7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
3.2.1. Nhóm giải pháp ngắn hạn
a. Áp dụng công cụ lãi suất linh hoạt, mềm dẽo
- Để giữ vững thị phần cho vay HKD Agribank Gia Lai áp dụng lãi suất
cho vay hộ kinh doanh trong thời gian trong thời gian tới phải linh hoạt hơn dựa vào kết quả xếp hạng tín dụng khách hàng từng hộ để phân biệt giữa đối
tƣợng cho vay có rủi ro thấp và đối tƣợng có rủi ro cao; khách hàng vay số tiền lớn và khách hàng vay số tiền nhỏ.
- Tiếp tục ƣu đãi lãi suất cho khách hàng mua bảo hiểm. Liên hệ công ty bảo hiểm BIC triển khai các sản phẩm mới nhằm bảo hiểm giá trị khoản vay cao hơn cho khách hàng nhƣng phí bảo hiểm phù hợp.
- Áp dụng lãi suất linh hoạt trong cho vay HKD đòi hỏi Agribank Gia Lai phải nâng cao hơn nữa năng lực quản lý, điều hành và năng lực của đội ngũ cán bộ tham mƣu, thực hiện. Thƣờng xuyên cập nhật chính sách lãi suất của các ngân hàng trên địa bàn để điều chỉnh linh hoạt.
- Để thực hiện tốt chính sách lãi suất linh hoạt với mục tiêu giữ chân đƣợc khách hàng mục tiêu, mở rộng thị phần, tăng trƣởng tín dụng, Agribank Gia Lai cần khai thác tối đa nhu cầu của khách hàng mà ngân hàng có thể phục vụ, để từ đó kết hợp bán chéo nhiều sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cho khách hàng, tính toán các nguồn thu đƣợc từ sản phẩm dịch vụ để giảm phí lãi suất đối với khoản tín dụng. Và đƣơng nhiên lãi suất cho vay phải sao cho khi trừ đủ các chi phí hợp lý ngân hàng phải có lợi nhuận.
b. Áp dụng linh hoạt quy trình tín dụng về cho vay HKD
- Vận dụng quy trình cho vay nhanh chóng, hợp lý khoa học hơn. Cải cách, đơn giản hóa thủ tục vay vốn nhƣng vẫn đảm bảo quy định không bỏ bƣớc, cắt xén quy trình: do HKD đa dạng, thƣờng xuyên giao dịch nói chung và vay vốn nói riêng nên yếu tố thuận lợi trong giao dịch đƣợc khách hàng rất quan tâm. Vì vậy thời gian vay phải nhanh chóng, thủ tục đơn giản, giấy tờ, biểu mẫu trong cho vay phải rõ ràng, dễ hiểu. Đặc biệt là đối tƣợng khách hàng vay là hộ nông dân và ngƣời có tuổi. Giám đốc Agribank Gia Lai nên quy định thời gian giải quyết một bộ hồ sơ HKD không trình lên cấp trên tối đa 2 ngày làm việc và phân rõ thời gian giải quyết của từng khâu.
bạch quy trình cho vay thành các khâu tiếp xúc, gặp gỡ khách hàng, thẩm định giá trị tài sản đảm bảo, theo dõi, kiểm tra sau cho vay thành các bộ phận độc lập để giảm thiểu rủi ro đạo đức trong nghiệp vụ tín dụng và giảm tải công việc cho CBTD nhằm nâng cao chất lƣợng phục vụ cho vay.
- Kiến nghị Hội sở xây dựng hệ thống quản lý chất lƣợng tín dụng đảm bảo xây dựng, áp dụng các quy trình giải quyết công việc khoa học, tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định NHNN; chuẩn hóa và kiểm soát nội bộ các thao tác nghiệp vụ theo quy trình, duy trì kiểm soát và nâng cao chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, tránh tối thiểu rủi ro xảy ra.
c. Đa dạng hóa các phương thức cho vay
Tiếp tục đẩy mạnh cho vay theo phƣơng thức cho vay theo hạn mức tín dụng thời gian dài, mở rộng đối tƣợng tiếp cận và số tiền cho vay tối đa. Địa bàn tỉnh Gia Lai nhiều hộ kinh doanh nhỏ, lẻ phù hợp với phƣơng thức cho vay này nhƣng ít khách hàng đƣợc biết đến nên cán bộ tín dụng phải là ngƣời tƣ vấn khách hàng trong việc lựa chọn phƣơng thức cho vay phù hợp. Đây cũng là một biện pháp để làm tăng dƣ nợ cho vay trung hạn của chi nhánh.
