Kinh nghiệm một số quốc gia

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 52 - 54)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.4.1. Kinh nghiệm một số quốc gia

Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Nhật là những nước phát triển, đồng thời là các quốc gia đã xây dựng chếđộ công chức nhà nước sớm và đã đạt đến trình độ cao. Chế độ công chức ở những nước này có những đặc trưng chung như sau [6]:

- Thi cử công khai, chọn dùng người giỏi: Tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho mọi người có cơ hội cạnh tranh với nhau; qua thi cử mà tuyển chọn, cất nhắc người tài giỏi làm việc cho Nhà nước.

Tại Mỹ, 9/10 số công chức liên bang do Tổng thống bổ nhiệm nhưng đều được tuyển dụng bằng hình thức thi tuyển. Nhờ đó, Chính phủ Mỹ đã chọn được đội ngũ công chức thực sự có tài. Đồng thời, tạo ra được sự ổn định của đội ngũ công chức, công việc không bịảnh hưởng trước những biến động của hành chính có tính chính trịđịnh kỳ.

- Sát hạch nghiêm túc, thưởng người giỏi, phạt người kém: Chế độ sát hạch được thực hiện nghiêm túc, với tiêu chuẩn cụ thể, nhằm đánh giá kết quả thực tế của công chức. Đồng thời, lấy đó làm căn cứ cho việc tuyển dụng, sắp xếp để sử dụng, tăng lương, giáng cấp, thôi chức...

- Chế độ cấp bậc nghiêm túc với nhiều cấp bậc. Tại Nhật, công chức được chia làm hai loại: công chức nhà nước và công chức địa phương. Công chức nhà nước chia thành: công chức chung và công chức đặc biệt. Công chức Nhật Bản là những người được xã hội rất coi trọng, được chế độ nhà nước rất ưu ái. Vì quan chức Nhật Bản đều là những người ưu tú, được tuyển chọn qua những kỳ thi tuyển nghiêm túc và bằng sự đào tạo, rèn luyện liên tục trên các cương vị khác nhau khi được tuyển dụng.

- Kiện toàn pháp quy, làm việc theo luật: công chức làm việc không chỉ có pháp quy về chuyên môn mà còn được bảo đảm về pháp luật từ địa vị xã hội, vị trí, đến quyền lợi và nghĩa vụ. Tại Pháp, địa vị của công chức trong mối quan hệ của họ với tổ chức hành chính thuộc quy định của pháp luật và pháp quy. Để quản lý và nâng cao chất lượng đội ngũ công chức, mỗi ngành ở Pháp đều có một “Hội đồng hành chính”. Hội đồng hành chính các cấp có trách nhiệm đề xuất ý kiến về những vấn đề giám định, đề bạt, điều động, thưởng phạt công chức. Hội đồng hành chính có trách nhiệm soạn thảo và sửa đổi chếđộ, quy chế về quản lý nhân sự của ngành.

- Hệ thống quản lý đồng bộ, các nước phát triển có đội ngũ công chức đông và ngày càng tăng thêm. Để cả đội ngũ này gắn bó với nhau, nhà nước đã quan tâm đến xây dựng hệ thống quản lý phù hợp với đặc điểm của nước mình, từ bộ máy thống nhất, chế độ thi cử, tuyển dụng nghiêm túc, đến phương thức đào tạo và bồi dưỡng, bố trí, sử dụng chặt chẽ.

- Nhấn mạnh tác phong, kỷ luật, đạo đức chức nghiệp, các nước phát triển đều đòi hỏi công chức phải giữ chuẩn mực hành vi cá nhân với tiêu chuẩn cao, đặc biệt chính trực khi thi hành công vụ. Công chức không chỉ tuân theo pháp quy về kỷ luật do nhà nước quy định mà còn phải tuân theo “khuôn phép danh dự” - đạo đức chức nghiệp.

Ở Nhật, đạo đức công chức là một nội dung được xem là rất quan trọng trong chất lượng của công chức. Đạo đức ở đây là sự chí công vô tư, thanh liêm và tinh thần trách nhiệm cao. Đạo đức này không phải bẩm sinh mà phần lớn được nuôi dưỡng, phát huy bằng những cơ chế, phương pháp quản lý hành chính khách quan.

- Kinh nghiệm của Hàn Quốc: Hàn Quốc rất coi trọng công tác đào tạo công chức. Việc đào tạo công chức không chỉ nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng quản lý mà còn đặc biệt đề cao việc bồi dưỡng nhân

cách; nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công vụ. Tất cả công chức Hàn Quốc đều được động viên tham gia một hình thức đào tạo nhân cách và tính tích cực để phát triển toàn diện, nhằm đề cao trách nhiệm và nhiệm vụ của họ với tư cách là một thành viên công vụ.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 52 - 54)