Tình hình thu hút đầu tư vào CCN

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 64 - 68)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.3. Tình hình thu hút đầu tư vào CCN

Hiện nay trên địa bàn tỉnh đã có 05 Cụm công nghiệp với tổng diện tích là 175,41 ha đã đi vào hoạt động, thu hút 18 dự án đầu tư (trong đó có 09 dự án đã hoàn thành đi vào hoạt động, 09 dự án đăng ký thuê đất), giải quyết công ăn việc làm cho 608 công nhân lao động.

Bảng 2.9. Tình hình đầu tư vào sản xuất kinh doanh trong CCN ở nông thôn Gia Lai TT Tên Dự án Tổng vốn đầu Giá trị SX theo giá thực tế (tỷ đồng) Lao động làm việc trong dự án Đăng ký (tỷ đồng) Đã thực hiện (tỷ đồng) Tổng số lao động đang làm việc (người) Lương bình quân (triệu/ người/ tháng) 1 Cụm CN TTCN Diên Phú 110.00 9.00 61.85 317 3.3 2 Cụm CN TTCN Ia Khươl 76.40 56.40 86.30 141.00 3 Cụm CN Đắk Djrăng 25.00 - - 67.00

4 Cụm CN tập trung Chư Sê 32.00 12.00 7.23 53.00 4.8

5 Cụm CN TT Kông Chro 6.75 6.75 30.00

Tổng cộng 250.2 154.2 155.4 608

Các doanh nghiệp đầu tư theo đúng ngành nghề đã đăng ký phù hợp với Quy hoạch chi tiết phân khu chức năng và sử dụng hiệu quả diện tích thuê đất để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Cụ thể như sau:

Cụm công nghiệp Diên Phú - TP.Pleiku:

Có 04 đơn vị đã đầu tư xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 46 tỷ đồng, hằng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế hơn 61,85 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 132 lao động. Cụ thể:

- Dự án sản xuất bê tông đúc sẵn - Công ty cổ phần xây dựng và sản xuất kinh doanh vật liệu xanh có tổng vốn đầu tư nhà máy 3 tỷ đồng, diện tích đất dự án 0,23 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 5,85 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 15 lao động.

- Dự án sản xuất, lắp ráp cơ khí - Công ty Cổ phần Điện Gia Lai và Công ty xây dựng bê tông ly tâm có tổng vốn đầu tư nhà máy 29 tỷ đồng, diện tích đất dự án 1,54 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 7,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 30 lao động.

- Dự án Nhà máy chế biến gỗ - Công ty TNHH Minh Dương Kon Tum có tổng vốn đầu tư nhà máy 10 tỷ đồng, diện tích đất dự án 0,75 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 45 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 80 lao động.

- Dự án Nhà máy tinh luyện và xuất nhập khẩu Ong mật Gia Lai - Công ty TNHH nuôi và xuất nhập khẩu Ong mật Gia Lai có tổng vốn đầu tư nhà máy 4 tỷ đồng, diện tích đất dự án 0,44 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 3,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 07 lao động.

Cụm công nghiệp Ia Khươl - Chư Păh:

Có 03 đơn vị đã đầu tư xây dựng nhà máy và đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư 56,4 tỷ đồng, hằng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp theo giá thực tế hơn 86,3 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 141 lao động. Cụ thể:

- Dự án Nhà máy chế biến gỗ - Công ty Cổ phần Công nghiệp và dịch vụ cao su Chư Păh, có công suất 3.400 m3/năm, diện tích đất dự án 6,4 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 63 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 45 lao động.

- Dự án Nhà máy chế biến hàng mộc dân dựng - Công ty TNHH MTV Huynh Đệ và Công ty TNHH MTV Anh Tú hợp tác đầu tư 01 nhà xưởng chế biến gỗ xẻ sơ chế; quy mô: 3.000 m3 gỗ phôi/năm và 1.800 m3 gỗ xẻ/năm, diện tích đất dự án 1,89 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 21,5 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 32 lao động.

- Dự án Nhà máy sản xuất bột nhang - Hộ kinh doanh Nguyễn Trường Thịnh; công suất 490 tấn/năm, diện tích đất dự án 0,55 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 1,8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 09 lao động.

Cụm công nghiệp nghiệp Đăk Djrăng - huyện Mang Yang: Có 02 đơn

vị thỏa thuận và đăng ký đầu tư với tổng vốn đầu tư 25 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho 67 lao động. Cụ thể:

- Dự án Nhà máy sản xuất phân vi sinh, tiêu sạch và thức ăn gia súc - Công ty Cổ phần Hoàng Anh Gia Lai đang làm thủ tục xin thuê đất triển khai thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư 21 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho 45 lao động.

