Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả hoạt dộng của các công ty nhóm ngành bất động sản niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 81)

8. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.2.1.Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh

a. Hiu sut s dng tài sn

Hiệu suất sử dụng TS trung bình toàn ngành giảm qua 4 năm từ 2010

đến 2013. Giá trị trung bình của hiệu suất sử dụng TS năm 2010 là 37% đến năm 2012 là 24 % và giữ nguyên trong 2013. Tương tự hiệu quả sử dụng TSCĐ, TSLĐ đều giảm theo thời gian. Trong đó hiệu quả sử dụng TSLĐ

giảm mạnh đột ngột ở năm 2012.

Ngun: Tính toán ca tác gi

Biu đồ 2.5: Hiu sut s dng tài sn trung bình ca các công ty nhóm ngành BĐS giai đon 2010 - 2013

Sự giảm sút trong hiệu suất sử dụng TS của các công ty nhóm ngành BĐS trong giai đoạn này có thể được lý giải bởi các nguyên nhân sau

Thứ nhất, ngành BĐS chịu tác động mạnh từ các yếu tố vĩ mô. Trong giai đoạn 2010 – 2013 nền kinh tế Việt Nam gặp nhiều bất ổn, lạm phát cao năm 2011 và sau đó kinh tế rơi vào suy thoái đã ảnh hưởng nhiều đến thị

trường BĐS. Khối lượng giao dịch trên thị trường giảm sút mạnh nên doanh thu các công ty BĐS giảm đáng kể. Năm 2011 tổng doanh thu của các công ty nghiên cứu giảm 28,9% so với năm 2010.

Ngun: Tính toán ca tác gi

Biu đồ 2.6: Doanh thu, tài sn và tài sn lưu động ca các công ty nhóm ngành BĐS giai đon 2010 - 2013

Thứ hai, giá trịđầu tư vào tài sản của các công ty BĐS là rất lớn nên khả

năng quay vòng vốn chậm. Trong giai đoạn kinh tế suy thoái việc quay vòng vốn lại càng khó khăn hơn. Khi hàng hóa BĐS không tiêu thụ được đã đẩy lượng hàng tồn kho của công ty tăng mạnh. Ngoài ra việc các công ty đã ồ ạt

đầu tư các dự án BĐS trong giai đoạn 2006 – 2008 khi thị trường thuận lợi nên khối lượng hàng tồn kho trong giai đoạn 2010 – 2013 lại càng lớn.

Bng 2.2: Hiu sut s dng tài sn ngành BĐS Năm 2010 2011 2012 2013 Trung bình 0,37 0,3 0,24 0,24 Giá trị lớn nhất 0,85 1,15 0,78 0,86 Giá trị nhỏ nhất 0,09 0,03 0,01 0,004 Độ lệch chuẩn 0,20 0,25 0,20 0,21 (Ngun: Tính toán ca tác gi)

Theo bảng tính giá trị trung bình và độ lệch chuẩn của hiệu suất sử dụng tài sản có thể thấy sự phân tán trong giá trị hiệu suất sử dụng TS của 56 công ty nghiên cứu khá lớn, đặc biệt là hiệu suất sử dụng TSLĐ. Độ lệch chuẩn của

hiệu suất sử dụng TSLĐ rất cao, năm 2011 lên đến 1,07 lần. Như vậy hiệu suất sử dụng TS của các công ty ngành BĐS có sự khác biệt lớn và chịu ảnh hưởng của đặc điểm riêng có của công ty.

Bng 2.3: Hiu sut s dng TSLĐ ngành BĐS Năm 2010 2011 2012 2013 Trung bình 0,72 0,71 0,46 0,45 Giá trị lớn nhất 9,95 6,74 3,86 3,07 Giá trị nhỏ nhất 0,07 0,03 0,002 0,002 Độ lệch chuẩn 0,97 1,07 0,61 0,63 (Ngun: Tính toán ca tác gi)

Nghiên cứu về cơ cấu tài sản của các công ty nhóm BĐS nhận thấy TSLĐ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu TS của các công ty ngành BĐS với hơn 60% giá trị tổng TS, trong đó giá trị HTK chiếm hơn 50% và KPT chiếm hơn 25% tổng giá trị TSLĐ. Do đó hiệu suất sử dụng TSLĐ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả hoạt động của các công ty nhóm ngành BĐS. Trong giai

đoạn 2010 – 2012 giá trị HTK của các công ty nghiên cứu liên tục tăng mạnh do việc không bán được hàng. Giá trị hàng tồn kho của các công ty BĐS tại thời điểm cuối năm 2012 là 69.416 tỷ đồng. Bên cạnh đó giá trị hàng hóa BĐS lớn nên việc đẩy mạnh bán hàng trong giai đoạn này càng khó khăn hơn.

