Khái niệm nguồn nhân lực khuvực hành chính công

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 25 - 32)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.1.2. Khái niệm nguồn nhân lực khuvực hành chính công

NNL khu vực HCC theo quy định của Luật cán bộ, công chức của Quốc hội khóa XII, kỳ họp thứ tư số 22/2008/QH12 ngày 13/11/2008 là: Những cán bộ, công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh, trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật, làm việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vịđược quy định tại Luật cán bộ, công chức, cụ thểđó là:

- Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

- Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội. Các chức danh cán bộ cấp xã:

+ Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; + Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân; + Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc;

+ Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ, Chủ tịch Hội Nông dân và Chủ tịch Hội Cựu chiến binh.

- Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Các chức danh công chức cấp xã:

+ Trưởng Công an;

+ Chỉ huy Trưởng Quân sự; + Văn phòng – thống kê;

+ Địa chính – xây dựng – đô thị - môi trường (đối với phường, thị trấn), Địa chính – xây dựng – nông nghiệp - môi trường (đối với xã);

+ Tài chính – kế toán; + Tư pháp – hộ tích; + Văn hóa – xã hội.

Khái niệm công chức gắn liền với sự ra đời công chức ở các nước tư bản phương Tây. Từ nửa cuối thế kỷ XIX [6], tại nhiều nước đã thực hiện chế độ công chức thời gian tương đối lâu, công chức được hiểu là những công dân được tuyển dụng và bổ nhiệm giữ một công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước ở trung ương hay địa phương, ở trong nước hay ngoài nước, đã được xếp vào một ngạch và hưởng lương từ ngân sách Nhà nước [6]. Trên thực tế, mỗi quốc gia cũng có quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức:

Cộng hoà Pháp, định nghĩa: “Công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm vào làm việc trong các công sở gồm các cơ quan hành chính công quyền và các tổ chức dịch vụ công cộng do nhà nước tổ chức, bao gồm

cả trung ương và địa phương nhưng không kể đến các công chức địa phương thuộc các hội đồng thuộc địa phương quản lý”. [7]

Nhật Bản, công chức được phân thành hai loại chính, gồm công chức nhà nước và công chức địa phương: “Công chức nhà nước gồm những người được nhận chức trong bộ máy của Chính phủ trung ương, ngành tư pháp, quốc hội, quân đội, trường công và bệnh viện quốc lập và đơn vị sự nghiệp quốc doanh được lĩnh lương của ngân sách nhà nước. Công chức địa phương gồm những người làm việc và lĩnh lương từ tài chính địa phương”. [7]

Trung Quốc, khái niệm công chức được hiểu là: “Công chức nhà nước là những người công tác trong cơ quan hành chính nhà nước các cấp, trừ nhân viên phục vụ”. [7]

Từ những khái niệm về công chức của một số nước, có thể thấy: công chức là những người được tuyển dụng, bổ nhiệm giữ một chức vụ hay thừa hành công vụ thường xuyên trong một công sở của Nhà nước từ trung ương đến địa phương, được hưởng lương từ ngân sách và chịu sự điều hành của Luật cán bộ, công chức.

Cùng cách hiểu tương tự, Từ điển giải thích thuật ngữ hành chính định nghĩa công chức là: “Người được tuyển dụng và bổ nhiệm vào làm việc trong một cơ quan của Nhà nước ở trung ương hay ở địa phương, làm việc thường xuyên, toàn bộ thời gian, được xếp vào ngạch của hệ thống ngạch bậc, được hưởng lương từ ngân sách Nhà nước, có tư cách pháp lý khi thi hành công vụ của Nhà nước” [12].

Khái niệm về cán bộ, công chức đã được quy định tại Điều 4 Luật cán bộ, công chức. Vận dụng khái niệm này vào trường hợp cụ thể là CBCC khu vực hành chính công, có thể lấy khái niệm sau đây để làm sáng tỏ hơn: cán bộ, công chức khu vực hành chính công là những người hoạt động trong các cơ quan hành chính công từ trung ương đến địa phương đảm nhiệm chức

năng quản lý nhà nước.

