8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.2.4. Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của các
các công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam
Như đã phân tích ở trên, bằng phương trình Dupont dễ dàng nhận biết các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của công ty phản ánh qua chỉ tiêu ROE bao gồm hiệu quả kinh doanh và đòn bẩy tài chính.
ROE = ROA x Đòn bẩy tài chính
Để nhận biết sự tác động cụ thể của từng nhân tố lên ROE của các công ty ngành BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013,đề
tài xây dựng mô hình nghiên cứu sự tăng trưởng ROE từng năm để biết được sự tăng trưởng của ROE qua các năm được đóng góp chủ yếu bởi yếu tố nào: sự tăng trưởng của ROA hay tăng trưởng của đòn bẩy tài chính
Biến phụ thuộc
+ Tăng trưởng ROE của năm 2011(Y1) được tính bằng phần trăm tăng trưởng của ROE năm 2011 so với 2010.
+ Tăng trưởng ROE của năm 2012 (Y2) được tính bằng phần trăm tăng trưởng của ROE năm 2012 so với 2011.
+ Tăng trưởng ROE của năm 2013 (Y3) được tính bằng phần trăm tăng trưởng của ROE năm 2013 so với 2012.
Biến độc lập
+ Tăng trưởng ROA của năm 2011 (X11) được tính bằng phần trăm tăng trưởng ROA năm 2011 so với 2010.
+ Tăng trưởng đòn bẩy tài chính (X12) được tính bằng phần trăm tăng trưởng của đòn bẩy tài chính năm 2011 so với 2010. Với đòn bẩy tài chính bằng Tổng tài sản/Vốn chủ sở hữu.
+ Tăng trưởng ROA của năm 2012 (X21) được tính bằng phần trăm tăng trưởng ROA năm 2012 so với 2011.
+ Tăng trưởng đòn bẩy tài chính (X22) được tính bằng phần trăm tăng trưởng của đòn bẩy tài chính năm 2012 so với 2011.
+ Tăng trưởng ROA của năm 2013 (X31) được tính bằng phần trăm tăng trưởng ROA năm 2013 so với 2012.
+ Tăng trưởng đòn bẩy tài chính (X32) được tính bằng phần trăm tăng trưởng của đòn bẩy tài chính năm 2013 so với 2012.
Mô hình của đề tài nghiên cứu:
Đề tài sẽ thực hiện 3 mô hình hồi quy bội cho tăng trưởng ROE từng năm:
Tăng trưởng ROE năm 2011: Y2011 = + β11X11 + β12X12 + ε1 Tăng trưởng ROE năm 2012: Y2012 = α2 + β21X21 + β22X22 + ε2
Tăng trưởng ROE năm 2011: Y2013 = α3 + β31X11 + β32X32 + ε3
Kết quả nghiên cứu
Kết quả hồi quy của mô hình các yếu tố tác động lên tăng trưởng ROE năm 2011, 2012 và 2013 như sau:
Bảng 2.16: Kết quả hồi quy mô hình tăng trưởng ROE Hệ số beta p-value Mô hình 1 (Y2011) Constant 0,001328 0,9707 X11 1,144553 0,000 X12 0,682980 0,000 Adj R-squared 96,23% Mô hình 2 (Y2012) Constant 0,301833 0,2761 X21 1,318327 0,000
Hệ số beta p-value X22 -1,328604 0,3640 Adj R-squared 98,47% Mô hình 3 (Y2013) Constant -0,712957 0,7036 X31 1,183208 0,0000 X32 -38,60465 0,0056 Adj R-squared 95,51% Kết quả hồi quy cho thấy:
+ Đối với mô hình tăng trưởng ROE trong năm 2011: sự tăng trưởng của ROE chịu ảnh hưởng bởi cả sự tăng trưởng của ROA và tăng trưởng đòn bẩy tài chính với hệ số hồi quy lần lượt là 1,14 và 0,68. Như vậy sự tăng trưởng ROA và tăng trưởng đòn bẩy tài chính tác động cùng chiều lên tăng trưởng ROE. Tăng trưởng ROA tác động nhiều hơn lên ROE so với tăng trưởng đòn bẩy tài chính. Với hệ số hồi quy của biến tăng trưởng đòn bẩy tài chính là 0,68 có nghĩa là việc gia tăng vay nợ trong năm 2011 đã giúp các công ty nhóm ngành BĐS khuyếch đại khả năng sinh lời trên VCSH.
+ Đối với mô hình tăng trưởng ROE năm 2012: sự tăng trưởng của ROE chịu ảnh hưởng lớn bởi sự tăng trưởng ROA với hệ số hồi quy là 1,32.
+ Đối với mô hình tăng trưởng ROE năm 2013: sự tăng trưởng của ROE chịu tác động bởi cả sự tăng trưởng ROA và sự tăng trưởng đòn bẩy tài chính. Tăng trưởng ROA tác động thuận chiều lên tăng trưởng ROE với hệ số hồi quy là 1,18 và tăng trưởng đòn bẩy tài chính tác động nghịch chiều với hệ số
hồi quy là -38,60. Như vậy việc tăng cường vay nợ đã làm suy giảm đáng kể
ROE của các công ty nhóm ngành BĐS trong năm 2013. Sự tác động của đòn bẩy tài chính lớn hơn so với tác động của tăng trưởng ROA.