(Ngun: Tính toán ca tác gi)

Biu đồ 2.7: T trng hàng tn kho và khon phi thu ca các công ty nhóm ngành BĐS giai đon 2010 – 2013

Hiu sut s dng TS theo quy mô

Dựa vào kết quả tính toán ở bảng 2.4 ta có thể thấy nhóm các công ty có quy mô TS từ 1.000 – 2.000 tỷ đạt được hiệu suất sử dụng TS cao hơn các nhóm còn lại trong 4 năm vì những công ty thuộc nhóm này có những có những lợi thế riêng như:

+ Công ty kinh doanh BĐS ở các địa phương như Bà Rịa – Vũng Tàu,

Đà Lạt (DLR, HDC)… Khi kinh doanh ởđây các công ty ít cạnh tranh hơn so với địa bàn tp. Hồ Chí Minh hay Hà Nội và có thể hưởng những ưu đãi từ

chính sách thu hút đầu tư của địa phương.

+ Các công ty thuộc sở hữu của Bộ Quốc phòng hay Bộ Xây dựng ( HDG, VC3)…có thể có được các dự án nội bộ và không lo ngại về đầu ra cho sản phẩm.

+ Các công ty hoạt động ở những mảng riêng của thị trường như BĐS du lịch, khu công nghiệp (TIX, LHG, NVT…) không chịu ảnh hưởng lớn của giai đoạn trầm lắng của thị trường BĐS. Giai đoạn 2010 – 2013 đánh dấu giảm giá mạnh ở các phân khúc nhà ở, căn hộ, biệt thự, văn phòng cho thuê, còn những công ty kinh doanh ở các phân khúc khác của thị trường tình hình kinh doanh vẫn ổn định hơn.

Bên cạnh mức hiệu suất sử dụng TS cao hơn, mức độ phân tán của nhóm công ty có quy mô từ 1.000 – 2.000 tỷ cũng thấp hơn các nhóm còn lại trong năm 2012 và 2013. Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng TS của nhóm này khá đồng đều.

Nhóm các công ty có quy mô lớn nhất trên thị trường với TS trên 2.000 tỷ lại đạt hiệu suất thấp nhất trong bốn nhóm. Với đặc điểm quy mô tài sản quá lớn vì việc công ty duy trì được một hiệu suất sử dụng tài sản cao là rất khó khăn nhất là trong điều kiện doanh thu sụt giảm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Đối với hiệu suất sử dụng TSCĐ, nhóm công ty có quy mô TS từ 1.000 – 2.000 tỷ cũng đạt được hiệu suất sử dụng TS cố định tốt hơn trong 4 năm so với các nhóm còn lại

Qua bảng số liệu 2.4 cũng có thể nhận thấy đối với hiệu suất sử dụng TSLĐ, quy mô tài sản ảnh hưởng đến vòng quay. Công ty có quy mô càng lớn thì vòng quay TSLĐ càng thấp. Đặc điểm này phụ thuộc vào đặc thù kinh doanh. Những công ty có quy mô dưới 500 tỷ chủ yếu hoạt động cung ứng các dịch vụ trong ngành BĐS như tư vấn, môi giới BĐS (DTA, DRH, PV2…) hay thẩm định giá (PIV)…Đây là các lĩnh vực này không đòi hỏi quá nhiều TSLĐ, dự trữ HTK gần như rất ít, và việc thu hồi vốn cũng nhanh hơn so với các công ty đầu tư xây dựng dự án.

Vòng quay HTK có sự phân tán lớn thể hiện ở độ lệch chuẩn rất cao. Những công ty có vòng quay HTK cao đột biến như FLC, DRH, PV2, PIV. Nếu loại trừ ảnh hưởng của các giá trị đột biến này có thể thấy vòng quay HTK giảm liên tục qua các năm và giảm mạnh đối với hai nhóm công ty có quy mô lớn hơn 2.000 tỷ và nhóm nhỏ hơn 500 tỷ.

