Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Gia Lai đến 2020

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 83 - 107)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.1.3. Các chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội của Gia Lai đến 2020

- Tốc độ tăng GDP bình quân giai đoạn 2011-2015 đạt 12,8%/năm, giai đoạn 2016-2020 đạt 12,0%/năm;

- Tổng GDP (giá cố định 1994) năm 2020 tăng gấp 1,7 lần năm 2015 và gấp 3,0 lần năm 2010;

- GDP bình quân đầu người (giá 1994) đạt 34,2 triệu đồng/người vào năm 2015 và 72,2 triệu đồng/người vào năm 2020.

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng khu vực II và III và giảm tỷ trọng khu vực I.

+ Tính theo giá cố định năm 1994, năm 2010 tỷ trọng khu vực I chiếm ~ 36,31% sẽ giảm xuống còn 26,53% vào năm 2015 và 20,08% năm 2020; khu vực II là 35,33% năm 2010, 44,92% năm 2015 và 51,27% năm 2020; khu vực III là 28,35% năm 2010 tăng lên 28,55% năm 2015 và 28,65% năm 2020;

+ Tính theo giá hiện hành thì tỉ trọng khu vực I là 39,84% năm 2010, 35% năm 2015, 28% năm 2020; khu vực II là 32,08% năm 2010, 34% năm 2015, 36% năm 2020; khu vực III là 28,07% năm 2010, 31% năm 2015 và 36% năm 2020.

3.1.4.Mục tiêu phát triển công nghiệp tỉnh Gia Lai đến năm 2020

Mục tiêu phát triển: Phát triển công nghiệp giai đoạn 2011-2015 phải đảm bảo đạt các điều kiện cần thiết, tạo tiền đề để đến năm 2020, Gia Lai cơ bản trở thành một tỉnh Nông nghiệp sang công nghiệp chế biến.

Giai đoạn 2011-2015 dự báo tốc độ tăng trưởng GTSX công nghiệp đạt khoảng 19%/năm. Đến 2015, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá cố định 1994 đạt khoảng 11.636 tỷ đồng. Tùy theo các phương án phát triển,các nhóm ngành chiếm tỷ trọng cao trong Cơ cấu công nghiệp đến 2015 sẽ là nhóm ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm; ngành điện, ngành chế biến gỗ, giấy; ngành VLXD, ngành cơ khí và hoá chất.

- Giai đoạn 2016-2020: Dự báo tăng trưởng công nghiệp sẽ chậm lại, đạt tốc độ bình quân 5 năm vào khoảng 14%/năm. Đến 2020, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá 1994 đạt khoảng 22.400 tỷ đồng. Các ngành chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu công nghiệp tương tự như giai đoạn 2011-2015. Tuy nhiên cơ cấu công nghiệp sẽ chuyển dịch dần theo hướng tăng cao tỷ trọng các ngành công nghiệp mới như thuỷ điện, cơ khí và hoá chất...; các ngành công nghiệp truyền thống như chế biến nông lâm sản thực phẩm, chế biến gỗ, sản xuất VLXD tuy vẫn phát triển nhanh, nhưng tỷ trọng trong cơ cấu công nghiệp sẽ giảm dần.

Định hướng tái cơ cấu sự phân bố công nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai

Tập trung phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, VLXD, công nghiệp hàng tiêu dùng và phát triển thủy điện nhỏ.

Giai đoạn 2011-2020, phấn đấu phát triển kinh tế với tốc độ cao, ổn định, bền vững và hội nhập vững vàng vào các quan hệ kinh tế quốc tế. Tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 11,0-12,5%/năm, GDP bình quân đầu người theo giá 1994 đạt 8,4 triệu đồng vào 2015 và 12,9 triệu đồng vào 2020. Đến 2020 dân số toàn tỉnh vào khoảng 1,59 triệu người. Cơ cấu kinh tế là cơ cấu công nghiệp - dịch vụ - nông nghiệp.

Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp chế biến nông lâm sản, tạo đầu ra vững chắc cho các sản phẩm nông, lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Phát triển công nghiệp năng lượng (thuỷ điện, điện gió, điện mặt trời, cồn nhiên liệu sinh học) để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về năng lượng của thị trường nội địa.

