Tài nguyên thiên nhiên

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 35 - 39)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên rừng:Rừng tự nhiên của Gia Lai chiếm đến 95% diện tích đất lâm nghiệp, còn lại là rừng trồng. Rừng Gia Lai có hệ động thực vật phong phú, đa dạng về giống, loài, có giá trị lớn về kinh tế và phòng hộ, điều hoà khí hậu và bảo vệ môi trường. Rừng Gia Lai có nhiều loại gỗ quý và các loài động vật quý hiếm có tên trong sách đỏ. Tuy nhiên nạn phá rừng, săn bắn trái phép động vật…đang ngày càng đe doạ nghiêm trọng đến hệ động, thực vật của rừng Gia Lai.

Trong giai đoạn vừa qua, sản lượng khai thác bình quân đạt khoảng 160-180 ngàn m3/năm, thấp hơn chỉ tiêu khai thác hàng năm. Ngoài ra, Gia Lai vẫn còn quỹ đất để phát triển trồng rừng, trồng cây nguyên liệu.

Tài nguyên nước:

Nguồn nước mặt: Tổng trữ lượng nước mặt của Gia Lai vào khoảng 23 tỷ m3, phân bố trên 3 hệ thống sông chính là sông Ba, sông Sê San và sông SêrêPôk. Ngoài ra, Gia Lai còn có rất nhiều hồ tự nhiên và nhân tạo như Biển Hồ có trữ lượng nước 42 triệu m3, hồ Ayun Hạ có trữ lượng nước 253 triệu m3

và các hồ như Ia Mơ, Ia Rung… là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho dân cư.

Nguồn nước ngầm: Lượng mưa hàng năm trên địa bàn khá lớn cùng với khả năng thấm giữ nước của một số thành tạo địa chất, đặc biệt là bazan, đã tạo ra cho Gia Lai một nguồn nước ngầm khá phong phú với trữ lượng được đánh giá ở cấp C2 khoảng 1,422 triệu m3/ngày. Nguồn nước ngầm này đóng vai trò rất quan trọng trong việc cấp nước cho Gia Lai nhất là trong những tháng vào mùa khô.

Tài nguyên khoáng sản: Gia Lai có một số tiềm năng về tài nguyên khoáng sản. Theo các tài liệu địa chất hiện có, đến nay trên địa bàn đã phát hiện được 301 điểm mỏ và biểu hiện khoáng hoá với 43 chủng loại khoáng sản. Các loại khoáng sản chính bao gồm:

Khoáng sản kim loại: Đã phát hiện một mỏ và 4 điểm mỏ boxit nằm ở vùng Kon Hà Nừng, đã được thăm dò và đánh giá trữ lượng cấp C2 là 210,5 triệu tấn với hàm lượng Al2O3: 33,76%-51,75%; SiO2: 14,04%. Ngoài ra còn có sắt với trữ lượng cấp C1+C2 là 250.000 tấn, chì, thiếc, molipden, kẽm, asen, vonfram nhưng trữ lượng quy mô nhỏ và chưa được điều tra kỹ.

Khoáng sản vàng, đá quý và bán quý: Đã phát hiện 73 điểm khoáng hoá vàng trong đó có 66 điểm quặng gốc, 6 điểm sa khoáng và 1 điểm biểu hiện

khoáng sản. Các vùng có triển vọng về vàng là Kông Chro, Ia Mơ, Krông Pa, Ayun Pa. Đá quý đã được tìm thấy ở một số nơi, song chưa được điều tra nghiên cứu chi tiết. Các biểu hiện đá quý bao gồm rubi phân bố ở nam Chư Sê, Biển Hồ; opan, canxedon ở Chư Sê; olivinit ở Biển Hồ, Mang Yang...

Khoáng sản vật liệu xây dựng:

+ Laterit: Đã phát hiện 1 điểm mỏ nhỏ laterit ở xã An Phú (Pleiku) có trữ lượng cấp C2+P là 90 ngàn tấn và 9 điểm biểu hiện khoáng hoá, phân bố ở Chư Păh, Ia Grai, Chư Prông, Chư Sê, Ayun Pa và An Khê.

