Định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 80 - 83)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.2. Định hướng phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên và công

nghiệp mũi nhọn nước ta đến năm 2020

- Ngành công nghiệp Dệt - May, Da - Giày:

Đến 2015 tiếp tục phát triển với tốc độ cao để tăng nhanh kim ngạch xuất khẩu, giải quyết việc làm; tăng nhanh hàm lượng sản xuất trong nước đối với các sản phẩm dệt may, giày dép. Sau năm 2015 phát triển sản phẩm có giá trị gia tăng cao, các sản phẩm may mặc, giày dép cao cấp, một số sản phẩm dệt may mang đặc trưng văn hoá, hình ảnh Việt Nam, đẩy mạnh thiết kế mẫu mốt; tham gia vào hệ thống phân phối toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.

- Ngành nhựa: ứng dụng công nghệ hiện đại, từng bước thay thế thiết bị hiện có bằng thiết bị tiên tiến, hiện đại của thế giới, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng, an toàn, vệ sinh, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường để sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Tập trung đầu tư phát triển sản xuất nguyên liệu, sản xuất sản phẩm nhựa kỹ thuật cao và sản phẩm nhựa xuất khẩu, phát triển công nghiệp xử lý phế liệu, phế thải ngành nhựa.

- Tiểu thủ công nghiệp, đồ gỗ: Huy động nhân tài, vật lực của khu vực nông thôn, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước về khoa học công nghệ, định hướng thị trường, phát triển sản xuất mọi loại sản phẩm có nhu cầu nhằm đáp ứng thị trường tại chỗ, mở rộng thị trường trong nước và tiến tới xuất khẩu. Xây dựng và phát triển một số ngành, sản phẩm như đỗ gỗ, sứ mỹ nghệ, khảm trai, lụa tơ tằm... trở thành ngành, sản phẩm có thương hiệu mạnh trên thị trường xuất khẩu. Hình thành các cụm, điểm công nghiệp, làng nghề để phát triển tiểu thủ

công nghiệp và bảo vệ môi trường.

- Ngành chế biến nông, lâm, thủy hải sản: Phát triển ngành theo định hướng chế biến sâu, thoả mãn nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường trong nước, đồng thời hướng xuất khẩu tối đa. Hình thành một số thương hiệu sản phẩm Việt Nam trên trường quốc tế. Đến 2015 phát triển vùng nguyên liệu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sinh học, tự động hoá trong khâu thu hoạch, sơ chế và bảo quản sản phẩm. Sau năm 2015 cơ giới hoá toàn bộ khâu đánh bắt, nuôi trồng. Phát triển mạng lưới phân phối chuyên nghiệp trên thị trường quốc tế; tạo giá trị thương hiệu cao cho sản phẩm của ngành.

- Ngành thép: Phát triển ngành luyện kim với công nghệ cao, phù hợp với quy mô nguồn nguyên liệu để bảo đảm nhu cầu thép xây dựng, thép tấm lá và một phần thép hợp kim. Khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đầu tư trực tiếp vào các dự án hạ nguồn, liên doanh các dự án thượng nguồn.

- Ngành khai thác, chế biến bauxit nhôm: Phát triển ngành dựa trên lợi thế tài nguyên, có xét đến dự phòng chiến lược, theo hướng sử dụng công nghệ khai thác, chế biến tiến tiến, hiện đại, giảm tổn thất tài nguyên và tăng cường chế biến sâu để nâng cao giá trị khoáng sản. Đến 2015 tập trung thăm dò nâng cấp trữ lượng các mỏ. Sau 2015 tập trung khai thác, chế biến; chỉ xuất khẩu sản phẩm đã qua chế biến và khi có hiệu quả. Khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài liên doanh khai thác các mỏ có vốn đầu tư lớn.