Như vậy, mỗi một quốc gia có những quan niệm và định nghĩa khác nhau về công chức, trong đó sự biểu hiện khác biệt lớn nhất là đối tượng, phạm vi công chức hay nói cách khác, sự khác nhau chính là ở chỗ xác định ai là công chức khu vực HCC. Mặc dù có sự khác nhau, song nhìn chung các quan niệm, định nghĩa đều cho rằng một công chức của một quốc gia nào đó nếu có đủ các đặc trưng sau đây đều là công chức khu vực HCC:

- Là công dân của quốc gia đó.

- Được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan HCNN. - Được xếp vào ngạch.

- Được hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

- Được quản lý thống nhất và được điều chỉnh bằng Luật riêng.

- Thừa hành các quyền lực nhà nước giao cho, chấp hành các công vụ của nhà nước và quản lý nhà nước. Đội ngũ công chức là bộ phận quan trọng trong khu vực HCC của một quốc gia. Sự ra đời, phát triển của công chức khu vực HCC là sự phát triển và hoàn thiện của nhà nước pháp quyền. Xã hội càng phát triển bao nhiêu thì càng cần một đội ngũ công chức có năng lực, trình độ chuyên môn cao bấy nhiêu để đảm bảo quản lý và thúc đẩy xã hội phát triển.

b. Các loi công chc khu vc hành chính công

Việc phân loại công chức là yêu cầu tất yếu của công tác quản lý nguồn nhân lực. Phân loại công chức khu vực HCC cũng tuân theo các tiêu chí phân loại chung của cả đội ngũ công chức. Phân loại công chức khu vực HCC giúp cho việc xây dựng quy hoạch, đào tạo công chức đúng đối tượng theo yêu cầu nội dung, công tác, đưa ra những căn cứ cho việc xác định số lượng một cách hợp lý và là tiền đề cho việc đề ra những tiêu chuẩn khách quan trong việc tuyển dụng công chức, xác định cơ cấu tiền lương hợp lý. Phân loại công

chức còn giúp cho việc tiêu chuẩn hoá, cụ thể hoá việc sát hạch, đánh giá thực hiện công việc của công chức. Theo Luật cán bộ, công chức, đội ngũ công chức được phân thành 3 loại lớn [25], xem Hình 1.1:

Hình 1.1. Phân loại công chức khu vực HCC

Thông thường việc phân loại công chức khu vực HCC ở nước ta theo hệ thống chức nghiệp được thực hiện theo các tiêu chí như: vai trò vị trí, chuyên môn nghiệp vụ và trình độ đào tạo. Trong từng loại, lại có thể phân thành nhóm hay tiểu loại nhỏ hơn. Chẳng hạn công chức khu vực HCC phân theo các lĩnh vực: công chức quản lý hành chính, công chức quản lý kinh tế, công chức quản lý văn hoá, xã hội…

- Phân loại theo trình độđào tạo:

+ Công chức loại A là người được bổ nhiệm vào ngạch, yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục đại học và sau đại học;

+ Công chức loại B là người được bổ nhiệm vào ngạch, yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn giáo dục nghề nghiệp;

+ Công chức loại C là người được bổ nhiệm vào ngạch, yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn dưới giáo dục nghề nghiệp.

+ Công chức loại D là những công chức có trình độ đào tạo chuyên môn ở dưới bậc sơ cấp. CÔNG CHỨC CÔNG CHỨC KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG (CÔNG CHỨC KHỐI QLHCNN; CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN) CÔNG CHỨC CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, ĐOÀN THỂ CÔNG CHỨC THUỘC CÁC CƠ QUAN DÂN CỬ, CƠ QUAN

TƯ PHÁP VÀ LỰC LƯỢNG VŨ TRANG

- Phân loại theo ngạch công chức:

+ Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên; + Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương;

+ Công chức ngạch chuyên viên và tương đương; + Công chức ngạch cán sự và tương đương; + Công chức ngạch nhân viên và tương đương. - Phân loại theo vị trí công tác:

+ Công chức lãnh đạo, chỉ huy;

+ Công chức chuyên môn, nghiệp vụ.

Ngoài ra, có thể phân loại công chức theo cấp hành chính và ngạch công chức, nhưng mỗi cấp cần xác định tỷ lệ cơ cấu ngạch công chức hợp lý so với yêu cầu công việc:

+ Công chức cấp tỉnh, cấp huyện: Chuyên viên cao cấp, chuyên viên chính, chuyên viên, cán sự và nhân viên;

+ Công chức cấp xã: chuyên viên và cán sự.

c. Các tiêu chí đánh giá năng lc trình độ công chc khu vc HCC

- Tiêu chí về trình độ văn hoá: Trình độ văn hoá là mức độ học vấn giáo dục mà công chức đạt được. Hiện nay, trình độ văn hoá của công chức nước ta được phân thành 3 cấp với mức độ khác nhau từ thấp đến cao: Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông.