Vòng quay KPT nhóm công ty có quy mô 1.000 – 2.000 tỷ và quy mô 500 – 1.000 tỷđạt được hiệu quả cao hơn các nhóm còn lại.

Chỉ tiêu Trên 2.000 tỷ 1.000 - 2.000 tỷ 500 - 1000 tỷ Dưới 500 tỷ 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Trung bình 0,31 0,15 0,16 0,20 0,39 0,41 0,28 0,28 0,37 0,34 0,28 0,22 0,39 0,35 0,25 0,25 Giá trị lớn nhất 0,68 0,32 0,78 0,86 0,76 0,95 0,52 0,6 0,69 0,90 0,45 0,77 0,85 1,15 0,78 0,605 Giá trị nhỏ nhất 0,14 0,03 0,01 0,01 0,09 0,08 0,08 0,08 0,14 0,10 0,09 0,00 0,14 0,08 0,05 0,025 HSSD TS Độ lệch chuẩn 0,13 0,09 0,19 0,20 0,24 0,28 0,15 0,14 0,22 0,25 0,22 0,24 0,20 0,27 0,22 0,20 Trung bình 0,27 0,13 0,15 0,18 0,37 0,39 0,25 0,23 0,36 0,32 0,27 0,21 0,35 0,32 0,25 0,231 Giá trị lớn nhất 0,65 0,3 0,73 0,83 0,73 0,91 0,51 0,39 0,88 0,86 0,72 0,76 0,83 1,13 0,77 0,594 Giá trị nhỏ nhất 0,14 0,03 0,0018 0,00 0,06 0,05 0,06 0,07 0,16 0,09 0,01 0,01 0,04 0,08 0,0045 0,013 HSSD TSCĐ Độ lệch chuẩn 0,14 0,09 0,18 0,19 0,24 0,27 0,15 0,09 0,23 0,24 0,21 0,24 0,19 0,27 0,24 0,20 Trung bình 0,44 0,2 0,24 0,31 0,57 0,67 0,44 0,35 0,64 0,75 0,52 0,30 1,13 1,3 0,7 0,631 Giá trị lớn nhất 1,47 0,57 1,22 1,77 1,33 1,51 0,93 0,62 1,90 3,29 2,54 0,90 6,95 6,74 3,86 3,068 Giá trị nhỏ nhất 0,12 0,03 0,0023 0,002 0,07 0,06 0,07 0,07 0,18 0,08 0,02 0,01 0,13 0,13 0,01 0,042 HSSD TSLĐ Độ lệch chuẩn 0,31 0,14 0,29 0,40 0,38 0,42 0,28 0,14 0,52 0,79 0,59 0,32 1,56 1,79 0,95 0,82 Trung bình 0,59 0,25 40,68 1,30 1,43 1,37 0,87 0,98 14,87 9,75 1,76 0,42 29,37 1073,9 0,63 52,85 Giá trị lớn nhất 2,73 0,87 686,91 17,53 3,44 2,89 3,38 3,68 172,01 114,63 18,65 2,24 258,9 11691,9 2,9 607,11 Giá trị nhỏ nhất 0,09 0,02 0,0046 -0,81 0,06 0,06 0,07 0,13 0,11 0,03 0,03 -0,41 0,12 0,12345 0,13 0,03 Vòng quay HTK Độ lệch chuẩn 0,61 0,21 161,56 4,21 1,21 1,10 0,93 1,13 45,39 26,37 4,39 0,71 65,36 3357,79 0,83 167,22 Trung bình 2,38 1,03 1 1,28 1,72 2,72 2,52 2,29 4,13 3,96 5,12 1,332 4,64 3,77 2,43 2,255 Giá trị lớn nhất 12,4 4,1 3,44 3,40 4,08 9,26 6,87 6,18 18,53 23,80 43,14 4,52 27,97 9,5 6,23 7,012 Giá trị nhỏ nhất 0,31 0,23 0,01 0,005 0,3 0,5 0,51 0,3 0,40 0,27 0,04 0,02 0,18 0,47 0,02 0,065 Vòng quay KPT Độ lệch chuẩn 2,97 1,09 1,03 0,96 1,04 2,61 2,06 1,66 4,82 5,86 10,52 1,44 6,37 2,75 1,78 1,88 download by : skknchat@gmail.com

Hiu sut s dng TS theo tui công ty

Theo bảng 2.5 ta nhận thấy nhóm các công ty có thời gian hoạt động trên 20 năm có hiệu suất sử dụng TS cao hơn nhóm các công ty còn lại. Hiệu suất của các nhóm gần như giảm dần theo thời gian hoạt động ngoại trừ nhóm công ty có thời gian hoạt động dưới 5 năm. Như vậy có thể thấy thời gian hoạt động có ảnh hưởng tương đối đến hiệu suất sử dụng TS của công ty.

