Nhân tố biên trong

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 28 - 31)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Nhân tố biên trong

Về phát triển kinh tế

Những thành tựu của công cuộc đổi mới kinh tế đất nước đã làm cho điểm xuất phát bước vào giai đoạn mới cao hơn nhiều so với các thời kỳ trước, thế và lực của nước ta đã lớn mạnh.

Nhiều sản phẩm và dịch vụ chủ yếu của nước ta đã có năng lực cạnh tranh khá như trái cây đặc sản, hạt điều, hạt tiêu, gạo, cà phê, các loại đồ uống, hàng thủ công mỹ nghệ, các mặt hàng đồ gỗ, động cơ diesel công suất nhỏ, các loại

săm lốp ôtô, lốp xe máy, ắc quy, chất tẩy rửa, biến thế, cáp điện, dịch vụ xây dựng...

Đã có sự chuyển dịch quan trọng trong cơ cấu các ngành kinh tế, cơ cấu thành phần và cơ cấu lao động theo hướng phát huy lợi thế so sánh trong từng ngành, lĩnh vực...

Về phát triển xã hội

Bên cạnh những thành tựu nổi bật về kinh tế, Việt Nam cũng có những tiến bộ nhất định về mặt xã hội, như phổ cập giáo dục, tạo việc làm, giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng, cung cấp nước sạch, khống chế có hiệu quả một số loại dịch bệnh mới bùng phát như dịch viêm phổi cấp (SARS), dịch cúm gia cầm (H5N1)... Chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam do UNDP công bố là khá cao so với các nước đang phát triển ở cùng mức thu nhập bình quân đầu người.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương này khái quát và hệ thống cơ sở lý luận về CCN và phát triển CCN đồng thời phản ánh vai trò, vị trí và tầm quan trọng của phát triển CCN trong nông thôn.

Phát triển CCN trong nông thôn thông qua việc quy hoạch, quản lý quy hoạch, tăng quy mô sản xuất và gia tăng cung cấp các dịch vụ. Các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển CCN: nhân tố bên trong, nhân tố bên ngoài, kết cấu hạ tầng, thị trường sản phẩm, môi trường kinh doanh và một số kinh nghiệm trong phát triển CCN trong nông thôn tỉnh Gia Lai.

Xây dựng hệ thống CCN cơ bản đồng bộ về hạ tầng, phát huy được lợi thế và nguồn lực của địa phương, tạo bước đột phá trong thu hút đầu tư phát triển CN - TTCN, tăng khả năng cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế, tiếp tục nâng cao tốc độ tăng trưởng của ngành.

Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, nhằm khai thác và sử dụng đất có hiệu quả, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thúc đẩy phát triển công nghiệp và dịch vụ nông thôn.

CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI

2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)