Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 39 - 51)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3. Tình hình phát triển kinh tế của tỉnh

Trong 05 năm (2011-2015),kinh tế tỉnh Gia Lai tăng trưởng tương đối ổn định. Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) bình quân thời kỳ 2011 - 2015 là 12,8% năm. Hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu về phát triển kinh tế - xã hội đều đạt và vượt mục tiêu đề ra của Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XII. Trong các năm tiếp theo giai đoạn 2016-2020 phấn đấu 12,0%.

GDP bình quân đầu người (giá hiện hành) của tỉnh Gia Lai năm 2015 đạt 34,2 triệu đồng/ người. Tỷ trọng Nông nghiệp - Công nghiệp - dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vào năm 2015 là 33,0% ; 36,7%; 30,3% .

Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế của Gia Lai hiện là nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ. Tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của Gia Lai hiện vẫn chiếm khá cao, tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua đã diễn ra sự chuyển dịch mạnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng công nghiệp và giảm tỷ trọng nông nghiệp. Tính theo giá hiện hành, năm 2011 tổng GDP đạt 24.995 tỷ, năm 2012 đạt 27.841 tỷ, năm 2013 đạt 29.685 tỷ. Năm 2014 ước đạt 32.570 tỷ đồng.

Tình hình thu, chi ngân sách

Tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2015 5.190.007 triệu đồng, đạt 121,85% dự toán Trung ương giao và đạt 113% dự toán HĐND tỉnh giao, riêng các khoản thu cân đối ngân sách là 2.906,5 tỷ đồng, đạt 116% dự toán Trung ương giao, giảm 5,1% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên các khoản thu từ khu vực kinh tế trung ương, kinh tế địa phương, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực doanh nghiệp ngoài quốc doanh trên địa bàn cũng đã có những mức tăng đáng kể với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2011-2015.

Tổng chi ngân sách trên địa bàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2015 đạt khoảng 14.026,694 triệu đồng, trong đó chi cho sự nghiệp xã hội chiếm tỷ trọng lớn nhất, gần 40% tổng chi ngân sách trên địa bàn.

Kim ngạch xuất, nhập khẩu

Hàng hoá xuất khẩu của Gia Lai chủ yếu là các sản phẩm nông, lâm sản, do đó những biến động của thị trường thế giới ảnh hưởng khá mạnh đến kim ngạch xuất khẩu hàng năm của Gia Lai. Ngoài ra, các yếu tố về mùa vụ và thời tiết cũng một phần ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng sản phẩm xuất khẩu. Sản phẩm xuất khẩu chủ yếu của Gia Lai là đồ gỗ tinh chế, các loại nông, lâm sản như cà phê, cao su, chè, sắn lát, tiêu, điều.

Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh năm 2015 ước đạt khoảng 310 triệu USD, đạt 70,45% kế hoạch, giảm 49,9% so với năm 2014. Nguyên nhân do 2 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của tỉnh là cà phê và cao su có giá biến động bất lợi, giá mủ cao su thì vẫn ở mức thấp, còn đối với cà phê thì giá xuất khẩu không ngừng biến động theo chiều hướng giảm (giá thu mua nội địa hiện ở mức 34.000-35.000 đồng/kg, giảm hơn 15% so với những tháng đầu vụ cà phê năm 2014-2015).

Gia Lai nhập khẩu chủ yếu là các loại máy móc và nguyên, nhiên, vật liệu phục vụ sản xuất trong đó chiếm đến trên 90% là nguyên, nhiên, vật liệu. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là gỗ tròn, gỗ xẻ và phân bón phục vụ cho sản xuất nông - lâm nghiệp.

Tình hình phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Tính đến hết năm 2015, trên địa bàn tỉnh Gia Lai có khoảng 7.148 cơ sở sản xuất công nghiệp - TTCN. Trong giai đoạn vừa qua, biến động về số lượng các cơ sở công nghiệp chủ yếu ở khu vực cơ sở công nghiệp cá thể.

Bảng 2.1. Số lượng các cơ sở CN theo ngành CN giai đoạn 2012-2015 Đơn vị tính: cơ sở

2012 2013 2014 2015

Tổng số các cơ sở CN 5.545 6.289 6.998 7.148

1. Công nghiệp khai thác 130 92 80 69

Công nghiệp chế biến 5.299 6.114 6.829 7.004

Công nghiệp điện, nước 116 83 89 75

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Gia Lai 2015)

Thành phố Pleiku là nơi tập trung đến 34,2% số lượng các cơ sở sản xuất công nghiệp trên địa bàn, số còn lại phân bố tương đối đều trong các huyện của tỉnh. Điều này cho thấy hiện tại mới chỉ có thành phố Pleiku, nơi mà kinh tế phát triển hơn hẳn các địa phương khác thì cũng là nơi tập trung đông nhất các cơ sở sản xuất công nghiệp.