Điều này được giải thích là các công ty hoạt động lâu năm có các lợi thế về

kinh nghiệm, mối quan hệ khách hàng, quỹ đất lớn… nên có thể đạt được hiệu suất sử dụng TS cao hơn.

Ngoài ra mức độ phân tán của hiệu suất sử dụng TS ở nhóm công ty có thời gian hoạt động từ 10 – 20 năm tương đối thấp hơn so với các nhóm còn lại.

Đối với hiệu suất sử dụng TSCĐ, nhóm các công ty có thời gian hoạt

động lâu hơn cũng có hiệu suất sử dụng TSCĐ tương đối tốt hơn.

Riêng đối với nhóm công ty có thời gian sử dụng nhỏ hơn 5 năm có hiệu suất sử dụng TS tốt hơn một số nhóm công ty khác trong năm 2011 và 2012. Năm 2011 có sự vượt trội của Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Bất động sản Hudland (HLD). HLD tuy mới thành lập và hoạt động ở khu vực có nhiều

đối thủ cạnh tranh nhưng các dự án của công ty hướng tới là khu nhà ở, dân cư với quy mô vừa và nhỏ nên sản phẩm bán chạy bất chấp sự trầm lắng của thị trường. Năm 2012 có sự vượt trội của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC (FLC). FLC là công ty đầu tư đa ngành, bên cạnh mảng BĐS còn có kinh doanh thương mại công nghệ nên doanh thu của FLC tăng trưởng mạnh mẽ

trong năm 2012. Nhờ vào việc đầu tư đa ngành nên công ty đã bù đắp được sự

Chỉ Tuổi công ty Trên 20 năm 10 - 20 năm 5 - 10 năm Dưới 5 năm 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 2010 2011 2012 2013 Trung bình 0,58 0,55 0,31 0,37 0,39 0,28 0,18 0,1362 0,31 0,19 0,2 0,21117 0,26 0,25 0,31 Giá trị lớn nhất 0,85 1,15 0,75 0,80 0,74 0,53 0,45 0,3321 0,59 0,42 0,78 0,86353 0,68 0,87 0,78 Giá trị nhỏ nhất 0,27 0,17 0,13 0,12 0,09 0,06 0,01 0,024 0,18 0,03 0,01 0,004 0,11 0,08 0,02 HSSD TS Độ lệch chuẩn 0,21 0,32 0,17 0,18 0,18 0,18 0,16 0,09 0,12 0,12 0,21 0,25 0,15 0,21 0,29 Trung bình 0,65 0,52 0,29 0,33 0,36 0,26 0,18 0,12 0,26 0,17 0,18 0,20 0,22 0,23 0,29 Giá trị lớn nhất 0,88 1,13 0,51 0,78 0,73 0,68 0,69 0,27 0,54 0,37 0,77 0,83 0,43 0,86 0,73 Giá trị nhỏ nhất 0,3 0,12 0,09 0,09 0,14 0,04 0,0018 0,001 0,08 0,03 0,0045 0,01 0,04 0,08 0,02 HSSD TSCĐ Độ lệch chuẩn 0,22 0,32 0,17 0,17 0,19 0,18 0,18 0,07 0,12 0,12 0,21 0,25 0,12 0,20 0,27 Trung bình 0,8 1,27 0,55 0,57 0,69 0,59 0,26 0,18 0,46 0,36 0,47 0,57 0,92 0,82 0,7 Giá trị lớn nhất 1,9 6,74 2,54 3,03 2,43 3,29 0,88 0,50 1,47 1,32 3,86 3,07 6,95 3,59 1,22 Giá trị nhỏ nhất 0,44 0,25 0,21 0,22 0,07 0,06 0,0023 0,002 0,18 0,03 0,01 0,01 0,12 0,15 0,03 HSSD TSLĐ Độ lệch chuẩn 0,45 1,80 0,54 0,61 0,59 0,76 0,27 0,13 0,32 0,33 0,80 0,82 1,62 0,96 0,44 Trung bình 1,03 5,52 1,78 2,54 3,22 3,4 0,35 0,29 0,92 731,35 0,58 39,5907 40,92 19,3 229,53 Giá trị lớn nhất 2,19 50,81 18,65 21,97 29,32 41,9 1,55 1,39 2,82 11691,94 3,38 607,111 258,9 114,63 686,91 Giá trị nhỏ nhất 0,39 0,33 0,12 -0,81 0,06 0,06 0,0046 -0,41 0,11 0,03 0,01 0,00233 0,09 0,07 0,03 Vòng quay HTK Độ lệch chuẩn 0,79 14,35 4,27 5,71 7,18 9,72 0,42 0,41 0,91 2830,01 #DIV/0! 146,59 Trung bình 3,46 4,07 4,88 3,88 3,33 3,40 2,36 1,25 3,34 1,60 1,42 1,47 3,36 2,85 2,50 Giá trị lớn nhất 5,70 9,80 43,14 26,90 18,53 23,80 16,57 3,96 12,44 6,18 3,44 4,23 27,97 9,50 3,03 Giá trị nhỏ nhất 1,15 0,66 0,63 0,55 0,49 0,23 0,01 0,005 0,31 0,32 0,02 0,02 0,30 0,27 1,40 Vòng quay KPT Độ lệch chuẩn 1,99 3,18 9,74 5,72 4,89 6,13 4,23 1,08 3,29 1,44 1,32 1,36 6,46 2,59 0,64 download by : skknchat@gmail.com