- Tiêu chí về trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của công chức là trình độ được đào tạo qua các trường lớp có văn bằng chuyên môn phù hợp với yêu cầu của công việc. Trình độ chuyên môn đào tạo ứng với hệ thống văn bằng hiện nay và được chia thành các trình độ như: sơ cấp; trung cấp; đại học và trên đại học. Tuy nhiên, khi xem xét về trình độ chuyên môn của công chức cần phải lưu ý đến sự phù hợp giữa chuyên môn đào tạo với yêu cầu thực tế của công việc.

- Tiêu chí về kỹ năng nghề nghiệp: Đây là một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá chất lượng của công chức, phản ánh tính chuyên nghiệp của công chức trong thực thi công vụ. Công chức khu vực HCC cần có những kỹ năng quản lý tương ứng với nhiệm vụđược giao để thể hiện vai trò, nhiệm vụ của công chức. Có thể chia thành 3 nhóm kỹ năng chính:

Nhóm 1: Kỹ năng kỹ thuật, liên quan đến khả năng nắm vững các phương pháp sử dụng các phương tiện, công cụ cũng như kiến thức về một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Nhóm 2: Các kỹ năng quan hệ, liên quan đến khả năng giao tiếp, phối hợp, chia sẻ và động viên, thu hút người khác với tư cách cá nhân hoặc nhóm.

Nhóm 3: Kỹ năng tổng hợp, tư duy chiến lược. Công chức có khả năng tổng hợp và tư duy trong công việc một cách linh hoạt để vận dụng vào thực tiễn. Điều này liên quan đến khả năng nhìn nhận tổ chức như một thể thống nhất và sự phát triển của các lĩnh vực, hiểu được mối liên hệ phụ thuộc giữa các bộ phận bên trong của tổ chức, lĩnh vực, dự đoán được những thay đổi trong bộ phận này sẽ ảnh hưởng tới bộ phận, lĩnh vực khác ra sao.

- Tiêu chí về kinh nghiệm công tác: Kinh nghiệm công tác là tiêu chí quan trọng đểđánh giá chất lượng công chức. Kinh nghiệm là những vốn kiến thức thực tế mà công chức tích luỹ được trong thực tiễn công tác. Kinh nghiệm là kết quả được hình thành trong hoạt động thực tiễn. Chính kinh nghiệm đã góp phần vào việc hình thành năng lực thực tiễn của công chức và làm tăng hiệu quả công vụ mà công chức đảm nhận. Kinh nghiệm phụ thuộc vào thời gian công tác của công chức nói chung và thời gian công tác ở một công việc cụ thể nào đó nói riêng của công chức. Tuy nhiên, giữa kinh nghiệm công tác và thâm niên công tác không phải hoàn toàn tuân theo quan hệ tỷ lệ thuận. Thời gian công tác chỉ là điều kiện cần cho tích luỹ kinh nghiệm nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Điều kiện đủ để hình thành kinh

nghiệm công tác của công chức phụ thuộc vào chính khả năng, nhận thức, phân tích, tích luỹ và tổng hợp của từng công chức.

- Tiêu chí về sức khoẻ: Sức khoẻ của công chức được xem là tiêu chí quan trọng để đánh giá chất lượng công chức. Vì sức khoẻ được hiểu là trạng thái thoải mái về thể chất, tinh thần và xã hội, chứ không đơn thuần chỉ là không có bệnh tật. Sức khỏe là tổng hoà nhiều yếu tố được tạo bởi bên trong và bên ngoài, thể chất và tinh thần. Bộ Y tế Việt Nam quy định 3 trạng thái là: Loại A: Thể lực tốt không có bệnh tật; Loại B: trung bình; Loại C: Yếu, không có khả năng lao động. Yêu cầu về sức khoẻ không chỉ là một quy định bắt buộc khi tuyển chọn công chức, mà còn phải là yêu cầu được duy trì trong suốt quá trình công tác của công chức cho đến khi về hưu.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(140 trang)