Đặc điểm kinh tế

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 58 - 60)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.3.Đặc điểm kinh tế

Thời gian qua, được sự quan tâm đầu tư của Trung ương và tỉnh, nhất là trong việc nâng cấp, chỉnh trang đô thị, sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của thành phố đã đạt được những thành tựu quan trọng, tiềm lực kinh tế được củng cố và phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện hơn, tạo ra những tiền đề và nhân tố mới cho quá trình phát triển tiếp theo.

Về tăng trưởng kinh tế

Thành phố liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế khá và thời kỳ sau cao hơn thời kỳ trước, góp phần đáng kể vào sự tăng trưởng chung toàn tỉnh.

Nền kinh tế của thành phốđạt mức tăng trưởng khá, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 14,09%, trong đó công nghiệp – xây dựng tăng 12,1%, khu vực nông nghiệp tăng 0,25%, dịch vụ tăng 16,59%. Thu nhập bình quân đầu người (VA–giá HH) đạt 2.550 USD/người/năm, cao hơn 1,25 lần so với bình quân chung của cả nước.

Thành phố Quảng Ngãi là trung tâm tỉnh lỵ, nằm trong vùng kinh tế động lực của tỉnh cùng với Khu kinh tế Dung Quất và khu đô thị Vạn Tường. Những năm gần đây sự thu hút đầu tư vào khu kinh tế Dung Quất tăng lên đột biến, đặc biệt là từ khi nhà máy lọc dầu Dung Quất đi vào vận hành năm 2009 đã tác động mạnh mẽ tới tăng trưởng kinh tế toàn tỉnh Quảng Ngãi nói chung và đặc biệt tác động tới thành phố Quảng Ngãi nói riêng.

Về cơ cấu kinh tế

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, cơ cấu kinh tế của thành phố có sự chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại – dịch vụ và công nghiệp – xây dựng, đặc biệt thời kỳ 2010 – 2014, tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng tăng từ 30,1% năm 2010 lên 38,66% năm 2014; tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp đến năm 2010 còn 14,95%. Đặc biệt là tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm ưu thế, ổn định trong khoảng 46 – 47%. Đây là quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng tỷ trọng khu vực phi sản xuất nông nghiệp.

Chính những điều kiện và sự phát triển về kinh tế, xã hội của thành phố Quảng Ngãi đã đặt ra vấn đề phát triển nguồn nhân lực, đòi hỏi nguồn nhân lực ngày càng có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của quá

trình hội nhập kinh tế và quá trình phát triển đô thị. Từ đó, vấn đề phát triển nguồn nhân lực khu vực HCC của thành phố là một việc làm cấp thiết đối với các cấp, các ngành trong thành phố để đáp ứng yêu cầu mới đảm bảo cho sự phát triển của thành phố trong tình hình hiện nay và cho những năm tới.

2.2. THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ VÀ CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC KHU VỰC HÀNH CHÍNH CÔNG CỦA

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 58 - 60)