Nhận xét kết quả nghiên cứu
Kết quả hồi quy của ba mô hình phù hợp với nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phi Anh (2010) là hiệu quả kinh doanh tỉ lệ thuận với hiệu quả tài chính, cấu trúc tài chính có thể có quan hệ tỉ lệ thuận hay nghịch với hiệu quả tài chính.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương 2 đã thực hiện đánh giá thực trạng thị trường BĐS Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013. Đề tài đã đi vào phân tích hiệu quả hoạt động của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam theo hai khía cạnh là hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính. Để tiến hành phân tích
đề tài đã phân loại các công ty nghiên cứu theo thời gian hoạt động, quy mô và yếu tố sở hữu. Ngoài ra trong chương 2 thực hiện xây dựng mô hình hồi quy để xác định các nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động kinh doanh và hiệu quả tài chính của các công ty.
CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ CHUNG VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC CÔNG TY NHÓM NGÀNH BẤT ĐỘNG SẢN
3.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
CÔNG TY NHÓM NGÀNH BĐS NIÊM YẾT TRÊN TTCK VIỆT NAM
Qua quá trình phân tích các chỉ tiêu tài chính về hiệu quả hoạt động cũng như mô hình xác định các nhân tố ảnh hưởng lên hiệu quả hoạt động có thể
rút ra các đặc điểm về hiệu quả hoạt động của các công ty BĐS niêm yết trên TTCK Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 như sau.
Hiệu quả hoạt động của các công ty BĐS chịu tác động lớn từ các yếu tố
vĩ mô, đặc biệt là lạm phát, lãi suất. Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến
động và bất ổn, hiệu quả hoạt động của các công ty BĐS giai đoạn 2010 – 2013 vẫn ở trong xu hướng suy giảm, nhiều công ty thua lỗ trong năm 2012 và 2013. Dù có được sự cải thiện ở một số nhóm công ty vào năm 2013 nhưng không đáng kể.
Tỷ lệ lãi gộp của các công ty BĐS đạt được khá cao so với các ngành sản xuất khác. Trong điều kiện thị trường BĐS còn sôi động như năm 2010 thì BĐS là ngành siêu lợi nhuận với tỷ suất sinh lời trên tài sản cũng như trên VCSH cao hơn nhiều lần so với các công ty cùng ngành tại Mỹ. Tuy nhiên khi thị trường BĐS bước vào giai đoạn khó khăn thì áp lực từ chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay đã làm giảm sút đáng kể khả năng sinh lời của các công ty nhóm ngành BĐS.
Những công ty có quy mô lớn trên thị trường đạt được hiệu suất sử dụng tài sản thấp hơn do quy mô tài sản lớn sẽ làm các công ty khó phản ứng khi thị trường diễn biến xấu.
Những công ty BĐS có thời gian hoạt động lâu năm, đặc biệt là nhóm công ty có thời gian hoạt động trên 20 năm đạt được hiệu quả hoạt động kinh doanh cũng như hiệu quả tài chính tốt hơn so với nhóm các công ty còn lại. Trong điều kiện thị trường BĐS bất lợi thì những công ty này vẫn duy trì
được được hiệu quả tốt. Vì hoạt động lâu năm nên các công ty có nhiều kinh nghiệm cũng như uy tín lớn hơn nên có được những lợi thế hơn so với các công ty khác trên thị trường.
Những công ty BĐS có vốn đầu tư của Nhà nước thường sở hữu những
ưu thế nhất định như có nguồn khách hàng lớn, quỹ đất nhiều, uy tín cao, mối quan hệ rộng…nhưng hiệu suất sử dụng tài sản cũng như hiệu quả sinh lời trên vẫn không cao hơn so với nhóm các công ty không có vốn đầu tư của Nhà nước.
Các công ty hoạt động trong ngành BĐS tại Việt Nam đạt được lợi nhuận cao trong điều kiện thuận lợi nhưng cũng rất rủi ro khi thị trường diễn bất lợi. Do đó những công ty BĐS hoạt động đa ngành có thể duy trì phần nào hiệu quả hoạt động trong điều kiện thị trường đóng băng nhờ nguồn thu từ các lĩnh vực khác như du lịch, dịch vụ…
Các công ty nhóm ngành BĐS hầu hết đều sử dụng nợ vay với tỷ lệ
khoảng 50% tổng nguồn vốn. Đòn bẩy tài chính giúp các công ty BĐS gia tăng khả năng sinh lời trên VCSH trong năm 2011 tuy nhiên khi sử dụng đòn bẩy quá nhiều thì tác dụng của đòn bẩy ngược lại là làm giảm ROE của các công ty trong năm 2013.
Bên cạnh áp lực về chi phí lãi vay cao trong giai đoạn 2010 – 2013, thì các công ty BĐS còn gặp áp lực khi hàng hóa BĐS không bán được, doanh thu giảm sút liên tục và hàng tồn kho tăng cao. Những khó khăn đó đặt các công ty BĐS trước áp lực tài chính rất lớn.
Qua nghiên cứu định lượng xác định các nhân tố tác động lên hiệu quả
hoạt động kinh doanh (ROA) của các công ty nhóm ngành BĐS bao gồm: vòng quay khoản phải thu, khả năng quản lý chi phí bán hàng và quản lý công ty, tỷ lệ lãi gộp, lãi suất, lạm phát, tuổi công ty.