Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 31 - 35)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vị trí địa lý: Gia Lai là tỉnh miền núi, biên giới nằm ở phía Bắc vùng Tây Nguyên, có tọa độ địa lý từ 12058’20’’ đến 14036’30’’ vĩ độ Bắc và từ 107027’23’’ đến 108054’40’’ kinh độ Đông. Phía Bắc Gia Lai giáp với tỉnh Kon Tum, phía Nam giáp tỉnh Đăk Lăk, phía Đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên, phía Tây giáp với tỉnh Ratanakiri của Campuchia.

Khí hậu:Gia Lai vừa có khí hậu cao nguyên mát mẻ, vừa có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do ảnh hưởng của độ cao khác nhau ở các khu vực địa hình mà hình thành các tiểu vùng khí hậu khác nhau, tuy nhiên khí hậu Gia Lai được chia thành 2 mùa rõ rệt trong năm.

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10 với lượng mưa chiếm đến 80-90% tổng lượng mưa cả năm. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 hầu như không có mưa, hoặc có rất ít nên thường xuyên thiếu nước cho sản xuất. Lượng mưa trung bình năm vào khoảng 2.100-2.500 mm. Số giờ nắng trong năm bình quân khoảng 1.900 - 2.200 giờ.

Do địa hình đa dạng nên nền nhiệt độ cũng đa dạng và giảm dần theo độ cao. Nhiệt độ trung bình năm từ 21oC - 23oC, cao nhất là ở khu vực Ayun Pa là trên 26oC và thấp nhất là khu vực Pleiku khoảng 22oC. Nhiệt độ trung bình vào mùa khô là 23oC - 25oC, vào mùa mưa là 18oC - 20oC. Chênh lệch nhiệt độ giữa 2 mùa vào khoảng 4oC - 5oC.

mùa, bình quân cả năm khoảng 80-95%. Hướng gió thay đổi theo mùa với mùa mưa thường có gió Tây Nam và mùa khô thường có gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình khoảng 3-3,5m/s, có nơi đạt đến 20m/s (khu vực đèo An Khê).

Gia Lai ít chịu ảnh hưởng của bão, tuy nhiên hàng năm thường có áp thấp nhiệt đới tại khu vực biển Đông, gây mưa lớn kéo dài và lũ quét, ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân.

Địa hình: Gia Lai nhìn chung có địa hình cao nguyên, độ cao trung bình 800 - 900m và có thể chia thành 3 vùng địa hình là vùng đồi núi cao, vùng cao nguyên và vùng trũng.

Địa hình đồi núi cao chiếm khoảng 2/5 diện tích toàn tỉnh, tập trung ở khu vực phía Đông Bắc, Đông và Đông Nam của tỉnh với các dải núi có các ngọn núi cao trên 500m, độ dốc trên 15o. Cao nhất là ngọn Konkakinh với độ cao trên 1.700 m. Đặc biệt dãy núi MangYang kéo dài từ đỉnh Konkakinh đến huyện Krông Pa, chia Gia Lai thành 2 vùng khí hậu rõ rệt là Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn.

Địa hình cao nguyên chiếm khoảng 1/3 diện tích toàn tỉnh với 2 cao nguyên đất đỏ bazan là cao nguyên Pleiku và cao nguyên Kon Hà Nừng, phù hợp với các loại cây công nghiệp. Cao nguyên Pleiku có độ cao trung bình 600 - 700m, độ dốc trung bình 3-5o, địa hình lượn sóng nhẹ, chia cắt ít. Cao nguyên Kon Hà Nừng có độ cao trung bình 800 - 900m, độ dốc trung bình 10-18o.

Địa hình vùng trũng phân bố dọc theo các sông suối, khá bằng phẳng, ít bị chia cắt, hầu hết được che phủ bởi lớp phù sa giàu chất dinh dưỡng, phù hợp với các loại cây nông nghiệp. Có 2 thung lũng lớn là thung lũng An Khê rộng khoảng 1.312 km2 và Cheo Reo - Phú Túc rộng khoảng 1.474 km2.

Sông ngòi: Gia Lai có hai hệ thống sông chính là hệ thống sông Ba và hệ thống sông Sê San, ngoài ra còn có các phụ lưu của sông Sêrêpok.

Đông và Đông Nam của tỉnh. Hệ thống sông Ba gồm 2 nhánh sông chính là sông Ba và sông Ayun.

Sông Ba là con sông lớn nhất ở khu vực Nam Trung Bộ, chảy qua các huyện K'Bang, thị xã An Khê, Kông Chro, thị xã Ayun Pa, Krông Pa của Gia Lai và địa phận của Phú Yên, đổ ra biển Đông tại cửa Đà Rằng. Toàn bộ lưu vực hệ thống sông Ba chiếm diện tích 13.500 km2, trong đó 11.450 km2 thuộc tỉnh Gia Lai.

Sông Ayun dài 175 km, diện tích lưu vực 2.950 km2, bắt nguồn từ đỉnh KôngQuaBon cao 1.710m, chảy qua các huyện Mang Yang, Chư Sê, thị xã Ayun Pa và đổ vào sông Ba tại Cheo Reo. Trên sông Ayun đã xây dựng các công trình thuỷ lợi và hồ chứa nước Ayun Hạ.