Đối với hiệu suất sử dụng TSLĐ, nhóm các công ty có thời gian hoạt

động dưới 5 năm có hiệu suất sử dụng TSLĐ trung bình cao hơn nhóm các các công ty còn lại. Tuy nhiên giá trị hiệu suất sử dụng TSLĐ nhóm này cũng có sự phân tán rất lớn và có sự đột biến về hiệu suất sử dụng TSLĐ của Công ty cổ phần Đầu tư tài chính quốc tế và Phát triển công ty (IDJ). Vì doanh thu của IDJ chủ yếu từ hoạt động cho thuê văn phòng nên hiệu suất sử dụng TSLĐ rất lớn.

Nếu bỏ qua yếu tố đột biến ở nhóm công ty dưới 5 năm thì hiệu suất sử

dụng TSLĐ của nhóm công ty có thời gian trên 20 năm tương đối tốt hơn các nhóm còn lại.

Đối với vòng quay HTK, nhóm công ty thời gian hoạt động nhỏ hơn 5 năm có được số vòng quay cao hơn so với các nhóm công ty còn lại. Nguyên nhân là những công ty này mới thành lập quy mô TS còn nhỏ. Nhóm công ty có thời gian thành lập trên 20 năm tuy có sự giảm sút trong vòng quay HTK qua 4 năm nhưng mức độ giảm chậm hơn so với các nhóm công ty còn lại.

Đối với vòng quay KPT, tuổi công ty có ảnh hưởng đến vòng quay KPT. Nhóm công ty có thời gian hoạt động càng lâu có số vòng quay cao hơn những công ty ra đời sau. Nguyên nhân là những công ty lâu năm sở hữu lượng khách hàng ổn định, uy tín nên số vòng quay KPT sẽổn định hơn.

Hiu sut s dng TS theo t l s hu Nhà nước

Trong 56 công ty BĐS niêm yết được nghiên cứu có 21 có vốn đầu tư Nhà nước chiếm tỷ trọng 37,5% và 35 công ty không có vốn đầu tư Nhà nước. Như vậy Nhà nước cũng đầu tư đáng kể vào lĩnh vực BĐS. Tuy nhiên giá trị trung bình về hiệu suất sử dụng TS của nhóm các công ty có sở hữu Nhà nước và không có sở hữu Nhà nước chênh lệch nhau không nhiều ngoại trừđột biến trong năm 2011.

Trong năm 2011, giá trị trung bình hiệu suất sử dụng TS của các công ty Nhà nước cao hơn do hiệu suất sử dụng TS của Công ty cổ phần Thế kỷ 21 (C21) cao đột biến. Công ty C21 có những lợi thế như quỹ đất sạch lớn, công ty thuộc sở hữu của Báo Tuổi trẻ nên có mạng lưới báo chí mang lại những

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích hiệu quả hoạt dộng của các công ty nhóm ngành bất động sản niêm yết tại thị trường chứng khoán việt nam (Trang 56 - 81)