Bảng 2.2. Phân bố cơ sở sản xuất công nghiệp giai đoạn 2012-2015 Đơn vị tính: cơ sở 2012 2013 2014 2015 Tổng số các cơ sở CN 1.944 2.043 2.106 2.224 TP. Pleiku 1.264 1.293 1.347 1.503 TX. An Khê 83 88 88 81 Thị xã Ayun Pa 45 50 50 45 Huyện K.Bang 47 48 48 47

Huyện Đăk Đoa 50 54 48 45

Huyện Chư Păh 28 32 36 44

Huyện Ia Grai 50 54 52 49

Huyện Mang Yang 32 35 35 28

2012 2013 2014 2015

Huyện Đức Cơ 35 39 35 41

Huyện Chư Prông 66 70 73 69

Huyện Chư Sê 82 92 98 104

Huyện Đăk Pơ 30 34 33 31

Huyện Ia Pa 22 28 28 21

Huyện Krông Pa 34 36 36 31

Huyện Phú Thiện 23 27 30 22

Huyện Chư Pưh 33 36 38 36

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Gia Lai 2015) Lực lượng lao động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Lao động công nghiệp chiếm khoảng 3,8% lực lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địa bàn trong đó khoảng 8,5% làm việc trong các cơ sở công nghiệp quốc doanh, khoảng gần 90% làm việc trong các cơ sở công nghiệp ngoài quốc doanh. Điều này cũng phản ánh thực tế là có ít các cơ sở công nghiệp quốc doanh đang hoạt động trên địa bàn.

Bảng 2.3. Lao động công nghiệp theo ngành giai đoạn 2012-2015

Đơn vị tính: người

2012 2013 2014 2015

Tổng số lao động CN 22.133 22.362 21.999 15.937

Công nghiệp khai thác 1.563 1.706 1.891 1.026

Công nghiệp chế biến 17.391 17.540 16.877 12.728

Công nghiệp điện, nước 3.179 3.116 3.231 2.183

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Gia Lai 2015)

Tổng vốn đầu tư cho phát triển công nghiệp trên địa bàn giai đoạn 2012-2015 đều có mức tăng khá cao qua các năm, đạt tốc độ tăng bình quân

25,4%/năm. Đầu tư cho ngành sản xuất và phân phối điện, nước, gaz luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn đầu tư ngành công nghiệp tỉnh trong giai đoạn 2012-2015. Công nghiệp chế biến là ngành có tỷ trọng vốn đầu tư thấp, chiếm khoảng 19% cơ cấu vốn trong năm 2015.

Bảng 2.4. Vốn đầu tư phát triển CN trên địa bàn

Đơn vị tính: Đồng 2011 2012 2013 2014 2015 Tổng vốn đầu tư 3.834.254 4.490.671 5.104.717 5.595.300 6.410.100 Khai khoáng 16.646 17.758 20.278 22.260 24.950 CN chế biến, chế tạo 740.809 847.221 944.000 1.034.700 1.104.250 SX và PP điện, nước, gaz 3.076.799 3.625.692 4.140.439 4.538.340 5.280.900

(Nguồn: Tổng hợp từ niên giám thống kê Gia Lai 2015)

Về cơ sở hạ tầng

Giao thông: Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ trong tỉnh đã được hình thành và phân bố khá hợp lý; Tuy nhiên chất lượng đường vẫn chưa tốt, còn sạt lở và ngập lụt vào mùa mưa ở nhiều đoạn, gây ách tắc giao thông. Gia Lai có sân bay Pleiku nằm cách thành phố 3 km về phía Bắc, diện tích khoảng 247,5 ha, chiều dài đường băng 1.830m, chiều rộng 36m. Hiện Gia Lai chưa có hệ thống giao thông đường sắt. Khả năng sử dụng đường thuỷ cũng rất hạn chế do mực nước chênh lệch lớn theo mùa, chỉ vận chuyển được ở những đoạn ngắn và trong vùng hồ.

Y tế: Theo số liệu thống kê năm 2015 trên địa bàn tỉnh có 60% xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế; 80% số xã có Bác sỹ, Sự nghiệp Y tế phát triển, chăm sóc sức khỏe cộng đồng theo hướng dự phòng, tích cực và chủ động.

Giáo dục và đào tạo: Năm 2015 tất cả các Huyện, Thị xã, Thành phố đạt chuẩn quốc gia về phổ cập giáo dục mầm non, trên 70% trường học mầm non, cấp tiểu học, trung học có cơ sở vật chất đạt chuẩn .