+ Cát: Đã phát hiện 12 điểm biểu hiện khoáng hoá và một số điểm trong đang được khai thác. Tuy nhiên chưa có những điều tra đánh giá về trữ lượng và chất lượng. Những mỏ này chủ yếu phân bố ở các huyện Chư Păh, Mang Yang, An Khê, Ayun Pa, Krông Pa. Cát xây dựng được phân bố dọc theo sông suối, có chất lượng từ trung bình đến tốt, tương đối sạch.

+ Bazan và ryolit: Là loại khoáng sản có tiềm năng lớn trên địa bàn, gồm 1 mỏ nhỏ và 25 điểm khoáng hoá bazan, 1 điểm khoáng ryolit, phân bố trên địa bàn 10 huyện, thị trong tỉnh. Đa số đang được khai thác và sử dụng. Tuy nhiên việc quy hoạch và thiết kế khai thác còn nhiều bất cập.

+ Đá granit và đá xây dựng: Đã phát hiện được 12 điểm biểu hiện khoáng hoá. Một số điểm đã được đánh giá đến cấp P1+P2. Một số điểm mỏ đã được khai thác, mặc dù chưa được điều tra địa chất chi tiết. Triển vọng có nhiều điểm mỏ có quy mô lớn (>7,5 triệu m3) và trung bình (1,5-7,5 triệu m3).

+ Đá granit ốp lát: Đã phát hiện được 6 điểm khoáng hoá, đa phần có trữ lượng lớn, chất lượng tốt, màu sắc đẹp và có giá trị kinh tế cao như điểm Bắc Biển Hồ (tài nguyên cấp P1 là 17,1 triệu m3), điểm Chư A Thai (tài nguyên cấp P là 240 triệu m3). Các điểm Ia Pếch, Ia Piar, Chư Dah, Ia Khươl chưa được đánh giá địa chất chi tiết.

sản xuất gạch ngói có chất lượng trung bình, một số điểm đang được khai thác để sản xuất gạch.

+ Sét xi măng: có 1 mỏ nhỏ, hiện đang được khai thác.

+ Đá vôi sản xuất xi măng: Có 2 mỏ nguyên liệu đang được khai thác để sản xuất xi măng. Tuy nhiên trữ lượng chỉ đảm bảo cho 10 năm tới. Ngoài ra còn có 9 biểu hiện khoáng hoá. Trong đó có 2 điểm có tài nguyên được dự báo đến cấp P. Số còn lại chưa được đánh giá địa chất chi tiết.

+ Puzơlan: Đã phát hiện được 2 mỏ với tổng trữ lượng cấp C1 là 3,6 triệu tấn và 4 điểm khoáng hoá. Các mỏ và điểm mỏ này đều đủ tiêu chuẩn làm phụ gia và nguyên liệu sản xuất xi măng, sản xuất VLXD không nung.

Các khoáng sản khác:

+ Xạ và đất hiếm: Đã phát hiện có 6 điểm dị thường xạ và 1 điểm dị thường đất hiếm quy mô nhỏ.

+ Than nâu: đã phát hiện được 4 điểm than nâu với tổng trữ lượng trên 60 triệu tấn. Tuy nhiên các điểm than này chủ yếu dạng mạch nhỏ, lại nằm sâu dưới mặt đất nên chưa có ý nghĩa kinh tế trong giai đoạn hiện nay.

+ Khoáng chất công nghiệp: Đã phát hiện có than bùn, fluorit, diatomit, zeolit, bentonit. Ngoài ra trên địa bàn còn phát hiện có các nguyên liệu kỹ thuật, cao nhôm, gốm sứ và vật liệu chịu lửa như talc, silimanit, volastonit, felspat, kaolin, sét chịu lửa, macsalit, dolomit, magnezit. Trong đó điểm quặng magnezit đang thăm dò và được đánh giá có nhiều tiềm năng để đầu tư khai thác, còn lại nhìn chung các điểm mỏ khác đều có quy mô nhỏ, chất lượng không cao, điều kiện kinh tế, kỹ thuật khai thác chưa cho phép phát triển ở quy mô công nghiệp.

+ Nước khoáng và nước nóng: Có 3 điểm nước khoáng và 2 điểm nước nóng, trong thời gian tới cần được nghiên cứu để đưa vào sử dụng.

bao gồm vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và là tổng hợp các nguồn lực vốn có của CCN,

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)