Thực trạng chính sách thu hút, hỗ trợ thực hiện đầu tư của các nhà

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 72 - 79)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.5. Thực trạng chính sách thu hút, hỗ trợ thực hiện đầu tư của các nhà

nhà đầu tư vào CCN nông thôn tỉnh Gia Lai

Trong những năm qua việc xây dựng và thực hiện các chính sách hỗ trợ cho sự phát triển CCN được thực hiện dưới sự chỉ đạo trực tiếp của UBND tỉnh. Các chính sách này bao gồm :

- Sử dụng vốn ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp;

- Quyết định thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp ;

- Ban hành và chỉ đạo thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Trên cơ sở các chính sách này các huyện cũng sẽ tham gia vào thực hiện chính sách này. Cụ thể (i) tiến hành làm các thủ tục thành lập, mở rộng, bổ sung cụm công nghiệp trên địa bàn huyện; (ii) Lập Đề án thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định; (iii) Thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để tiến hành xây dựng cụm công nghiệp.

Chính sách hỗ trợ về tài chính:

- Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ về khuyến khích phát triển công nghiệp nông thôn;

- Thông tư Liên tịch 125/2009/TTLT/BTC - BCT ngày của Bộ Tài chính và Bộ Công Thương quy định việc quản lý và sử dụng kinh phí sự nghiệp kinh tế đối với Chương trình khuyến công. Trong đó CCN thuộc danh mục được hổ trợ kinh phí lập quy hoạch chi tiết, đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng.

- Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011- 2015. Trong đó CCN được hỗ trợ vốn từ ngân sách Trung ương đầu tư xây dựng phát triển (mức hỗ

trợ đầu tư xây dựng các hạng mục, công trình hạ tầng CCN tối đa không quá 5 tỷ đồng/cụm và không quá 50 tỷ đồng/tỉnh)

Các dự án đầu tư hạ tầng và sản xuất kinh doanh vào CCN hưởng ưu đãi đầu tư theo Nghị định số 61/2010/NĐ-CP ngày 04/6/2010 của Chính Phủ về : Chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp nông thôn”.

- Đối với địa phương hàng năm ngân sách tỉnh bố trí một khoảng kinh phí phù hợp trong dự toán ngân sách để thực hiện các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đầu tư theo quyết định được phê duyệt.

Chính sách hỗ trợ về đất đai:

Các doanh nghiệp thuê đất sản xuất kinh doanh tại các CCN được ưu đãi tiền thuê đất, tiền sử dụng đất theo các quy định tại Nghị định số 198/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004; Nghị định số 44/2008/NĐ-CP ngày 09/4/2008; Nghị định số 120/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005; Nghị định số 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010; Nghị định số 04/2009/NĐ-CP ngày 14/01/2009 của Chính phủ.

Hiện nay tỉnh Gia Lai đã ban hành Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc ban hành Quy định về một số chính sách khuyến khích,hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai . Đối với các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh kết cấu hạ tầng khu, cụm công nghiệp: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 50% kinh phí san lấp mặt bằng và rà phá bom mìn cho Nhà đầu tư nhưng tối đa không quá 01 tỷ đồng/01 dự án. Đối với các dự án có quy mô đầu tư từ 30 tỷ đồng trở lên, nằm trong các khu, cụm công nghiệp đã được phê duyệt: Ngân sách tỉnh hỗ trợ 30% kinh phí san lấp mặt bằng và rà phá bom mìn cho nhà đầu tư nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/01 dự án.

Chính sách đào tạo lao động cho CCN:

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; Trong đó cần xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước;

- Chính sách đào tạo nghề cho lao động nông thôn tỉnh Gia Lai đến năm 2020 ban hành tại Quyết định số 755/QĐ-UBND ngày 09/11/2010 giai đoạn 2016 - 2020: Đào tạo nghề cho 65.000 lao động nông thôn, trong đó 29.000 người học nghề nông nghiệp, 36.000 người học nghề phi nông nghiệp. Tỷ lệ có việc làm và tự tạo việc làm sau khi học nghề trong giai đoạn này tối thiểu đạt 80%.

- Thông qua các Trung tâm đào tạo nghề, bố trí kinh phí thích hợp hỗ trợ đào tạo nhân lực có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, công nhân có tay nghề cao theo đúng ngành nghề có nhu cầu, bổ sung cho các CCN.

Chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp:

Các doanh nghiệp có nhu cầu quảng bá giới thiệu sản phẩm sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp thông qua các cuộc triển lãm, Chợ Công nghệ ở trong nước và nước ngoài. Sau khi được UBND tỉnh có văn bản chấp thuận, doanh nghiệp tham gia sẽ được hỗ trợ các mức sau:

- Hỗ trợ đến 30 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, chợ Công nghệ ở trong nước;

- Hỗ trợ đến 50 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, chợ Công nghệ tại các nước thuộc khu vực châu Á;

- Hỗ trợ đến 80 triệu đồng cho doanh nghiệp tham gia triển lãm, chợ Công nghệ tại các nước ngoài khu vực châu Á.

Các định mức hỗ trợ này được quy định tại Quyết định số 21/2015/QĐ-UBND ngày 11/9/2015 về việc ban hành Quy định về một số

chính sách khuyến khích,hỗ trợ đầu tư áp dụng tại địa bàn tỉnh Gia Lai .