- Dự án Nhà máy sản xuất chén hứng mủ cao su - Công ty Cổ phần thương mại Xuân Phú Gia Lai đang làm thủ tục xin thuê đất triển khai thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư 04 tỷ đồng, dự kiến giải quyết việc làm cho 22 lao động.

Cụm công nghiệp tập trung Chư Sê:

Nhà máy chế biến Bông vải - Chi nhánh Công ty cổ phần Bông Việt Nam tại Gia Lai, có công suất 4.000 tấn/năm, diện tích đất dự án 2,6 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 7,23 tỷ đồng, giải quyết việc làm

cho 16 lao động.

+Đơn vị sản xuất, kinh doanh đang thỏa thuận và đăng ký đầu tư:

Nhà máy chế biến cà phê nhân thành phẩm xuất khẩu - Công ty CP đầu tư và xuất nhập khẩu Cà Phê Tây Nguyên đang làm thủ tục xin thuê đất triển khai thực hiện dự án với tổng vốn đầu tư 20 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 37 lao động (chưa thực hiện đầu tư).

Cụm công nghiệp tập trung Kông Chro:

Nhà máy chế biến đá ốp lát - Công ty TNHH Trọng Nguyên có công suất 40.000 m2/năm, diện tích đất dự án 0,67 ha, hàng năm đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp hơn 8 tỷ đồng, giải quyết việc làm cho 30 lao động.

Cụm Công nghiệp Iasao: Hiện nay CCN này đã được cấp vốn của Trung ương 6 tỷ đồng, nhưng còn vướng mắc cơ chế chính sách tại địa phương chưa phù hợp nên UBND tỉnh Gia Lai chưa cho phép tiếp nhận vốn để tiến hành đầu tư cơ sở hạ tầng.

Cụm Công nghiệp Chư Prông; Cụm Công nghiệp Ia Grai; Cụm CN Phú An ;Cụm CN TTCN Ayun Hạ ; Cụm CN Ia Pa.

Các cụm công nghiệp này đã được phê duyệt trong quy hoạch nhưng tình hình thực tế ngân sách của địa phương còn hạn chế hơn nữa nền kinh tế cả nước thời gian gần đây gặp nhiều khó khăn chỉ số giấ tiêu dùng tăng cao, giá trị sản xuất công nghiệp giảm, kim ngạch xuất khẩu không tăng nên việc phát triển kinh tế thời gian này không thuận lợi vì vậy việc kêu gọi các nhà đầu tư vào thuê đất tại các Cụm công nghiệp này cần phải có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư thì mới có triển vọng. Theo nhận định đánh giá của các chuyên viên quản lý CCN hiện nay cơ chế chính sách hỗ trợ cho các doanh nghiệp đầu tư vào các Cụm công nghiệp còn nhiều bất cập nên các cụm công nghiệp trên đang dừng lại ở mức độ quy hoạch, giữ đất nhằm định hướng cho công nghiệp phát triển trong những năm tới còn hiện tại với nền kinh tế chung hiện nay chưa có vốn

đầu tư vào cơ sở hạ tầng đồng thời chưa có doanh nghiệp đăng ký thuê đất tại các CCN này.

Hiệu quả kinh tế - xã hội:

Các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh hầu hết mới được hình thành, một số cụm công nghiệp đã có nhà đầu tư đi vào sản xuất - kinh doanh, còn các cụm công nghiệp khác mới chỉ có các nhà đầu tư cam kết thuê đất để xây dựng nhà máy. Nên hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội là rõ nét nhưng chỉ mới là bước đầu. - Về kinh tế: Các doanh nghiệp sản xuất trong các cụm công nghiệp đã đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp năm 2015 trên 163 tỷ đồng và nộp ngân sách gần 15 tỷ đồng ;

- Xã hội: Đã giải quyết việc làm cho hơn 300 lao động là người địa phương trong tỉnh. Đồng thời, đã giải quyết mặt bằng sản xuất cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất gây ô nhiễm môi trường ở khu dân cư di dời vào cụm công nghiệp;

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp tham gia đầu tư sản xuất ở nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, khai thác tốt tiềm năng, lợi thế về nguồn nguyên liệu của từng địa phương trong tỉnh; góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế-xã hội, thực hiện chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)