Phát triển sản xuất các mặt hàng phục vụ trực tiếp nhu cầu của địa phương và các tỉnh lân cận trên cơ sở tận dụng nguồn lao động và nguyên, vật liệu tại chỗ (công nghiệp sản xuất VLXD, chế biến nông, lâm sản, thực phẩm, cơ khí, hoá chất phục vụ nông nghiệp…).

Đa dạng hoá các sản phẩm công nghiệp, hình thành chuỗi mắt xích liên kết từ khâu cung cấp tới khâu tiêu thụ, đầu tư và chế biến tinh, chế biến sâu đối với các sản phẩm là thế mạnh của tỉnh;

Chú trọng công tác phát triển và đào tạo nguồn nhân lực cho công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Bảng 3.1. Danh mục các ngành công nghiệp ưu tiên, công nghiệp mũi nhọn trên địa bàn tỉnh Gia Lai đến năm 2020

TT Tên ngành

2011 – 2015 2016 – 2020

Ưu tiên Mũi

nhọn Ưu tiên Mũi

nhọn

1 Chế biến nông, lâm sản x x

Trong đó chế biến đồ gỗ x x

Chế biến tiêu x x

Cà phê x x

Cao su x x

2 Công nghiệp năng lượng x x

Thuỷ điện x x

TT Tên ngành

2011 – 2015 2016 – 2020

Ưu tiên Mũi

nhọn Ưu tiên Mũi

nhọn

3 Công nghiệp hoá chất x x x

Trong đó: xăng dầu sinh

học x x

Các sản phẩm cao su kỹ

thuật cao x x x x

Phân bón x x

Nhựa (nhựa gia dụng, bao bì, chai lọ, ống...; nhựa kỹ thuật)

x x

Dệt may, Da giầy x x

Công nghiệp luyện kim x x

Cơ khí chế tạo (máy nông nghiệp, phương tiện vận tải, điện tử, TBTB…)

x x x

(Trích quy hoạch phát triển CCN đến năm 2020) Bảng 3.2. Dự báo cơ cấu phát triển công nghiệp theo vùng, lãnh thổ đến 2020 Đơn vị tính: %

Huyện, thị xã, thành phố 2020

TP. Pleiku 36,0

TX. An Khê 19,0

Huyện KBang 2,8

Huyện Đăk Đoa 1,8

Huyện, thị xã, thành phố 2020

Huyện Ia Grai 3,0

Huyện Mang Yang 1,8

Huyện Kông Chro 1,0

Huyện Đức Cơ 2,5

Huyện Chư Prông 1,8

Huyện Chư Sê 3,5

Huyện Chư Pưh 1,0

Huyện Đăk Pơ 1,8

Huyện Ia Pa 1,0

Thị xã Ayun Pa 12,0

Huyện Phú Thiện 2,0

Huyện Krông Pa 1,0

Tổng cộng 100,0

3.2.MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CCN TRONG NÔNG THÔN

TỈNH GIA LAI

3.2.1.Nhóm giải pháp về công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch

Tăng cường nâng cao chất lượng công tác quy hoạch CCN: Quy hoạch tổng thể, chi tiết; tạo mối liên kết, hợp tác phát triển.

Tiếp tục quy hoạch một số CCN trong nông thôn.

Nhanh chóng việc thực hiện di dời đối với các nhà máy, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm vào CCN.

Xây dựng mối liên hệ giữa các CCN vói KCN và KKT trên địa bàn tỉnh; với các CCN, KCN và KKT trong Vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung.

Tăng cường thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cẩu đầu tư:

công tác thu hút đầu tu và cấp phép đầu tư vào các CCN theo đúng quy hoạch và định hướng đề ra.

Phối họp với Trung tâm Xúc tiến Đầu tư của tỉnh tổ chức các hội nghị xúc tiến đầu tư có mục tiêu, có địa chỉ cụ thể; liên kết chặt chẽ với các địa phương trong tỉnh để thu hút đầu tư và phân bổ ngành nghề hợp lý.

Phối hợp với các chủ đầu tư kinh doanh hạ tầng các CCN thông tin công khai, minh bạch các chính sách có liên quan thu hút đầu tư vào CCN.

Phối hợp với các cơ quan chức năng, các hiệp hội ngành nghề, hiệp hội doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, định kỳ tiến hành tổ chức các hội chợ nhằm xúc tiến thương mại, tìm đầu ra cho sản phẩm sản xuất từ các CCN.

