phù hợp với điều kiện hiện nay nhƣ: Quyết định số 1627/2001/QĐ-NHNN ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Thống đốc NHNN về việc ban hành quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng. Có quy định vẫn chƣa hoàn toàn phù hợp với thực tiển hiện nay Thông tƣ 09/2012/TT-NHNN ngày 10/4/2012 quy định về sử dụng các phƣơng tiện thanh toán để giải ngân vốn cho vay của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài đối với khách hàng, trong đó sử dụng phƣơng tiện thanh toán không dùng tiền mặt để giải ngân vốn vay và thực hiện thanh toán trực tiếp cho bên thụ hƣởng với khoản vay trên 100 triệu đồng

là rất khó áp dụng cho HKD: kinh doanh các mặt hàng nông sản, kinh doanh mua bán nhỏ lẻ tạp hóa, đồ mỹ nghệ...

* Điều kiện tự nhiên

- Gia Lai là một tỉnh miền núi biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây nguyên. Gia Lai có khí hậu nhiệt đới gió mùa cao nguyên, một năm có 2 mùa rõ rệt.

- Gia Lai có diện tích đất đai màu mỡ, giàu chất dinh dƣỡng, đặc biệt có đất đỏ trên đá Bazan thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày: cà phê, chè, cao su và các loại cây ăn quả, là điều kiện thuận lợi để phát triển khách hàng vay là hộ trồng, chăm sóc cây công nghiệp.

02 đặc điểm tự nhiên trên là yếu tố thuận lợi để phát triển cho vay khách hàng hộ sản xuất, kinh doanh nông nghiệp.

Khó khăn: Năm 2013 một số huyện trong tỉnh bị ảnh hƣởng bởi cơn bão số 10 và số 15 nhƣ các huyện An Khê, Kbang, Đăk Pơ, Kongchro, Phú thiện, Iapa… gây tổn thất, thiệt hại về tài sản và mùa vụ của các hộ gia đình. Do vậy ảnh hƣởng đến khả năng thu hồi nợ và làm phát sinh thêm nợ xấu ở Agribank Gia Lai.

Năm 2015 tình hình khô hạn diễn ra gay gắt hơn các năm trƣớc làm thiệt hại khoảng 12.245 ha cây trồng (riêng vụ đông xuân 2014-2015 thiệt hại khoảng 12.245 ha cây trồng, vụ đông xuân 2014-2015 thiệt hại 9.845 ha, trong đó mất trắng 2.359,3 ha, giảm năng suất từ 30-70% là 1.529,43 ha, cà phê giảm năng suất từ 10-20% là 5.370 ha, giá trị thiệt hại khoảng 141 tỷ đồng) (số liệu cục thống kê tỉnh năm 2015). Mùa mƣa đến chậm lƣợng mƣa không nhiều, ảnh hƣởng trực tiếp đến trữ lƣợng nƣớc tại hồ thủy điện, lƣợng nƣớc tƣới cho các cây trồng chủ lực của địa phƣơng vào mùa mƣa sắp tới. Điều này làm khó khăn cho việc phát triển khách hàng vay HKD và thu hồi nợ vay của ngân hàng.

*Môi trƣờng kinh tế

Kinh tế tỉnh Gia Lai phát triển là tiềm năng để các ngân hàng khai thác phát triển cho vay nói chung và cho vay HKD nói riêng:

+ Về kinh tế: Giai đoạn 2011-2015, nền kinh tế của tỉnh tăng trƣởng khá, tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP tính theo giá so sánh năm 1994) từ 6.718,7 tỷ đồng năm 2010 lên 12.277 tỷ đồng năm 2015, tăng trƣởng bình quân hàng năm đạt 12,81%, vƣợt kế hoạch đề ra (kế hoạch 5 năm là 12,8% năm) . Quy mô nền kinh tế đƣợc nâng lên, GDP theo giá hiện hành năm 2015 ƣớc đạt 54.750 tỷ đồng, gấp 2,54 lần so với năm 2010. GDP bình quân đầu ngƣời theo giá hiện hành năm 2015 đạt 39,1 triệu đồng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hƣớng, đến cuối năm 2015 tỷ trọng ngành nông, lâm thủy sản chiếm 36,22%, tỷ trọng ngành công nghiệp- xây dựng chiếm 33,61%, tỷ trọng ngành dịch vụ chiếm 30,17% (so với năm 2010 khu vực nông lâm thủy sản giảm 5,9%, công nghiệp xây dựng tăng 1,6%, dịch vụ tăng 4,38%).

+ Nông lâm nghiệp- thủy sản: Sản xuất nông, lâm- thủy sản tuy có ảnh hƣởng của biến đổi khí hậu, giá cả thị trƣờng nhƣng đã duy trì tốc độ tăng trƣởng ổn định; ngành thủy sản đạt tăng trƣởng khá, tốc độ tăng trƣởng bình quân đạt 19,07%; ngành nông nghiệp đạt khá với tốc độ tăng trƣởng bình quân 7,15% kế hoạch 5 năm, năm 2015 dự kiến đạt 9.848,7 tỷ đồng, gấp 1,41 lần so với năm 2010. Diện tích cây trồng giai đoạn 2011-2015 đã chuyển đổi rõ nét theo hƣớng sản xuất hàng hóa, tập trung đầu tƣ chuyên canh và thâm canh nên năng suất và hiệu quả kinh tế đã tăng lên đáng kể. Các vùng sản xuất cây lƣơng thực nhƣ lúa nƣớc, ngô lai…. Đáp ứng cơ bản nhu cầu lƣơng thực của tỉnh; diện tích cây trồng kém hiệu quả đƣợc chuyển đổi sang cây trồng có giá trị kinh tế cao và hình thành các vùng chuyên canh đáp ứng nhu cầu nguyên liệu cho các nhà máy chế biến, riêng vùng nguyên liệu mía với diện tích năm 2015 là 38.130 ha, tăng 15.320 ha so với năm 2010; cây tiêu năm