- Hệ thống sông Sê San: Hệ thống sông Sê San bao gồm 2 nhánh lớn là sông ĐăkBla và sông Pôcô, một nhánh nhỏ đổ về phía hạ lưu là sông Sa Thầy. Sông Sê San là một nhánh tương đối lớn của sông Mê Kông, tổng diện tích lưu vực trên địa bàn Gia Lai khoảng 3.477 km2, chảy qua ranh giới các huyện Chư Păh, Ia Grai, Đức Cơ và chảy sang Cămpuchia.

Sông Sê San có tổng chiều dài 230 km, độ dốc bình quân 5,5%, địa hình dốc dần về phía biên giới. Trên 80% diện tích lưu vực có độ cao trên 600 m.

Ngoài hệ thống sông Ba và sông Sê San trên địa bàn tỉnh còn có các phụ lưu của sông Sêrêpok bao gồm các nhánh sông như Ia Drăng, Ia Lốp, Ia Muer lưu vực chiếm toàn bộ diện tích huyện Chư Prông và một phần phía Tây huyện Chư Sê.

Kết cấu hạ tầng

Giao thông: Mạng lưới giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Gia Lai đóng một vai trò rất quan trọng trong việc phát triển kinh tế của Gia Lai nói riêng và vùng Tây Nguyên nói chung. Tổng chiều dài các tuyến đường quốc lộ chạy qua địa bàn Gia Lai là 517,5 km trong đó 342 km đường bê tông nhựa, 69

km đường láng nhựa, 6 km đường cấp phối còn lại là đường đất.

- Quốc lộ 14 là trục đường giao thông xương sống kết nối Gia Lai với các tỉnh trong vùng Tây Nguyên, đoạn qua địa bàn tỉnh Gia lai có chiều dài 113,5 km, chiều rộng mặt đường khoảng 6m. Trong tương lai, khi triển khai giai đoạn 2 của đường Hồ Chí Minh sẽ được mở rộng nâng cấp và cải tạo.

- Quốc lộ 19 kết nối Gia Lai với Bình Định và nối thông đến cửa khẩu Lệ Thanh (huyện Đức Cơ), có chiều dài 180 km. Đây là tuyến giao thông chính giữa Gia Lai và vùng duyên hải Nam Trung bộ. Trong tương lai, khi quan hệ giao thương giữa Việt Nam và Campuchia, Lào phát triển mạnh, đây sẽ là một trong những tuyến đường chính vận chuyển hàng hoá từ vùng Tây Nguyên xuống các cảng biển miền Trung.

- Quốc lộ 25 có chiều dài 112 km kết nối Gia Lai với Phú Yên. Đây là tuyến đường có mật độ giao thông thấp do mặt đường xấu.

- Quốc lộ 14C có chiều dài 112 km, chạy ven biên giới, chủ yếu mang ý nghĩa quốc phòng.

- Ngoài 4 tuyến quốc lộ, Gia Lai còn có 11 tuyến đường tỉnh lộ với tổng chiều dài 537 km, đạt tiêu chuẩn đường cấp IV, V, VI, khoảng 1.260 km đường huyện lộ và hơn 5.735 km đường liên xã, thôn xóm đa phần là đường đất.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông đường bộ trong tỉnh đã được hình thành và phân bố khá hợp lý; Tuy nhiên chất lượng đường vẫn chưa tốt, còn sạt lở và ngập lụt vào mùa mưa ở nhiều đoạn, gây ách tắc giao thông.

Gia Lai có sân bay Pleiku nằm cách thành phố 3 km về phía Bắc, diện tích khoảng 247,5 ha, chiều dài đường băng 1.830m, chiều rộng 36m.

Hiện Gia Lai chưa có hệ thống giao thông đường sắt. Khả năng sử dụng đường thuỷ cũng rất hạn chế do mực nước chênh lệch lớn theo mùa, chỉ vận chuyển được ở những đoạn ngắn và trong vùng hồ.

thông tin di động. Hệ thống các mạng điện thoại di động đảm bảo thông tin thông suốt; dịch vụ điện thoại, Internet 3G đã được đưa vào sử dụng.

Trên địa bàn tỉnh, ngoài các kênh truyền hình miễn phí, hiện đã có 3 loại dịch vụ truyền hình trả tiền; tỉnh cũng đã xúc tiến đưa sóng truyền hình Gia Lai lên vệ tinh.

Cơ sở y tế: Công tác chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho nhân dân các dân tộc trong tỉnh không ngừng được củng cố và phát triển, từng bước khắc phục tình trạng xuống cấp về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ y tế được tăng cường về số lượng và đào tạo bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ; hiện nay đã có 5 bác sĩ/1 vạn dân; 48,2% trạm y tế xã có bác sĩ; các chương trình y tế quốc gia được triển khai có hiệu quả. Thực hiện chủ trương xã hội hóa, công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đã xây dựng bệnh viện chất lượng cao với quy mô 200 giường và khánh thành vào năm 2010.

Hệ thống trường học: Toàn tỉnh có 723 trường học, 230 trường tiểu học, 230 trường trung học cơ sở, 39 trường trung học phổ thông và 01 trường tiểu học - trung học cơ sở - trung học phổ thông Nguyễn Văn Linh đã đi vào hoạt động. Ngoài ra toàn tỉnh có 5 trường trung cấp, cao đẳng chuyên nghiệp và phân hiệu Đại học Nông Lâm của thành phố Hồ Chí Minh, đến nay đã có 6 ngành đào tạo với khả năng đào tạo hàng năm 500-600 sinh viên.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)