6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
1.2.3. Mô hình dòng tiền tự do (free-cash flow model)
Mô hình dòng tiền tự do đã đƣa ra một cái nhìn khác về nắm giữ tiền mặt.
Các mục tiêu của nhà quản lý doanh nghiệp và cổ đông có sự mâu thuẫn với nhau. Trong khi các cổ đông mong muốn gia tăng giá trị của cổ phần thì các nhà quản lý mong muốn đem lại sự tăng trƣởng trong doanh thu cũng nhƣ quy mô doanh nghiệp.
nghiêm trọng vì số lƣợng lớn dự trữ tiền mặt có thể phục vụ chủ yếu là lợi ích quản lý. Các nhà quản lý có biện pháp khuyến khích tăng quĩ tiền mặt dƣới sự kiểm soát của họ, vì điều này cho phép họ tăng sức mạnh của mình và đƣợc tự do để chấp nhận các dự án mới mà không cần một sự cho phép của các cổ đông, lãng phí tiền bằng cách tiêu thụ bổng lộc và/hoặc quyết định đầu tƣ không hiệu quả. Mặt khác, các cổ đông có thể thích dòng tiền tự do đƣợc trả lại cho họ hơn.
Ủng hộ cho lý thuyết dòng tiền tự do của Jensen(1986) là nghiên cứu thực nghiệm của Damodaran (2001). Tác giả cho rằng cấu trúc vốn di chuyển động theo một vòng tròn. Khi những doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trƣởng (giai đoạn đầu của chu kì) nên sử dụng ít nợ để cung cấp đầy đủ dòng tiền cho các dự án mới. Đến khi không còn tăng trƣởng nhƣ trƣớc nữa (giai đoạn cuối của chu kì), lúc này ít các cơ hội đầu tƣ trong tƣơng lai hơn, hơn nữa, các vấn đề rủi ro đạo đức liên quan đến các dự án hiện tại có thể là cao (ví dụ nhƣ trốn tránh việc quản lý). Do đó, họ nhận thấy nên sử dụng nợ cao hơn. Cuối cùng, tác giả khuyên nên bắt đầu bằng việc ít sử dụng nợ, sau đó gia tăng dần theo chu kì của doanh nghiệp