Bưu chính viễn thông và thông tin liên lạc: Trên địa bàn Gia Lai hiện đã cung cấp đầy đủ các dịch vụ bưu chính và các dịch vụ gia tăng khác như: dịch vụ bưu phẩm, bưu kiện, chuyển phát nhanh, ghi số, EMS, chuyển tiền, tiết kiệm bưu điện…

Mạng viễn thông nông thôn hiện có dung lượng 197 line. Cùng với việc đầu tư phát triển hệ thống viễn thông ở các khu vực thị xã, trung tâm huyện lỵ, Gia Lai cũng đã tập trung đầu tư phát triển mở rộng mạng viễn thông đến vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

Các dịch vụ về thông tin liên lạc cũng đã được triển khai, tuy nhiên chủ yếu vẫn là các loại hình thông tin truyền thống. Các loại hình dịch vụ thông tin hiện đại như Internet, truyền hình cáp, hiện mới chỉ tập trung ở các khu vực thành phố và đô thị.

Khung pháp lý và môi trường kinh doanh

Gia Lai là tỉnh có môi trường đầu tư và kinh doanh khá thuận lợi, thông qua chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong những năm gần đây luôn đạt ở mức cao. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam vừa công bố chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2015 trong đó tỉnh Gia Lai đứng thứ 47/63 tỉnh thành, xếp thứ 3/5 khu vực các tỉnh Tây Nguyên và tăng 1 bậc so với năm 2014.

Môi trường vĩ mô:

Môi trường vĩ mô bao gồm các yếu tố bên ngoài CCN, luôn thay đổi, không thể kiểm soát được; phản ánh xu thế, tình hình chung trong phạm vi toàn cầu, khu vực hay cả nước. Các yếu tố này có tính định hướng và ảnh hưởng lâu dài đến môi trường tác nghiệp, môi trường vi mô và tạo ra cơ hội, nguy cơ cho

chủ thể hoạt động. Vấn đề cần đặt ra là chủ thể phải theo dõi, nhận diện được các nguy cơ, đe dọa từ môi trường vĩ mô để biết cách thích nghi với môi trường không ngừng thay đổi. Cần phân tích môi trường vĩ mô theo những nội dung cụ thể sau:

-Môi trường chính trị - pháp lý: Quá trình phát triển các CCN thường gắn liền với nhiều yếu tố biến động, trong đó yếu tố chính trị, pháp luật có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng. Các doanh nghiệp chỉ an tâm đầu tư, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh khi môi trường chính trị ổn định và hệ thống pháp luật rõ ràng, minh bạch, quyền lợi chính đáng của doanh nghiệp được bảo hộ.

- Môi trường kinh tế: Tập trung phân tích các yếu tố về tốc độ phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng, tình hình lạm phát và thất nghiệp.

- Môi trường văn hóa - xã hội: Phân tích các xu hướng về nhận thức xã hội đối với việc thành lập và phát triển các CCN, trình độ văn hóa và nghề nghiệp dân cư, các truyền thống văn hóa và tập tục, tôn giáo.

- Môi trường tự nhiên, công nghệ: Phân tích các chính sách của Nhà nước về bảo vệ môi trường và tài nguyên; bảo vệ bản quyền và chuyển giao công nghệ; đánh giá mức độ phát triển và đổi mới công nghệ.

Môi trường vi mô:

Đối với CCN các yếu tố môi trường vi mô cần được tập trung phân tích như sau:

- Khách hàng: Là doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư vào CCN, đây là thị trường sản xuất bao gồm những doanh nghiệp có nhu cầu thuê mua lại đất, kết cấu hạ tầng và các dịch vụ trong CCN để tiến hành sản xuất công nghiệp. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quyết định thuê, mua của doanh nghiệp sản xuất như yếu tố môi trường, yếu tố tổ chức và các yếu tố quan hệ cá nhân. Các doanh nghiệp sản xuất thường chú trọng đến yếu tố kinh tế và yếu tố quan hệ cá nhân. - Đối thủ cạnh tranh: Hiện nay trong khu vực lân cận như tỉnh Quảng

Ngãi, Quảng Nam, Phú Yên, Gia Lai có các CCN được quy hoạch và nhiều CCN đã đi vào hoạt động. Như vậy, việc cạnh tranh không những ở trong tỉnh, mà còn ở ngay trong nước và khu vực miền Trung- Tây nguyên. Chính quyền các địa phương đều muốn thu hút nhà đầu tư về phía mình nên nhu cầu cạnh tranh để nắm bắt được mặt yếu, mặt mạnh của đối thủ; để biết chiến lược, chiến thuật của họ từ đó xác định vị thế của mình và có đối sách phù hợp là điều rất cần thiết.