Phát triển và đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề:

Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo

+ Rà soát, đổi mới chương trình, nội dung đào tạo theo hướng thực tế. + Củng cố, tăng cường, đổi mới lực lượng làm công tác giảng dạy, đào tạo phù họp tiến bộ khoa học và kỹ thuật công nghệ.

+ Rà soát, bổ sung hoàn chỉnh quy hoạch mạng lưới cơ sở đào tạo, dạy nghề

+ Đầu tư nâng cấp thiết bị dạy học, thiết bị thực tập, phòng thí nghiệm, xưởng trường theo hướng cập nhật; mở rộng xã hội hoá, khuyến khích các thành phần kinh tế, các tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển các cơ sở dạy nghề, mở lóp dạy nghề.

Chiến lược liên kết đào tạo: Xây dựng cơ sở liên kết giữa các đơn vị đào tạo nghề của CCN với các trường Đại học, Cao đẳng, Trung học chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh. Xây dựng chương trình riêng đào tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt trong quản lý các CCN.

Chính sách về tuyển dụng, đãi ngộ: Có chính sách cụ thể thu hút lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật vào làm việc tại các CCN; thu hút, đãi ngộ đối

với giáo viên dạy nghề trong các ngành kinh tế mũi nhọn; xúc tiến thành lập các tổ chức đoàn thể.

Nâng cấp trường Cao đẳng nghề Gia Lai để có thể đảm đương nhiệm vụ chuẩn bị nguồn nhân lực cho quá trình phát triển trong tương lai của Gia Lai Khuyến khích phát triển các loại hình dạy nghề tư thục, bán công, trong đó có sự tham gia góp vốn của tư nhân, doanh nghiệp và địa phương.

Nâng cao hiệu quả quản lý CCN:

Thành lập Trung tâm phát triển CCN, là đơn vị sự nghiệp kinh tế có thu trực thuộc UBND cấp huyện.

Tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các chương trình tin học trong quản lý các CCN; cải tiến, họp lý hoá các quy trình nghiệp vụ tại BQL các CCN; nâng cao chất lượng công tác đối thoại với DN đầu tư SXKD trong CCN theo đinh kỳ.

Đề xuất, kiến nghị với các cấp rà soát, bổ sung hoàn thiện và xây dựng mới văn bản pháp luật liên quan; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơ sở trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, môi trường...; xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ trình độ năng lực trong công tác chuyên môn và có đạo đức trong sáng ...

Sở Công Thương là đầu mối trên bình diện quản lý nhà nước về công nghiệp, bao quát tất cả các đối tượng hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp không phân biệt các thành phần kinh tế hoặc mức độ trực thuộc chủ quản;

Đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng và đồng bộ giữa các cơ quan quản lý Nhà nước trên địa bàn, thân thiện với sản xuất kinh doanh;

Thực hiện chỉ đạo và giám sát chặt chẽ trong quá trình thực hiện quy hoạch, hạn chế những thiếu sót, chậm trễ hay cố tình làm sai quy hoạch…

Thực hiện công tác thống kê định kỳ, cập nhật số liệu kịp thời và chính xác nhằm đánh giá và phân tích đúng tình hình để tham mưu cho việc điều hành

phát triển kinh tế nói chung và công nghiệp nói riêng;

Tiến hành công tác kiểm tra rà soát lại hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp quốc doanh trên địa bàn để có căn cứ phân loại doanh nghiệp tạo thuận lợi cho việc đánh giá doanh nghiệp. Đẩy mạnh tiến trình cổ phần hoá, bán hoặc giải thể các doanh nghiệp căn cứ trên phân loại đã được lập; Công khai danh mục các xí nghiệp cần bán, khoán, cho thuê để người dân tham gia thực hiện;

Giải pháp có liên quan đến bộ máy quản lý của các CCN

Xác định vị trí của BQL các CCN trong hệ thống quản lý hành chính nhà nước.

Tiến hành xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, ứng dụng các chương trình tin học quản lý CCN.

Cải tiến, hợp lý hoá các quy trình nghiệp vụ tại BQL các CCN.

Đề xuất, kiến nghị với các cấp rà soát, bổ sung hoàn thiện và xây dựng mới văn bản pháp luật liên quan.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơ sở trên các lĩnh vực quy hoạch, đầu tư, xây dựng, môi trường…

Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ trình độ năng lực trong công tác chuyên môn và có đạo đức trong sáng.

