6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.2. Nâng cao kỹ năng nguồn nhân lực
Kỹ năng nghề nghiệp là một dạng năng lực đặc biệt, phản ánh sự hiểu biết về trình độ nghề nghiệp, mức độ tinh xảo, thành thạo, khéo léo; việc lặp đi lặp lại các thao tác một cách thành thạo trở thành kỹ xảo; kỹ năng có được nhờ quá trình giáo dục, đào tạo và sự rèn luyện trong công việc, nó là bội số chung của môi trường giáo dục và môi trường làm việc.
Kỹ năng của người lao động là sự thành thạo, tinh thông về các thao tác, động tác, nghiệp vụ trong quá trình hoàn thành một công việc cụ thể nào đó. Những kỹ năng sẽ giúp cho họ đó hoàn thành tốt công việc của mình, quy định tính hiệu quả của công việc. Những kỹ năng đó được hoàn thiện qua đào tạo và thực tiễn trong công việc mang lại.
Kỹ năng nghề nghiệp được phân ra 2 loại cơ bản là kỹ năng cứng và kỹ năng mềm:
học, gồm trí tuệ, tính logic, khoa học … đây là loại kỹ năng có nền tảng. - Kỹ năng mềm là những kỹ năng có được từ hoạt động thực tế cuộc sống hoặc hoạt động nghề nghiệp, gồm kỹ năng giao tiếp, hoà đồng với tập thể, khả năng thu hút mọi người, khả năng ứng xử, khả năng sáng tạo … đây là loại kỹ năng rất phong phú và không kém phần quan trọng so với kỹ năng cứng.
Người lao động khi tham gia vào bất kỳ hoạt động nghề nghiệp nào đều phải đáp ứng những kỹ năng mà hoạt động nghề nghiệp đó đòi hỏi, nếu không họ sẽ không thể tồn tại trong môi trường làm việc đó.
Phát triển kỹ năng là nâng cao khả năng chuyên biệt của con người trên nhiều khía cạnh để đáp ứng các yêu cầu cao hơn trong hoạt động nghề nghiệp hiện tại hoặc để trang bị kỹ năng mới cho công việc trong tương lai.
Phát triển kỹ năng nghề nghiệp cho người lao động là nội dung căn bản của phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức, nó ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực. Vì vậy tổ chức cần quan tâm giải quyết tốt việc lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp, tạo điều kiện để đội ngũ lao động có cơ hội được đào tạo, tự đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, định hướng nghề nghiệp nhằm hoàn thiện và năng cao kỹ năng nghề nghiệp đểđáp ứng yêu cầu của tổ chức và thoả mãn nhu cầu cá nhân.
Khi đánh giá kỹ năng nghề nghiệp người ta thường sử dụng các công cụ đo lường định tính để xác định mức độ đáp ứng về kỹ năng như; khả năng vận dụng kiến thức vào thao tác, sự thành thạo, kỹ xảo, khả năng xử lý tình huống và khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, ứng xử trong giao tiếp…