8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.3. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của
của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam
Trước khi xây dựng mô hình, tác giả xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam ở mục 1.3.1 của chương 1. Dựa trên những lý thuyết cũng như những nghiên cứu thực nghiệm về đề tài các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty, kết hợp với đặc điểm của các công ty ngành BĐS chịu tác
động mạnh bởi các yếu tố kinh tế vĩ mô, nghiên cứu này sử dụng 11 nhân tố để phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty. Cụ thể:
Biến phụ thuộc (Y): thể hiện hiệu quả kinh doanh và được đo lường thông qua chỉ tiêu ROA.
Biến độc lập:
+ Quy mô tài sản (X1) được đo lường thông qua chỉ tiêu tổng tài sản của công ty. Công ty có quy mô tài sản lớn có nhiều lợi thế hơn so với các công ty nhỏ trong việc đầu tư vào máy móc thiết bị, nghiên cứu…để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Tuổi công ty (X2) được đo lường thông qua chỉ tiêu số năm hoạt động của công ty tính đến năm 2013. Công ty có thời gian hoạt động càng lâu có nhiều kinh nghiệm và các mối quan hệ, khách hàng lớn để tạo được lợi thế
trong hiệu quả hoạt động kinh doanh.
+ Sở hữu Nhà nước (X3) được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ sở hữu Nhà nước trong công ty. Các công ty có vốn đầu tư của Nhà nước có ưu thế
về nguồn vốn lớn, nhận được các ưu đãi đặc biệt để tạo được hiệu quả kinh doanh cao hơn so với các công ty không có vốn đầu tư của Nhà nước.
+ Cấu trúc tài sản (X4) được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ TSCĐ/TS. Các công ty có TSCĐ lớn sẽ có được đòn bẩy kinh doanh lớn, và đây cũng là nguồn tài sản có thể đem thế chấp vay vốn để gia tăng nguồn vốn đầu tư.
+ Vòng quay HTK (X5) được đo lường thông qua chỉ tiêu số vòng quay HTK hàng năm của công ty. Công ty có được số vòng quay HTK lớn sẽ có thể
mang lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty.
+ Vòng quay KPT (X6) được đo lường thông qua chỉ tiêu số vòng quay KPT hàng năm của công ty. Công ty có số vòng quay KPT lớn giúp công ty
đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
+ Cấu trúc vốn (X7) được đo lường qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ/tổng nguồn vốn. Theo lý thuyết trật tự phân hạng chi phí huy động vốn từ bên ngoài sẽ cao hơn chi phí nguồn vốn nội bộ. Vì thế, nhà quản trị có xu hướng ưu tiên sử dụng các nguồn vốn nội tại trước, rồi mới đến các nguồn vốn vay mượn bên ngoài. Do đó các công ty hoạt động có hiệu quả ít tiếp cận vốn vay bên ngoài.
+ Tỷ lệ lãi gộp (X8) được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ lãi gộp/doanh thu thuần. Một công ty có tỷ lệ lãi gộp là tiền đề cho hiệu quả hoạt động kinh doanh cao vì công ty có giá thành sản xuất thấp.
+ Quản lý CPBH và QLDN (X9) được đo lường thông qua chỉ tiêu tỷ lệ
CPBH và QLDN /Doanh thu thuần. Tỷ lệ này cao sẽ làm giảm lợi nhuận công ty có được và giảm hiệu quả kinh doanh.
+ Lạm phát (X10) được đo lường thông qua chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng của chỉ số giá tiêu dùng. Khi nền kinh tế xảy ra hiện tượng lạm phát cao sẽ
gây bất lợi đến sự phát triển của các công ty, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả
kinh doanh của công ty.
+ Lãi suất (X11) được đo lường thông qua chỉ tiêu lãi suất cho vay. Khi lãi suất cho vay trong nền kinh tế tăng lên thì sẽ gây nhiều khó khăn trong việc tiếp cận vốn vay và làm tăng chi phí huy động vốn bên ngoài, điều này
ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
Mô hình của đề tài nghiên cứu
hữu Nhà nước + β4 Cấu trúc tài sản + β5 Vòng quay HTK + β6 Vòng quay KPT + β7 Cấu trúc vốn + β8 Tỷ lệ lãi gộp + β9 Quản lý CPBH và QLDN + β10
Lạm phát + β11 Lãi suất.
Hay mô hình được viết gọn như sau:
Y = C+ β1X1+ β2X2+ β3X3+ β4X4+ β5X5+ β6X6+ β7X7+ β8X8+ β9X9+
β10X10 + β11X11
Mô tả thống kê các biến giải thích
Mục đích của việc xây dựng ma trận hệ số tương quan là kiểm tra tính tương quan giữa biến độc lập và biến phụ thuộc, biến độc lập và biến độc lập, và đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả kinh doanh của công ty
Ma trận hệ số tương quan
Xét tương quan giữa biến phụ thuộc và biến độc lập, tất cả các biến độc lập đều có tương quan với biến phụ thuộc ở các mức độ khác nhau. Các biến có tương quan lớn bao gồm tuổi công ty (X2), quản trị KPT (X6), tỷ lệ lãi gộp (X8), quản lý CPBH và QLDN (X9), lạm phát (X10).
