Các nhân tố thuộc về điều kiện xã hộ i

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 49 - 50)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.3.2. Các nhân tố thuộc về điều kiện xã hộ i

a. Yếu t kinh tế, chính tr

- Nền kinh tế phát triển nhanh chóng đòi hỏi nguồn nhân lực tri thức có thể theo kịp và giúp tổ chức tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó nguyên tắc liên tục ra đời với nguồn nhân lực đã quá già nua hay thiếu kiến thức kỹ năng thì không thể nào vận hành các dây chuyền máy móc hiện đại từ đó có tác động đến việc phát triển nguồn nhân lực.

- Hệ thống pháp luật cũng tạo ra hành lang pháp lý cho các tổ chức hoạt động và tuân thủ theo quy định đó. Nó ảnh hưởng một cách sâu sắc và trên diện rộng đến cách thức phát triển nguồn nhân lực cả về chính sách và chương trình. Nhà nước ban hành luật lao động với nhiều quy định về quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng cũng đã tác động trực tiếp đến công tác phát triển nguồn nhân lực.

b. Văn hoá – xã hi

Sự thay đổi văn hoá - xã hội cũng tạo nên thuận lợi và khó khăn đến công tác phát triển nguồn nhân lực. Các yếu tố văn hoá xã hội ảnh hưởng đến bao gồm:

- Chất lượng và số lao động: Nếu nguồn lao động tuyển vào tổ chức đã có trình độ văn hoá, nghề nghiệp và được trang bị các kỹ năng cần thiết để thực hiện công việc thì quá trình phát triển chỉ cần hướng dẫn bổ sung cho các kỹ năng nâng cao khác.

- Sự nghiệp giáo dục đào tạo góp phần quan trọng nhất tạo nên sự chuyển biến căn bản về chất lượng của nguồn nhân lực.

- Một số quy phạm đạo đức truyền thống như đạo hiếu, lối sống thanh bạch, trong sạch, lòng nhân ái, sẵn sàng tương trợ là những nhân tố cần phát huy và có ý nghĩa nhất định đối với chất lượng nguồn nhân lực.

c. H thng chính sách xã hi

Hệ thống các chính sách xã hội cũng là một trong những nhân tố liên quan đến phát triển nguồn nhân lực, đến thị trường sức lao động. Hệ thống các chính sách xã hội nhằm vào mục tiêu vì con người, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của nguồn nhân lực trong quá trình phát triển kinh tế xã hội, với phương hướng phát huy nhân tố con người trên cơ sở đảm bảo công bằng, bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân, giải quyết tốt tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội, giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, giữa đáp ứng các nhu cầu trước mắt với việc chăm lo lợi ích lâu dài, giữa cá nhân với tập thể và cộng đồng xã hội.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phát triển nguồn nhân lực khu vực hành chính công thành phố quảng ngãi (Trang 49 - 50)