8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.3.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính
Hiệu quả tài chính phản ánh kết quả hoạt động tài chính của công ty,
được đo lường thông qua chỉ tiêu tỉ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (return on equity- ROE).
Theo Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) dựa vào phương trình Dupont, phân tích chỉ tiêu ROE có thể thấy rằng hiệu quả tài chính bịảnh hưởng bởi 3 nhân tố: hiệu quả kinh doanh, cấu trúc tài chính và thuế suất thuế thu nhập công ty. Trong đó có thể thấy hiệu quả kinh doanh tỉ lệ thuận với hiệu quả tài chính, cấu trúc tài chính có thể có quan hệ tỉ lệ thuận hay nghịch với hiệu quả tài chính.
Sơđồ Dupont và các nhân tố ảnh hưởng:
Sau một vài phép biến đổi ta có:
ROE = [RE + (RE-r) x ĐBTC]x(1-T) Trong đó:
- RE: Tỷ suất sinh lời kinh tế của tài sản. - r: lãi suất vay.
- ĐBTC: = Nợ phải trả/VCSH.
Công thức đã chỉ ra một giới hạn quan trọng mà DN phải vượt qua để lợi dụng khía cạnh tích cực của hệ số ĐBTC: RE>r.
- Khi RE > r : ROE được “khuyếch đại” với hệ số ĐBTC, DN có xu hướng sẽ tăng mức sinh nợ để đạt được ROE mục tiêu. Việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của DN tăng lên. Trong trường hợp này ĐBTC được gọi là đòn bẩy dương, “DN nên vay thêm để kinh doanh nếu có nhu cầu mở
rộng kinh doanh”
ROE
ROA 1/(1 – Tỷ suất nợ)
Tỷ suất LNST trên doanh thu
Hiệu suất sử dụng tài sản Doanhthu Chi phí Hiệu suất TSCĐ Hiệu suất TSLĐ X X
- Khi RE = r : ROE không phụ thuộc vào hệ số ĐBTC.
- Khi RE < r : ROE bị “thu nhỏ” với hệ số ĐBTC, DN có xu hướng giảm mức sinh nợ để đạt được ROE mục tiêu. Việc vay nợ sẽ làm cho hiệu quả tài chính của DN giảm và rủi ro của DN tăng lên vì hệ số tự tài trợ giảm. Trong trường hợp này ĐBTC được gọi là đòn bẩy âm. DN không nên vay thêm để
kinh doanh. Nếu có nhu cầu mở rộng kinh doanh thì nên cân nhắc lại vì càng vay thì DN càng lỗ, trước hết nên tổ chức lại công việc kinh doanh hoặc thay
đổi lĩnh vực kinh doanh.