8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty bao gồm
a. Quy mô công ty
Quy mô của công ty có thể được xem xét ở các góc độ về vốn, số lượng lao động hay doanh thu. Cơ sở để phân loại một công ty là lớn, vừa hay nhỏ
tùy thuộc vào mỗi nền kinh tế quốc gia hay lãnh thổ và mỗi nghiên cứu đặc thù.
Narware(2010) trong nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng việc định giá và khả năng sinh lợi tại Malaysia đã chỉ ra quy mô công ty là một trong các yếu tố quan trọng. Trong nghiên cứu của Dumbrava (2010) trong nghiên cứu về
phân tích hiệu quả hoạt động của công ty tại Romania cũng chỉ ra tương tự. Kim và Burnie (2002) đã sử dụng ROA đểđo lường hiệu quả hoạt động và nhận thấy rằng những công ty có quy mô nhỏ hoạt động hiệu quả hơn các công ty quy mô lớn trong điều kiện kinh tế thuận lợi. Nhưng khi nền kinh tế
xấu đi thì các công ty có quy mô nhỏ lại có hiệu quả kém hơn và rủi ro phá sản cao hơn.
b. Tuổi công ty
Theo các nghiên cứu của Robert Panco, Helaine J. Korn (1999) thì tuổi của một công ty là nhân tố ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của một công ty.
Bruderl và Schussler (1990) cho rằng đối với những công ty thì rủi ro tăng lên trong thời gian ban đầu tồn tại và sẽ giảm sau đó. Công ty mới sẽ mất nhiều thời gian, chi phí đểđể đưa công ty vận hành một cách bình thường. Và những công ty ở giai đoạn khởi sự sẽ cần thời gian để thiết lập mối quan hệ
với khách hàng, nhà cung cấp, và cả đối thủ cạnh tranh. Do đó rủi ro đối với các công ty có tuổi đời non trẻ là rất lớn. Và để công ty có thể tăng hiệu quả
hoạt động của mình cần phải có thời gian.
c. Yếu tố quản trị công ty
Bên cạnh yếu tố quy mô, tuổi đời công ty thì yếu tố quan trọng quyết
định đến hiệu quả của công ty chính là khả năng quản trị công ty đó là việc công ty phân bổ sử dụng các nguồn lực của công ty. Hiệu quả của việc này
được thể hiện qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính đánh giá hiệu quả hoạt động của công ty như: hiệu quả quản lý tài sản, hiệu quả quản lý tài sản cố định, hiệu quả quản lý hàng tồn kho, khả năng sinh lời…
Trong nghiên cứu của Hyewon Youn và Zheng Gu (2013) về phân tích các nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động của ngành nhà nghỉ, khách sạn tại Hàn Quốc đã sử dụng chỉ tiêu ROA để đo lường hiệu quả hoạt động. Hai ông đã thực hiện hồi quy các chỉ số tài chính như khả năng thanh toán, cấu trúc vốn, khả năng sinh lời, tỷ lệ chi phí hoạt động. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra hai nhân tố ảnh hưởng lớn đên hiệu quả hoạt động ngành nhà nghỉ, khách sạn ở Hàn Quốc là chi phí hoạt động và cấu trúc vốn vì chi phí hoạt
động của ngành chiếm tỷ lệ vào và các công ty vay nợ quá nhiều.
tác giả Nicolescu Elena Irina (2011) đã thực hiện hồi quy các chỉ số tài chính như: tỷ trọng tài sản cố định, tăng trưởng doanh thu, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ
lãi vay trên lợi nhuận hoạt động, chỉ số P/E để xem xét tác động lên ROE của công ty. Kết quả cho thấy hiệu quả tài chính phản ánh qua ROE của các công ty chịu ảnh hưởng bởi doanh thu, khả năng chi trả lãi vay, đòn bẩy tài chính và tỷ trọng tài sản cố định.
Luận văn Thạc sĩ của Võ Đức Nghiêm (2013) về Phân tích hiệu quả hoạt
động của các công ty ngành BĐS trên thị trường chứng khoán Việt Nam cũng thực hiện hồi quy ROA theo các biến là các tỷ số tài chính như: số vòng quay khoản phải thu, vòng quay hàng tồn kho, tỷ lệ lãi gộp…Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh phản ánh qua chỉ tiêu ROA của công ty bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: tỷ trọng TSCĐ, đòn bẩy tài chính, tỷ lệ lãi gộp, tỷ lệ chi phí bán hàng và quản lý công ty trên doanh thu.