- Ngành hoá chất: Phát triển ngành hoá chất theo hướng khai thác lợi thế về nguyên liệu trong nước để thoả mãn nhu cầu các loại phân bón, một số hoá chất cơ bản, một số nguyên liệu hoá dược, một số nguyên liệu chất dẻo từ chế biến dầu thô. Phát triển ngành trên cơ sở sử dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ thân thiện với môi trường, tạo sản phẩm chất lượng cao, hướng tới xuất khẩu, thu hẹp chênh lệch kim ngạch xuất nhập khẩu của ngành.

công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước với sự đầu tư tập trung của kinh tế nhà nước, cùng với sự tổ chức, sắp xếp hợp lý tiến tới việc hợp tác hoá và chuyên môn hoá. Khuyến khích đầu tư nước ngoài, thông qua chuyển giao công nghệ tiên tiến, cung cấp trang thiết bị hiện đại, có trình độ tự động hoá và cấp độ chính xác cao. Xây dựng một số trung tâm cơ khí lớn, bao gồm các nhà máy đúc, tạo phôi có quy mô lớn, đáp ứng yêu cầu chế tạo thiết bị chuyên dùng, thiết bị đồng bộ của các ngành kinh tế, nhất là ngành giao thông, xây dựng, công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ hải sản, công nghiệp hoá chất, hoá dầu... để đáp ứng khoảng 70% nhu cầu các sản phẩm cơ khí nói chung vào năm 2020, riêng máy móc thiết bị phục vụ nông nghiệp đạt trên 80% nhu cầu trong nước. Lựa chọn và có chính sách đồng bộ, ổn định để phát triển một số chủng loại sản phẩm cơ khí trọng điểm có năng lực cạnh tranh cao, vừa đáp ứng nhu cầu trong nước vừa tham gia xuất khẩu. Đầu tư mạnh cho một số viện nghiên cứu nâng cao năng lực thiết kế các sản phẩm cơ khí chính xác, sản phẩm chịu ăn mòn, sản phẩm siêu trường, siêu trọng.

- Thiết bị điện tử, viễn thông và công nghệ thông tin: Phát triển ngành trên cơ sở ứng dụng công nghệ tiến tiến, hiện đại tầm khu vực và thế giới; chú trọng sản xuất linh kiện, phụ tùng. Hình thành một số trung tâm nghiên cứu thiết kế để tạo ra công nghệ trong nước và sản phẩm đặc trưng của Việt Nam. Hoàn thiện thị trường cạnh tranh, thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư, trừ một số lĩnh vực liên quan tới an ninh, quốc phòng. Trong đó, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài và tư nhân giữ vai trò chính trong phát triển ngành. Khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh về nguồn nhân lực, đội ngũ nghiên cứu khoa học - công nghệ của doanh nghiệp. Bắt đầu đi từ đa dạng hoá sản phẩm sau đó tiến tới xác định sản phẩm mũi nhọn. Từng bước tin học hoá mọi hoạt động xã hội, đưa nhịp sống công nghiệp trở thành nét văn minh xã hội Việt Nam.

trên cơ sở chuyển giao công nghệ từ các nước công nghiệp tiên tiến kết hợp với sáng tạo công nghệ của Việt Nam và việc chuẩn bị đội ngũ cán bộ công nghệ có trình độ cao, có thể làm chủ công nghệ. Từ nay đến năm 2020, tập trung đào tạo đội ngũ cán bộ này, đồng thời hình thành các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia, các trung tâm nghiên cứu thiết kế phát triển công nghệ nội sinh cho một số ngành, đồng thời sử dụng có hiệu quả công nghệ chuyển giao theo hướng đi tắt, đón đầu để rút ngắn quá trình phát triển. Hình thành và phát triển các trung tâm thiết kế, sản xuất sản phẩm phần mềm, sản phẩm nội dung số có tầm cỡ khu vực. Phấn đấu đến năm 2020, Việt Nam sẽ trở thành trung tâm sản xuất và giao dịch phần mềm và nội dung số lớn của khu vực .

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)