6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.1. Thực trạng quy hoạch và quản lý quy hoạch CCN trong nông thôn
thôn tỉnh Gia Lai
Thực trạng quy hoạch cụm công nghiệp:
Căn cứ Quyết định số 861/QĐ-UBND ngày 10/6/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc phê duyệt rà soát, bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020. Trong đó công tác lập quy hoạch chi tiết xây dựng 16 cụm công nghiệp ở 16 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã được UBND các Huyện thị xã triển khai. Diện tích quy hoạch trung bình khoảng 46 ha/cụm công nghiệp. Trong đó:
- 06 Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết:
+ Cụm CN tập trung An Khê - thị xã An Khê với quy mô 91,2 ha; + Cụm CN trung Chư Sê - huyện Chư Sê quy mô 51,5 ha;
+ Cụm CN - TTCN Ia Khươl - huyện Chư Păh quy mô 53,91 ha; + Cụm CN Diên Phú - thành phố Pleiku có quy mô 40 ha;
+ Cụm tiểu thủ công nghiệp huyện Ia Grai có quy mô 15 ha; + Cụm tiểu thủ công nghiệp huyện Kông Chro quy mô 15 ha; Tổng diện tích quy hoạch 266,61 ha.
- 04 Cụm công nghiệp do Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt quy hoạch chi tiết:
+ Cụm CN K'Bang - huyện Kbang có quy mô 58,4 ha; + Cụm CN Đăk DjRăng - huyện Mang Yang quy mô 50 ha; + Cụm CN Chư Ty - huyện Đức Cơ quy mô 15,36 ha; + Cụm CN Phú An-huyện Đăk Pơ quy mô 30 ha; Tổng diện tích dự kiến quy hoạch 153,76 ha.
- 07 Cụm công nghiệp đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch và trình Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết và Dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng:
+ Cụm CN Ayun Hạ - huyện Phú Thiện; + Cụm CN Ia Sao - thị xã AyunPa;
+ Cụm CN Bầu Cạn - Thăng Hưng- huyện Chư Prông; + Cụm CN Krông Pa - huyện Krông Pa;
+ Cụm CN Ia Pa - huyện Ia Pa;
+ Cụm CN Đăk Đoa – huyện Đăk Đoa; + Cụm CN Chư Pưh – huyện Chư Pưh.
Thực trạngquản lý quy hoạch:
Trách nhiệm của chính quyền địa phương: Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
- Quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm:. - Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp, kế hoạch đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định sử dụng vốn ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp;
- Quyết định thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp ;
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Thực hiện quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm:
- Lập hồ sơ thành lập, mở rộng, bổ sung cụm công nghiệp trên địa bàn huyện;
- Lập quy hoạch chi tiết, dự án đầu tư xây dựng và tổ chức triển khai đầu tư xây dựng cụm công nghiệp trên địa bàn;
- Tham gia xây dựng quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn; - Lập Đề án thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định;
- Thực hiện công tác thu hồi đất, đền bù, giải phóng mặt bằng, tái định cư để tiến hành xây dựng cụm công nghiệp.
Trách nhiệm của các Sở, ngành: -Sở Công Thương
+ Có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh gồm:
+ Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện quản lý quy hoạch phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
nghiệp trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt;
+ Thẩm định hồ sơ thành lập, mở rộng cụm công nghiệp;
+ Tham gia ý kiến về thiết kế cơ sở dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp và các dự án đầu tư xây dựng công trình trong cụm công nghiệp;
+ Tổng hợp, đánh giá và báo cáo tình hình hoạt động của các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
+ Quản lý hoạt động của các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp. -Sở Kế hoạch & Đầu tư.
+ Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài chính hướng dẫn việc hỗ trợ vốn đầu tư từ ngân sách Nhà nước để xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp;
+ Tổng hợp, lập kế hoạch và bố trí kỳ kế hoạch hàng năm mức vốn hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp cho các huyện, thị xã, thành phố.
+ Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố để thẩm định các dự án đầu tư của các doanh nghiệp vào cụm công nghiệp và trình Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định hiện hành.
+ Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng và xúc tiến kêu gọi đầu tư vào cụm công nghiệp.
-Sở Tài chính.
+ Phối hợp với Sở Kế hoạch & Đầu tư, Sở Công Thương trong việc cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách Trung ương, ngân sách tỉnh hàng năm hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp.
-Sở Nội vụ.
+ Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh về tổ chức bộ máy, nhân sự và kinh phí cho việc thành lập và hoạt động của Trung tâm phát triển các cụm công nghiệp ở cấp huyện.
+ Hướng dẫn nội dung về quy hoạch chi tiết và xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và công trình xây dựng trong cụm công nghiệp.
- Sở Tài nguyên và Môi trường.
+ Hướng dẫn việc quản lý, bảo vệ môi trường cụm công nghiệp;
+ Phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn việc thu phí bảo vệ môi trường trong cụm công nghiệp.
+ Rà soát và đánh giá tình hình sử dụng đất trong các cụm công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 05 Cụm công nghiệp với tổng diện tích là 175,41 ha đã đi vào hoạt động, thu hút 18 dự án đầu tư (trong đó có 09 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 09 dự án đăng ký thuê đất), giải quyết công việc làm cho 608 công nhân lao động. Các doanh nghiệp đầu tư theo đúng ngành nghề đã đăng ký phù hợp với Quy hoạch chi tiết phân khu chức năng và sử dụng hiệu quả diện tích thuê đất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.
- Phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng cụm công nghiệp, kế hoạch đầu tư phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh;
- Quyết định sử dụng vốn ngân sách địa phương hỗ trợ đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp;
- Quyết định thành lập Trung tâm phát triển cụm công nghiệp ;
- Ban hành và chỉ đạo thực hiện cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Những đánh giá về quy hoạch và quản lý quy hoạch CCN trong nông thôn tỉnh Gia Lai
Kết quả đạt được:
Về quy hoạch: Nhìn chung, các cụm công nghiệp sau khi được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đã từng bước tạo mặt bằng cho các nhà máy sản xuất công nghiệp trên địa bàn hoạt động, hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp được
quan tâm đầu tư, công tác kêu gọi và thu hút đầu tư được chú trọng, tập trung các doanh nghiệp vào khu vực sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho lao động tại địa phương, giảm thiểu được ô nhiễm môi trường và tạo điều kiện thuân lợi cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh hiệu quả.
Về đầu tư hạ tầng và hoạt động các doanh nghiệp trong cụm công nghiệp:
- Đã thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư xây dựng hạ tầng cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. đến nay đã có 04 cụm công nghiệp đã đầu tư xây dựng một số hạng mục thuộc hệ thống hạ tầng kỹ thuật với tổng số vốn đầu tư là 71,02 tỷ đồng bằng nhiều nguồn vốn: vốn Trung ương hỗ trợ 9,5 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 61,02 tỷ đồng và vốn từ các doanh nghiệp đầu tư 0,5 tỷ đồng.
- Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 05 Cụm công nghiệp với tổng diện tích là 175,41 ha đã đi vào hoạt động, thu hút 18 dự án đầu tư với tổng vốn đầu tư 250,2 tỷ đồng, dự kiến giải quyết công ăn việc làm cho 608 lao động tại địa phương, trong đó có 09 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 154,2 tỷ đồng, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp (theo giá hiện hành) hơn 155,38 tỷ đồng và 09 dự án đang làm thủ tục đầu tư và thuê đất với tổng vốn đầu tư dự kiến 96 tỷ đồng.
Về kinh tế - xã hội và môi trường: Các cụm công nghiệp bước đầu đã giải quyết mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn với nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu của từng địa phương trong tỉnh; Các dự án đầu tư sản xuất kinh doanh trong cụm công nghiệp đi vào hoạt động đã giải quyết việc làm ổn định cho 608 công nhân lao động góp phần ổn định kinh tế xã hội tại địa phương; Việc hình thành các cụm công nghiệp góp phần khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư do các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ra.
Về nhu cầu đầu tư vào cụm công nghiệp: Hiện nay, việc tổ chức bố trí sản xuất đối với các dự án sản xuất công nghiệp mới, các dự án gây ô nhiễm môi trường trong khu dân cư, nhu cầu về đầu tư sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong các cụm công nghiệp ngày càng tăng. Vì vậy, việc hình thành các Cụm công nghiệp bước đầu giải quyết được mặt bằng sản xuất cho các nhà đầu tư, các nhà máy công nghiệp được quy hoạch tập trung nhằm phát huy được thế mạnh của từng vùng, từng địa phương, góp phần tăng hiệu quả hoạt động của các cụm công nghiệp.
Yếu kém:
Việc quy hoạch còn chậm, chưa triển khai đồng bộ với quy hoạch các khu đô thị, khu dân cư và hạ tầng kỹ thuật ngoài hàng rào, chưa chú trọng gắn với các dịch vụ sản xuất công nghiệp. Chất lượng các khu công nghiệp còn thấp, đa số là doanh nghiệp nhỏ, công nghệ lạc hậu, sản phẩm hàng hoá có hàm lượng công nghệ chưa cao, sức cạnh tranh còn thấp.
Các cụm công nghiệp đang còn trong giai đoạn quy hoạch hoặc đang chờ phê duyệt; nguồn vốn đầu tư cho giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ sở hạ tầng còn thiếu; công tác quản lý ở các cụm công nghiệp còn lỏng lẻo, chưa quy củ; vấn đề môi trường chưa được quan tâm và chưa đáp ứng được các tiêu chuẩn đặt ra.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp chưa gắn với vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động có kỹ thuật, có tay nghề và quan tâm đến người dân tộc thiểu số.
Các hạng mục hạ tầng cụm công nghiệp đầu tư trong nhiều năm, chưa hoàn thiện đồng bộ, các cụm công nghiệp đã được quy hoạch chi tiết nhưng đến nay chưa triển khai (chỉ có 04 cụm công nghiệp xây dựng được một số hạng mục, chiếm khoảng 15% tổng khối lượng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bằng nguồn vốn hỗ trợ từ Bộ Công Thương, vốn ngân sách địa phương và một số ít vốn của
doanh nghiệp), nên đến nay số lượng dự án đầu tư và đi vào hoạt động sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp là không nhiều (18 dự án).
Hiệu quả của công tác thu hút đầu tư, đặc biệt các dự án có vốn đầu tư nước ngoài vào các cụm công nghiệp còn thấp, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến công tác kêu gọi, thu hút các doanh nghiệp vào đầu tư sản xuất kinh doanh trong các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Một số địa phương do chưa đầu tư hoàn chỉnh hạ tầng kỹ thuật và chưa có nhà đầu tư nên còn xảy ra hiện tượng người dân sử dụng đất đã bồi thường giải phóng mặt bằng để canh tác cây ngắn ngày.