Tình hình quy mô các cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 58 - 64)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.2. Tình hình quy mô các cụm công nghiệp

Tình hình này được thể hiện không chỉ ở số lượng cụm công nghiệp ở nông thôn mà còn diện tích các CCN.

Đến nay có 11 cụm công nghiệp đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 297,42 ha, gồm: Cụm công nghiệp Diên Phú (thành phố Pleiku); Cụm công nghiệp tập trung Chư Sê

(huyện Chư Sê); cụm công nghiệp Ia Khươl (huyện Chư Păh); cụm công nghiệp Đăk Djrăng (huyện Mang Yang); cụm công nghiệp Ia Sao (thị xã Ayun Pa); cụm công nghiệp Ia Grai (huyện Ia Grai); Cụm công nghiệp Kông Chro (huyện Kông Chro);cụm công nghiệp Chư Prông (huyện Chư Prông); cụm công nghiệp Phú An (huyện Đăk Pơ); cụm công nghiệp Phú Thiện (huyện Phú Thiện); cụm công nghiệp Ia Pa (huyện Ia Pa). Tình hình này sẽ được thể hiện qua bảng số 7.

Bảng 2.7. Diện tích các CCN ở nông thôn tỉnh Gia Lai STT Tên cụm CN Diện tích đã được phê duyệt QHCT (ha) Diện tích đất đã đền bù, giải phóng mặt bằng Diện tích đất đã

cho thuê Diện tích đất đang đăng thuê Diện tích mặt bằng sạch Diện tích đất bị chiếm dụng Diện tích đất sử dụng đúng mục đích Diện tích đất sử dụng sai mục đích 1 Cụm CN TTCN Diên Phú 40 40 0 6.52 0 3.56 2 Cụm CN TTCN IaKhươl 53.91 3.91 0 12.04 0.00 3.26 3 Cụm CN Đắk Djrăng 15 10.5 0 0 0 9.2

4 Cụm CN tập trung Chư Sê 51.5 3.80 0 2.60 0 1.36

5 Cụm CN Ia Sao 15 0 0 0 0 0 6 Cụm CN Chư Prông 15 14.85 0 0 0 0 7 Cụm CN Ia Grai 15 9.61 0 0 0 0 8 Cụm CN TT Kông Chro 15 0.67 0 0.67 0 0 9 Cụm CN Phú An 15 0 0 0 0 0 10 Cụm CN TTCN Ayun Hạ 47.01 0 0 0 0 0 11 Cụm CN Ia Pa 15 0 0 0 0 0 Tổng cộng 297.42 133.34 0 21.83 0.00 17.38

(Nguồn: Sở Công thương Gia Lai)

Với 11 CCN ở nông thôn hiện nay đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Gia Lai phê duyệt quy hoạch chi tiết với tổng diện tích 297,42 ha, trong đó có 07 cụm công nghiệp đã tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng 133,34 ha, chiếm 44,83% diện tích đất cụm công nghiệp, diện tích đất chưa đền bù giải phóng mặt bằng 164,08 ha, chiếm 55,17%; không có diện tích đất bị các tổ chức, cá nhân chiếm dụng, không có diện tích sử dụng sai mục đích. Diện tích đất đã được cho thuê và sử dụng đúng mục đích 21,83 ha, chiếm 7,3% tổng diện tích

đất cụm công nghiệp; diện tích đất đang làm thủ tục thuê đất 17,38 ha, chiếm 5,84% tổng diện tích đất cụm công nghiệp. Cụ thể:

Cụm công nghiệp Diên Phú - thành phố Pleiku:

Diện tích quy hoạch 40ha, Ủy ban nhân dân thành phố Pleiku đã triển khai tổ chức đền bù và giải phóng mặt bằng 40 ha, đạt 100%. Đến nay, đã cho 08 doanh nghiệp thuê đất với diện tích 6,52 ha, chiếm 16,3% diện tích đất cụm công nghiệp (có 04 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích 2,96 Ha và 04 doanh nghiệp đang xây dựng với diện tích 3,56 Ha). Không có diện tích đất bị chiếm dụng và diện tích đất cho thuê được các doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích.