3.2.2. Nhóm giải pháp mở rộng quy mô CCN

-Giải pháp về đầu tư:

Để huy động các nguồn vốn đầu tư thực hiện mục tiêu Quy hoạch trong các CCN, thực hiện phương án huy động vốn cho từng giai đoạn, sắp xếp lựa chọn các dự án ưu tiên nghiên cứu đầu tư, phân kỳ đầu tư hợp lý và có những giải pháp cụ thể, thiết thực nhằm thu hút vốn đầu tư, bảo đảm thực hiện được các mục tiêu đề ra;

- Đối với nguồn vốn ngân sách: ngoài các hạn mục vốn đầu tư của Trung ương cấp cho đầu tư các công trình hạ tầng CCN. Tỉnh sử dụng nguồn vốn

trong khuôn khổ của pháp luật về đất đai, có biện pháp phù hợp để huy động tối đa nguồn vốn từ qũy đất cho phát triển các hệ thống dịch dụ nhằm phát triển các CCN.

- Đối với các nguồn vốn bên ngoài: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp của các nhà đầu tư nhất là các nguồn vốn từ nhà đầu tư nước ngoài.

Xây dựng và thực hiện các cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư vốn phát triển kinh tế, nhất là phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn nông thôn;

-Giải pháp về đất đai

Rà soát quỹ đất trước khi đưa vào quy hoạch; Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất; Đăng ký quyền sử dụng đất đúng theo quy định; thanh tra khiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về luật đất đai; giải quyết các tranh chấp về đất đai.

-Giải pháp về nhóm các vấn đề về khung pháp lý

Tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các cơ chế chính sách đã ban hành như chính sách khuyến khích phát triển công nghiệp nông mới (Nghị định 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 của Chính phủ), phân bổ vốn đầu tư phát triển bằng nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2011-2015 (Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ)...

Chính sách hỗ trợ vốn nhằm giảm nghèo nhanh và bền vững theo tinh thần Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP ngày 27/12/2008 của Chính phủ; Các huyện An Lão, Vân Canh và Vĩnh Thạnh tranh thủ nguồn vốn theo Quyết định 30a để đầu tư phát triển các CCN, thúc đẩy SX phát triển.

Chính sách khuyến khích, hỗ trợ đầu tư ban hành kèm theo Quy định số 21/2015/QĐ-UBND về một số áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thay thế cho quyết định số 05/2012/QĐ-UBND

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1956/QĐ-TTg ngày 27/11/2009; theo đó cần xây dựng danh mục nghề đào tạo, kế hoạch dạy nghề trên cơ sở nhu cầu học nghề của lao động nông thôn, nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề của doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và của thị trường lao động trong và ngoài nước;

Chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã tham dự hội chợ, triển lãm trong nước và nước ngoài ban hành tại Quy định số 21/2015/QĐ-UBND về một số áp dụng trên địa bàn tỉnh Gia Lai thay thế cho quyết định số 05/2012/QĐ-UBND nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp giới thiệu, quảng bá sản phẩm, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ thúc đẩy SX mở rộng và phát triển sớm điền đầy các CCN.

Các cơ sở sản xuất trong các khu, CCN có nhu cầu phát triển, ứng dụng công nghệ mới, nâng cao chất lượng sản phẩm, du nhập ngành nghề mới từ các địa phương khác, đề nghị UBND tỉnh xem xét từng DA cụ thể để hỗ trợ một phần kinh phí và hình thức hỗ trợ (có hoặc không có thu hồi). Nguồn kinh phí này được lấy từ nguồn quỹ khuyến công, Quỹ phát triển khoa học công nghệ, phát triển làng nghề…

Các cơ sở sản xuất được tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận, tìm kiếm khai thác thị trường trong, ngoài nước và được giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp; được giới thiệu miễn phí trên trang web điện tử của tỉnh; được cung cấp miễn phí các thông tin liên quan đến đầu tư và hướng dẫn trình tự thủ tục lập dự án.

3.2.3. Nhóm giải pháp về dịch vụ trong CCN

Dịch vụ cung cấp điện:

-Sở Công thương : Kiểm tra, giám sát việc thực hiện đầu tư và cung cấp điện cho các cụm công nghiệp theo đúng quy định.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 83 - 107)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)