2015 là 13.604 ha, tăng 7.772 ha so với năm 2010; đặc biệt thực hiện chủ trƣơng chuyển rừng nghèo sang trồng cao su, diện tích cao su đến năm 2015 đạt 103.736 ha, tăng 20.467 ha so với năm 2010. Đã góp phần tăng lƣợng mủ cao su trên địa bàn tỉnh từ 71.940 tấn lên 94.100 tấn năm 2015. Đây là ƣu thế để Agribank Gia Lai khai thác cho vay HKD trồng các cây công nghiệp( trồng tiêu, trồng, chăm sóc cao su tiểu điền …) hộ trông các cây chuyên canh, ngắn ngày phát triển phƣơng thức cho vay lƣu vụ.

Việc tăng trƣởng của tất cả các ngành nghề trên địa bàn tỉnh tạo nên nhu cầu vay vốn kinh doanh ở tất cả mọi lĩnh vực kinh tế tăng, tạo điều kiện thuận lợi cho Agribank Gia Lai tiếp cận cho vay HKD đa dạng ngành nghề và triển vọng thu hồi nợ tốt.

*Môi trƣờng cạnh tranh

Môi trƣờng cạnh tranh của các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn ngày càng khốc liệt: Hiện nay, 19 đơn vị ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn đều chú trọng hoạt động cho vay HKD, đây là đối tƣợng chủ yếu nằm trong chiến lƣợc kinh doanh bán lẻ nhằm giảm thiểu rủi ro trong cho vay. Các sản phẩm dành cho khách hàng HKD ngày càng nhiều và linh hoạt nhƣ BIDV Gia Lai, BIDV Nam Gia Lai ngoài việc cấp tín dụng theo các phƣơng thức thông thƣờng, thực hiện cho vay thấu chi HKD lên tới 3 tỷ đồng để bổ sung vốn kinh doanh, với lãi suất ƣu đãi dao động từ 6,5-8%/năm phù hợp với HKD có vòng quay vốn liên tục. Agribank Gia Lai chƣa triển khai cho vay HKD theo phƣơng thức này. Còn Vietcombank triển khai cho vay HKD hạn mức vay lên tới 100% giá trị tài sản đảm bảo, lãi suất cạnh tranh, phƣơng thức trả nợ linh hoạt phù hợp với đặc điểm hộ kinh doanh. Vietinbank cho vay hộ sản xuất kinh doanh thời hạn vay tối đa lên đến 7 năm, đáp ứng 80% nhu cầu vốn ngắn hạn và 70% nhu cầu vốn trung dài hạn của khách hàng. Các đơn vị ngân hàng trên địa bàn tỉnh Gia Lai đồng loạt giảm lãi suất cho vay mức phổ biến từ 7-

9%/năm. Cá biệt có chi nhánh ngân hàng áp dụng lãi suất cho khách hàng mục tiêu từ 6-6,5%/năm. Các NHTMCP ngày càng cải tiến giải quyết các khoản vay nhanh chóng, giảm nhiều thủ tục rƣờm rà nhƣ: chỉ cần đăng ký giao dịch đảm bảo 1 lần khách hàng có thể vay nhiều lần trong nhiều năm.

* Đặc điểm khách hàng

Khách hàng HKD của Agribank Gia Lai đa dạng khách hàng trong toàn tỉnh, có hộ ở thành thị, có hộ ở nông thôn nhƣng chiếm một phần không nhỏ là công nhân, nông dân làm nông nghiệp trình độ dân trí còn chƣa cao, hiểu biết về ngân hàng và pháp luật liên quan còn chƣa nhiều; Khách hàng, ở rộng khắp các huyện trong tỉnh ở rải rác trên địa bàn rộng khó khăn trong việc tiếp xúc khách hàng; tài sản đảm bảo của khách hàng còn nhiều vƣớng mắc, bất cập: đất ở nhiều nơi trên địa bàn chƣa đƣợc cấp sổ đỏ, khách hàng là công nhân làm thuê nhiều khi nhận khoán sản phẩm trên đất của nông trƣờng hợp tác xã không có tài sản đảm bảo; nhiều dự án, phƣơng án khách hàng đƣa ra không khả thi chƣa thuyết phục đƣợc ngân hàng.

b. Môi trường bên trong

* Quy mô vốn và tình hình tài chính ngân hàng

- Việc huy động vốn trên địa bàn Agribank Gia Lai không thể đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, tổng vốn huy động trên tổng dƣ nợ chỉ đạt 59,93% năm 2013, đạt 62,86% năm 2014, đạt 59,28% năm 2015, phải nhận vốn điều chuyển từ Hội sở về để cân đối nguồn, năm 2015 thị phần huy động vốn còn sụt giảm 0,71% so với 2014. Điều này làm Chi nhánh bị động trong việc sử dụng vốn ảnh hƣởng đến tăng trƣởng quy mô tín dụng nói chung và cho vay HKD nói riêng.

- Từ 2013-2015 Agribank Gia Lai hoạt động ổn định, tình hình tài chính lành mạnh và lợi nhuận trƣớc thuế luôn dẫn top đầu so với các ngân hàng thƣơng mại trên địa bàn. Vì vậy Hội sở Agribank giao chỉ tiêu chi nhánh

tăng trƣởng tín dụng nói chung và cho vay HKD nói riêng. Tuy nhiên trong các chi nhánh huyện trực thuộc có chi nhánh chất lƣợng tín dụng chƣa tốt do

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích tình hình cho vay hộ kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh tỉnh gia lai (Trang 48 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)