Cụm công nghiệp Ia Khươl - huyện Chư Păh:

Diện tích quy hoạch 53,91ha, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức đền bù và giải phóng mặt bằng 53,91ha, đạt 100%. Đến nay, đã cho 05 doanh nghiệp thuê đất với diện tích 12,1 ha, chiếm 22,4% diện tích đất cụm công nghiệp (có 03 doanh nghiệp đang hoạt động với diện tích 8,84 Ha và 02 doanh nghiệp đang xây dựng với diện tích 3,26 Ha). Không có diện tích đất bị chiếm dụng và diện tích đất cho thuê được các doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích.

Cụm công nghiệp Đăk Djrăng - huyện Mang Yang:

Diện tích quy hoạch 15 ha, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức đền bù và giải phóng mặt bằng 10,5 ha, đạt 70%. Đến nay, đã có 02 doanh nghiệp đăng ký vào cụm công nghiệp với diện tích 9,2 ha, chiếm 61,3% diện tích đất cụm công nghiệp. Không có diện tích đất bị chiếm dụng. Trên thực tế hiện nay trong cụm công nghiệp một số diện tích đã đền bù do chưa có nhà đầu tư nên có một số hộ dân sử dụng để canh tác cây trồng, các hộ dân trên cam kết khi có nhà đầu tư vào cụm công nghiệp sẽ bàn giao lại mặt bằng.

Cụm công nghiệp tập trung Chư Sê – huyện Chư Sê:

giải phóng mặt bằng 3,8 ha, đạt 7,4 %. Đến nay, đã cho 01 doanh nghiệp thuê đất đang hoạt động với diện tích 2,6 ha, chiếm 5% diện tích đất cụm công nghiệp và 01 doanh nghiệp thuê đất đang làm thủ tục đầu tư với diện tích 1,36 ha, chiếm 2,7% diện tích đất cụm công nghiệp. Không có diện tích đất bị chiếm dụng và diện tích đất cho thuê được các doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích.

Cụm công nghiệp Chư Prông – huyện Chư Prông:

Diện tích quy hoạch 15 ha, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức đền bù và giải phóng mặt bằng 14,85 ha, đạt 99 %. Đến nay, chưa có doanh nghiệp nào thuê đất. Không có diện tích đất bị chiếm dụng.

Cụm công nghiệp IaGrai – huyện IaGrai:

Diện tích quy hoạch 15 ha, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức đền bù và giải phóng mặt bằng 9,61 ha, đạt 64,1%. Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân huyện, trong diện tích đất cụm công nghiệp có 2,8 ha đất đã đền bù nhưng các hộ dân vẫn còn đang sử dụng để canh tác cây trồng do chưa có nhà đầu tư, các hộ dân trên cam kết khi có nhà đầu tư vào cụm công nghiệp sẽ bàn giao lại mặt bằng.

Cụm công nghiệp tập trung Kông Chro – huyện Kông Chro:

Diện tích quy hoạch 15 ha, Ủy ban nhân dân huyện đã tổ chức đền bù và giải phóng mặt bằng 0,67 ha (với nguồn vốn do Công ty TNHH Trọng Nguyên đóng góp), đạt 4,5 %. Đến nay, đã cho 01 doanh nghiệp thuê đất với diện tích 0,67 ha. Không có diện tích đất bị chiếm dụng và diện tích đất cho thuê được các doanh nghiệp sử dụng đúng mục đích.

Các cụm công nghiệp còn lại: Cụm công nghiệp Ia Sao - thị xã Ayun Pa, Cụm công nghiệp Phú An – huyện Đăk Pơ, Cụm công nghiệp tiểu thủ công nghiệp Ayun Hạ – huyện Phú Thiện và Cụm công nghiệp Ia Pa - huyện Ia Pa chưa thực hiện công tác giải phóng mặt bằng.