- Khuyến khích nhiều khách hàng hộ chăm sóc cà phê, tiêu, điều, mía… lựa chọn phƣơng thức cho vay lƣu vụ để phù hợp với chu kỳ sản xuất nông nghiệp của khách hàng, tạo điều kiện cho ngân hàng có thể thu lãi và gốc kịp thời.
- Phát triển phƣơng thức cho vay theo mô hình chuỗi giá trị nông sản và cho vay phát triển trang trại. Ngân hàng tìm kiếm để tiếp cận các khách hàng trên địa bàn tỉnh có dự án theo mô hình chuỗi giá trị nông sản, những khách hàng đang có trang trại kinh doanh để có thể triển khai cho vay khách hàng theo phƣơng thức mới này.
- Kiến nghị hội sở mở rộng phƣơng thức cho vay thấu chi đối với hộ kinh doanh để cạnh tranh với một số ngân hàng trên địa bàn đã thực hiện triển
khai sản phẩm trên. Quy định sản phẩm theo hƣớng thủ tục đơn giản, lãi suất cạnh tranh, thời gian cho vay phù hợp đối với từng đối tƣợng khách hàng để phù hợp với các HKD có nguồn thu ổn định, vòng quay vốn nhanh, nhất là các hộ kinh doanh tại các chợ, hàng nông sản. Hiện nay Chi nhánh mới áp dụng phƣơng thức này đối với lĩnh vực phi sản xuất kinh doanh.
d. Tăng cường công tác kiểm soát rủi ro trong cho vay HKD
- Tiếp tục tăng cƣờng xử lý các khoản nợ xấu, nợ quá hạn: Đối với khoản nợ có khả năng thu hồi, thực hiện cơ cấu lại nợ, miễn giảm lãi vay và tiếp tục hỗ trợ vốn để khách hàng vay cũng cố, chấn chỉnh hoạt động, nâng cao năng lực tài chính để khách hàng duy trì sản xuất kinh doanh, tiếp tục đầu tƣ hoàn thiện dự án, phƣơng án, ổn định nguồn thu trả nợ ngân hàng hoặc thực hiện bán nợ cho các công ty mua bán nợ. Đối với các khoản nợ khó có khả năng thu hồi thực hiện bổ sung hoàn thiện hồ sơ tài sản thế chấp để làm thủ tục phát mại xử lý tài sản đảm bảo hoặc khởi kiện ra tòa đối với những khách hàng có thái độ chây ỳ, tẩu tán tài sản, trốn trách trách nhiệm trả nợ.
- Chú trọng đánh giá hiệu quả phƣơng án, dự án khả thi không quá đề cao đến tài sản đảm bảo.
- Chuẩn hóa dữ liệu thông tin về khách hàng, về tài sản đảm bảo khách hàng để áp dụng quy trình chấm điểm và xếp hạng khách hàng một cách bài bản, đúng hạng khách hàng nhằm kiểm soát rủi ro.
- Theo dõi sát sao về thông tin thị trƣờng, diễn biến giá cả đặc biệt là nông sản, diễn biến từng ngành sản xuất kinh doanh, thông tin về đời sống của ngƣời dân… để cán bộ thẩm định nắm bắt.
-Tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra sau cho vay cần có sự kiểm tra, kiểm soát của lãnh đạo phòng, chi nhánh không để xảy ra tình trạng cán bộ tín dụng do quá tải công việc mà thực hiện một cách chiếu lệ, chung chung, hoặc không đi xuống tận cơ sở để kiểm tra mà đƣa chỉ biên bản cho
khách hàng ký khi khách hàng đến trả lãi, giao dịch với ngân hàng.
- Khuyến khích khách hàng mua bảo hiểm trong cho vay để giảm thiểu rủi ro.
- Hàng năm ban lãnh đạo duy trì công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ liên tục và triển khai cho kiểm tra chéo giữa các chi nhánh cấp 3, phòng giao dịch, giữa các cán bộ trong phòng: kiểm tra hồ sơ đầy đủ các khâu trƣớc, trong và sau khi cho vay. Để đạt đƣợc hiệu quả trong vấn đề tự kiểm tra đề nghị định kỳ thành lập đoàn kiểm tra cấp trên, hay đoàn thanh tra Ngân hàng Nhà nƣớc tiến hành thanh, kiểm tra lại các hồ sơ đã đƣợc tự kiểm tra trƣớc đó mà phát hiện lỗi đề nghị quy trách nhiệm cá nhân đối với cán bộ đã kiểm tra hồ sơ này.
- Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ quản lý rủi ro, thực hiện đào tạo các kiến thức cần thiết về quản trị rủi ro tín dụng nói riêng và quản trị rủi ro ngân hàng nói chung theo thông lệ quốc tế, cho đội ngũ làm công tác quản trị rủi ro gắn liền với lộ trình triển khai các dự án và chƣơng trình phần mền ứng dụng.