Xét mối tương quan giữa các biến độc lập với nhau đều có quan hệ
tương quan thấp. Do đó, chúng ta loại trừ hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập.
Kết quả mô hình ảnh hưởng cố định FEM
Mô hình hồi quy 11 nhân tố ảnh hưởng đến ROA theo mô hình các ảnh hưởng cố định không thực hiện được do dữ liệu bịđa cộng tuyến.
Kết quả mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM
Kết quả mô hình với R2 = 42,8%, như vậy mô hình hồi quy giải thích
được 42,8% sự thay đổi trong ROA. Các nhân tố ảnh hưởng đến ROA của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam theo mô hình REM. Hệ số góc ở
từng nhân tố cho ta biết tác động của nhân tố đó đến biến phụ thuộc là ROA. Hệ số p-value được sử dụng để kiểm định ý nghĩa của hệ số hồi quy với mức
ý nghĩa cho trước.
Bảng 2.15 cho ta thấy có 7 biến ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty là tuổi công ty (X2), vòng quay KPT (X6), cấu trúc vốn(X7), tỷ lệ
lãi gộp (X8), quản lý CPBH và QLDN (X9), lạm phát(X8) và lãi suất (X9) Ngoài ra 4 biến còn lại là quy mô tài sản(X1), sở hữu Nhà nước (X3), cấu trúc tài sản (X4), vòng quay HTK(X5) không có ý nghĩa về mặt thống kê.
Bảng 2.15: Kết quả nghiên cứu – mô hình REM
Biến độc lập Coefficients P-values X1 0,002786 0,4377 X2 0,001318 0,0110 X3 - 0,001584 0,8657 X4 - 0,005884 0,8108 X5 3,03X10-5 0,6330 X6 0,001952 0,0248 X7 - 0,064197 0,0081 X8 0,025866 0,0006 X9 -0,022901 0,0000 X10 0,351437 0,0000 X11 - 0,690585 0,0000 Constant 0,101713 0,0058 Adj R-squared 0,395964
- Tuổi công ty (X2) có hệ số hồi quy là 0,001 có nghĩa khi tuổi công ty tăng thêm 1 năm thì hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng thêm 0,001 đơn vị . Kết quả này hoàn toàn phù hợp với giả thiết đặt ra.
- Quản trị KPT (X6) có hệ số hồi quy 0,002 tức là khi vòng quy KPT tăng 1 đơn vị thì ROA tăng 0,002 đơn vị.
- Cấu trúc vốn (X7) nghịch biến với ROA với hệ số hồi quy – 0,0642 tức là khi khi công ty tăng tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu 1 đơn vị sẽ làm ROA giảm 0,0642.
- Tỷ lệ lãi gộp (X8) có hệ số hồi quy là 0,026 có nghĩ là khi tỷ lệ lãi gộp tăng 1 đơn vị thì ROA tăng 0,026 đơn vị.
- Quản lý CPBH và QLDN (X9) có hệ số hồi quy là -0,023, tức là khi công ty quản lý tốt chi phí bán hàng và quản lý công ty làm tỷ trọng CPBH và QLDN trên doanh thu giảm thì ROA tăng 0,023 đơn vị.
- Nhân tố lạm phát đồng biến với ROA với hệ số hồi quy là 0,35
- Nhân tố lãi suất cho vay nghịch biến với ROA với hệ số hồi quy là -0,69.
Nhận xét về kết quả nghiên cứu
- Tuổi công ty có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu của Robert Panco, Helaine J. Korn (1999) và Bruderl và Schussler (1990). Kết quả của phân tích phía trên cũng thấy rõ nhóm công ty có thời gian hoạt động trên 20 năm có sự vượt trội hơn về hiệu quả hoạt động so với nhóm các công ty còn lại.
- Yếu tố quản trị KPT, cấu trúc vốn, tỷ lệ lãi gộp, chi phí QLBH và QLDN có tác động đến ROA của các công ty phù hợp với các nghiên cứu của Hyewon Youn và Zheng Gu (2013), Nicolescu Elena Irina (2011), Võ Đức Nghiêm (2013).
- Lạm phát và lãi suất là hai biến kinh tế vĩ mô quan trọng. Nó ảnh hưởng đến toàn bộ các ngành nghề trong nền kinh tế đặc biệt là ngành BĐS. Kết quả nghiên cứu phù hợp với lập luận này.