Bảng 2.8. Tình hình đầu tư mở rộng quy mô CCN

Tên Cụm công nghiệp

Tổng nhu cầu vốn (theo Quyết định phê

duyệt quy hoạch chi tiết) (tỷ đồng) Tổng vốn đã đầu (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)

Cụm công nghiệp Diên Phú 80.81 50.87 62.94

Cụm công nghiệp Ia Khươl 37.15 13.17 35.46

Cụm công nghiệp Đăk DJrăng 24.00 6.48 27.00

Cụm công nghiệp Kông Chro 9.91 0.50 5.04

Tổng cộng 151.88 71.02 46.76

(Nguồn: Sở Công thương Gia Lai)

Đến nay, có 04 cụm công nghiệp đang đầu tư hạ tầng với tổng số vốn đầu tư 71,02 tỷ đồng, trong đó :

Cụm công nghiệp Diên Phú - TP.Pleiku:

Theo Quyết định số 92/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổng mức đầu tư hạ tầng 80,81 tỷ đồng, đến nay đã triển khai thực hiện đầu tư với số tiền 50,87 tỷ đồng bằng nguồn vốn địa phương, đạt 62,94%. Cụ thể:

- Giải phóng mặt bằng và san ủi mặt bằng: 6,92 tỷ; - Hệ thống điện và điện chiếu sáng: 9,03 tỷ;

- Đường giao thông: 17,57 tỷ;

- Cấp thoát nước và xử lý nước thải: 16,2 tỷ; - Hệ thống cây xanh: 0,82 tỷ;

- Các hạng mục khác: 0,33 tỷ;

- Số còn lại : Chưa có vốn chưa, có nguồn đầu tư

Cụm công nghiệp Ia Khươl - Chư Păh:

ban nhân dân tỉnh phê duyệt tổng mức đầu tư hạ tầng 37,15 tỷ đồng, đến nay đã triển khai thực hiện đầu tư với số tiền 13,17 tỷ đồng, đạt 35,45%, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 6 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 7,17 tỷ đồng. Cụ thể:

- Giải phóng mặt bằng và san ủi mặt bằng 5,17 tỷ, trong đó nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 3 tỷ đồng, ngân sách địa phương 2,17 tỷ đồng;

- Hệ thống điện và điện chiếu sáng: 3 tỷ;

- Đường giao thông 4,5 tỷ, trong đó nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ 3 tỷ đồng, ngân sách địa phương 1,5 tỷ đồng;

- Các hạng mục khác: 0,5 tỷ.

- Số còn lại : Chưa có vốn chưa, có nguồn đầu tư

Cụm công nghiệp nghiệp Đăk Djrăng - huyện Mang Yang:

Theo Quyết định số 97/QĐ-UBND ngày 27 tháng 01 năm 2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổng mức đầu tư hạ tầng giai đoạn 01 là 24 tỷ đồng. đến nay đã triển khai thực hiện đầu tư với số tiền 6,48 tỷ đồng, đạt 27%, trong đó vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ 3,5 tỷ đồng, vốn ngân sách địa phương 2,98 tỷ đồng chủ yếu tập trung vào đầu tư xây dựng đường giao thông cụm công nghiệp. Số tiền còn lại chưa có vốn chưa, có nguồn đầu tư.

Cụm công nghiệp tập trung Kông Chro:

Theo Quyết định số 782/QĐ-UBND ngày 03 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, tổng mức đầu tư hạ tầng là 9,91 tỷ đồng. Do chưa có vốn đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp nên đến nay cụm công nghiệp chưa đầu tư hạ tầng kỹ thuật và mới giải phóng mặt bằng 0,67 ha với số tiền 0,5 tỷ đồng từ nguồn vốn của doanh nghiệp.

Hiện nay còn 7 CCN chưa đầu tư cơ sở hạ tầng, đó là Cụm Công nghiệp Chư sê; Cụm Công nghiệp Ia Sao; Cụm công nghiệp Chư Prông; Cụm công nghiệp Ia Grai; Cụm công nghiệp Phú An; Cụm CN TTCN Ayun Hạ Cụm

Công nghiệp Iapa. Trong đó Cụm Công nghiệp chư sê mặc dù chưa được đầu tư cơ sở hạ tầng nhưng vẫn có doanh nghiệp đang hoạt động, vốn đầu tư cho công trình giao thông, điện, nước do doanh nghiệp hoạt động trong Cụm công nghiệp tự đầu tư.

Các cụm công nghiệp còn lại đang trong giai đoạn kêu gọi các nhà đầu tư tham gia; Đồng thời Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã đang xúc tiến các thủ tục tranh thủ nguồn vốn hỗ trợ từ Trung ương và của tỉnh. Đến thời điểm này đang trong giai đoạn chờ cấp vốn, chưa có đơn vị nào kinh doanh đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển cụm công nghiệp trong nông thôn tỉnh gia lai (Trang 58 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)