- Mối quan hệ CCN với cơ quan quản lý Nhà nước, chính quyền và dân cư địa phương: CCN là một chủ thể kinh tế hoạt động mang tính độc lập tương đối trong một phạm vi lãnh thổ, môi trường nhất định nên liên quan đến nhiều lĩnh vực. Vì vậy, việc phân tích vai trò, vị trí và mối quan hệ này rất có ý nghĩa trong việc đánh giá những khó khăn, thuận lợi của CCN trong quá trình phát triển CCN. Các mối quan hệ cần được phân tích, đánh giá là:

- Cơ quan quản lý Nhà nước: BQL các CCN là cơ quan quản lý trực tiếp các CCN và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Nhà nước.

- Chính quyền địa phương: Là cơ quan quản lý chung về mặt Nhà nước theo ranh giới hành chính, gồm có:

+ UBND tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương) thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định Nhà nước (ban hành quyết định thành lập CCN).

+ UBND huyện (quận), xã (phường) thực hiện quan hệ phối hợp trong các nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự xã hội, thực hiện giải phóng mặt bằng, tái định cư trong khu vực quy hoạch CCN, tham gia tuyển mộ lao động địa phương.

- Cư dân địa phương: Là cộng đồng xã hội mà CCN đang cùng chung sống nên có liên quan mật thiết đến môi trường sinh thái, là nguồn cung ứng lao động địa phương và cung ứng một số hàng hóa, dịch vụ phục vụ nhu cầu sinh hoạt tại chỗ của lao động CCN.

Tiềm năng về tài nguyên

Tiềm năng về quỹ đất :

Quỹ đất và cơ cấu: Gia Lai có gần 500.000 ha diện tích đất sản xuất nông nghiệp, trong đó có hơn 291.000 ha đất cho trồng cây hàng năm và hơn 208.000 ha cây lâu năm nên có tiềm năng rất lớn để phát triển sản xuất nông nghiệp .là một tỉnh có diện tích lớn nhất trong vùng Tây Nguyên, trong 7 nhóm đất chính của tỉnh, nhóm đất đỏ ba zan có 386.000ha, tập trung chủ yếu vùng tây Trường Sơn (thành phố Pleiku và các huyện Mang Yang, Đăk Đoa, Chư Sê, Chư Pưh, Chư Prông, Đức Cơ, Chư Păh, Ia Grai) có thể canh tác các loại cây công nghiệp như cao su, cà phê, hồ tiêu, điều, bông vải...Các huyện, thị xã phía đông của tỉnh (An Khê, Kbang, Kông Chro, Đăk Pơ, Ayun Pa, Ia Pa, Phú Thiện, Krông Pa), do chịu ảnh hưởng khí hậu của vùng đồng bằng giáp ranh (Bình Định, Phú Yên) nên thích hợp cho các loại cây trồng ngắn ngày và là vùng nguyên liệu mía chính cung cấp cho hai nhà máy đường An Khê và Ayun Pa với công suất 4.000 tấn mía cây/năm. Riêng huyện Đăk Pơ và thị xã An Khê còn là vựa rau, hàng ngày cung cấp trên 100 tấn rau các loại cho các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Các huyện phía đông nam của tỉnh như Phú Thiện, Ia Pa và thị xã Ayun Pa, với lợi thế có hồ thuỷ lợi Ayun Hạ, là một trong những vựa lúa của cả khu vực Tây Nguyên. Với diện tích 1.112.452,8 ha đất lâm nghiệp, trong đó, có 773.447,7 ha đất cho rừng sản xuất (chiếm 69,5% diện tích đất lâm nghiệp) . Hàng năm, các sản phẩm gỗ khai thác từ rừng (kể cả rừng tự nhiên và rừng trồng) làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ, bột giấy với quy mô lớn và chất lượng cao. Gia Lai còn có quỹ đất lớn để phát triển rừng trồng, rừng nguyên liệu giấy...

Bảng 2.5. Diện tích và cơ cấu sử dụng đất giai đoạn 2005 – 2015

Đơn vị tính : ha

2005 2010 2015 Cơ cấu

Tổng diện tích 1.551.989 1553.693,3 1.553.693,33 100,0

1. Đất nông nghiệp 1.300.277 1347.863,7 1.342.018,02 86,36

Đất sản xuất nông nghiệp 499.525 601.442,1 612.497,30 39,42 Đất lâm nghiệp có rừng 799.792 745.245,8 728.273,30 46,87

Đất nuôi trồng thuỷ sản 792 1.070,5 1.115,15 0,07

Đất khác 118 105,3 132,27 0,01

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 39 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)