- Các cơ sở sản xuất trong các khu, CCN có nhu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, du nhập ngành nghề mới từ các địa phương khác, UBND tỉnh xem xét từng đề án cụ thể để hỗ trợ một phần kinh phí. Nguồn kinh phí này được lấy từ nguồn quỹ khuyến công, Quỹ phát triển khoa học công nghệ, phát triển làng nghề…

- Các cơ sở sản xuất được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận, tìm kiếm khai thác thị trường trong, ngoài nước và được giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp; được giới thiệu miễn phí trên trang web điện tử của tỉnh; được cung cấp miễn phí các thông tin liên quan đến đầu tư và hướng dẫn trình tự thủ tục lập dự án.

Chính sách về khoa học và công nghệ :

Tỉnh đã triển khai các dự án hỗ trợ các doanh nghiệp tiểu, thủ công nghiệp và làng nghề, đồng thời cũng đã chú trọng ban hành các chính sách hỗ trợ kinh phí nhằm khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ. Hỗ trợ kinh phí cho các doanh nghiệp đăng ký bản quyền phát minh sáng chế.

Các thủ tục hành chính khi doanh nghiệp tham gia vào CCN

- Trình tự thành lập cụm công nghiệp:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện lập 8 (tám) bộ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp (trong đó ít nhất có 2 bộ hồ sơ gốc) gửi Sở Công Thương.

2. Trong thời gian 15 (mười năm) ngày làm việc kể từ ngày nhận đầy đủ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp, Sở Công Thương hoàn thành chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan thẩm định, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập cụm công nghiệp.

3. Trong thời hạn 5 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được 1 (một) bộ hồ sơ thành lập cụm công nghiệp kèm theo văn bản thẩm định của Sở Công Thương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc không

thành lập cụm công nghiệp.

Trường hợp cụm công nghiệp thành lập có điều chỉnh tên gọi, địa điểm, ngành nghề thu hút đầu tư hoặc điều chỉnh diện tích lớn hơn so với quy hoạch đã được thỏa thuận thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản báo cáo Bộ Công Thương xem xét, thỏa thuận trước khi phê duyệt.

Quyết định thành lập cụm công nghiệp được gửi Bộ Công Thương 1 (một) bản để theo dõi, chỉ đạo chung.

- Trình tự tiếp nhận dự án đầu tư vào cụm công nghiệp

1. Các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp liên hệ với chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu CCN chưa có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng để được hướng dẫn về quy hoạch, bố trí ngành nghề, giá thuê đất, nhà xưởng, sử dụng các dịch vụ công cộng, tiện ích trong cụm công nghiệp và ký hợp đồng thỏa thuận nguyên tắc về vị trí, địa điểm, diện tích đất công nghiệp dự kiến thuê để triển khai đầu tư vào CCN.

2. Căn cứ thỏa thuận giữa các doanh nghiệp và chủ đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện nếu CCN chưa có chủ đầu tư xây dựng hạ tầng, các doanh nghiệp lập hồ sơ dự án đầu tư sản xuất vào CCN, gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương tiếp nhận đầu tư vào cụm công nghiệp.

3. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt chủ trương tiếp nhận đầu tư vào CCN gửi Bộ Công Thương 01 bản để theo dõi và chỉ đạo.

4. Hồ sơ dự án đầu tư sản xuất vào cụm công nghiệp gồm:

a) Văn bản của doanh nghiệp đề nghị đầu tư sản xuất vào cụm công nghiệp;

b) Báo cáo đầu tư dự án sản xuất vào cụm công nghiệp gồm các nội dung: Tên, địa chỉ của chủ đầu tư; ngành nghề sản xuất; quy mô đầu tư; vốn đầu tư và phương thức huy động vốn; địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư; nhu cầu thuê lao

động; đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư; đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội và môi trường;

c) Bản sao chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu đối với nhà đầu tư là cá nhân; thẻ căn cước hoặc hộ chiếu đối với nhà đầu tư là cá nhân nước ngoài; bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu minh chứng tư cách pháp nhân, báo cáo tài chính 02 năm gần nhất đối với nhà đầu tư là tổ chức.

Các Sở, ngành tham gia triển khai thực hiện như

-Sở Công Thương : Thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng CCN; Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong CCN;

-Sở Kế hoạch & Đầu tư: Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xúc tiến kêu gọi đầu tư vào CCN.

-Sở Tài chính: Thực hiện việc cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hàng năm hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng CCN.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương này đã khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Gia Lai giai đoạn 2010-2015; Xác định những thành công, hạn chế và nguyên nhân trong quá trình phát triển. Đi sâu phân tích, đánh giá các nội dung phát triển CCN trên địa bàn của tỉnh Gia lai, bao gồm: Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, sự phát triển kinh tế kinh tế xã hội tỉnh Gia Lai và thực trạng phát triển các CCN của tỉnh Gia Lai; Đánh giá về công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch, những kết quả đạt được, những tồn tại yếu kém và nguyên nhân về thực trạng phát triển CCN trên địa bàn tỉnh Gia Lai. Cũng trong chương này thống kê những cơ chế chính sách hỗ trợ cho phát triển CCN như chính sách hỗ trợ về tài chính, chính sách hỗ trợ đất đai,chính sách đạo đào lao động trong CCN; chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp khi đầu tư vào CCN.

CHƯƠNG 3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CỤM CÔNG NGHIỆP TRONG NÔNG THÔN TỈNH GIA LAI

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)