6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
2.5. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGHIỆP SẢN XUẤT KINH DOANH TẠI SÀN HOSE THÔNG QUA CÁC BIẾN NGHIÊN CỨU
Dự trên các biến nghiên cứu trong mô hình, có thể thấy một số đặc điểm về tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty qua một số yếu tố nhƣ sau:
Tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên tổng tài sản
Hình 2.1. Mô tả sự thay đổi của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên tổng tài sản doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại sàn HOSE giai đoạn 2010-2013
Theo hình 2.1 mô tả sự thay đổi của tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên tổng tài sản doanh nghiệp của các doanh nghiệp tại sàn HOSE giai đoạn 2010-2013, nghiên cứu 153 công ty sản xuất kinh doanh niêm yết tại Việt Nam cho thấy, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt trên tổng tài sản doanh nghiệp bình quân của các công ty dao động quanh mức 9.21% đến 10.68% từ năm 2010 đến năm 2013.
Năm 2010 – 2012, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của các công ty giảm dần qua các năm, đặc biệt năm 2012, tỷ lệ nắm giữ tiền mặt giảm thấp nhất còn 9.21%. Lý giải điều này, tác giả xem xét một số yêu tố vĩ mô ở Việt Nam trong giai đoạn trên. Trƣớc các cơ hội đầu tƣ hấp dẫn vào giai đoạn 2009- 2010, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đã gia tăng tích lũy tiền mặt để thực hiện các dự án đầu tƣ. Điều này đã kéo sản lƣợng sản xuất tăng lên tuy nhiên mức độ còn thấp và chƣa đạt hiệu quả cao.
Từ năm 2011 đến năm 2012, tình hình lạm phát ở mức cao khiến sản lƣợng giảm mạnh, chính phủ thắt chặt cung tiền và các doanh nghiệp đã tăng cƣờng nắm giữ các loại tài sản khác thay vì tiền mặt. Vào giai đoạn này, tỷ lệ tài sản tiền mặt trên tổng tài sản giảm từ 10% năm 2011 xuống còn 9.21% năm 2012. Giai đoạn này là giai đoạn chứng kiến nhiều biến động của nền kinh tế Việt Nam nhƣ tỷ lệ lạm phát tăng cao trên 18%, thị trƣờng bất động sản đóng băng, giá vàng liên tiếp tăng kỷ lục, thị trƣờng chứng khoán tiếp tục chạm đáy, khiến việc đầu tƣ của các doanh nghiệp gặp khó khăn cũng là nguyên nhân giải thích lý do lƣợng tiền mặt nắm giữ của các công ty năm 2013 tăng lên đáng kể so với năm 2012.
Tăng trƣởng doanh thu
Hình 2.2. Mô tả sự thay đổi của tỷ lệ tăng trưởng doanh thu của các doanh nghiệp tại sàn HOSE giai đoạn 2010-2013
Hình 2.2 cho thấy có sự sụt giảm mạnh về chỉ số tăng trƣởng doanh thu của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên sàn HOSE trong năm 2011 so với năm 2010 từ 20% xuống chỉ còn 4%. Điều này khá tƣơng đồng với thực tế khi trong năm 2011, thị trƣờng chứng khoán Việt Nam liên tục chạm đáy, kinh tế của Việt Nam đã trải qua một năm cực kỳ khó khăn và biến động, các yếu tố vĩ mô đều không ủng hộ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Trong năm này, đã có hơn 50.000 doanh nghiệp phải tuyên bố giải thể hoặc phá sản. Bên cạnh đó, tổ chức Standard & Poors (S&P) đã hạ bậc tín nhiệm nợ dài hạn nội tại của Việt Nam xuống mức BB-, triển vọng của nhiều doanh nghiệp bị đánh giá tiêu cực. Tỷ lệ tăng trƣởng doanh thu giai đoạn 2012 phục hồi nhẹ ở mức 8% và sau đó tiếp tục đà phục hồi khi tăng lên mức 15% ở năm 2013.
Vốn luân chuyển ròng của doanh nghiệp
Hình 2.3. Mô tả sự thay đổi vốn luân chuyển ròng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013
Theo hình 2.3 mô tả sự thay đổi vốn luân chuyển ròng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013 thì nhìn chung giá trị vốn luân chuyển ròng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam trong giai đoạn 2010 – 2013 tăng dần qua các năm. Giai đoạn 2009 – 2010 đƣợc xem là giai đoạn hậu khủng hoảng của nền kinh tế, nhìn chung các doanh nghiệp hoạt động khó khăn nên vốn luân chuyển ròng hay nói cách khác là tính thanh khoản của tài sản ở mức khá thấp và sau đó khôi phục nhanh.
Theo kết quả thu thập đƣợc trong mẫu nghiên cứu, bình quân mỗi năm có khoảng 15% số công ty có vốn luân chuyển âm nhƣng nhìn chung vốn luân chuyển ròng của các công ty trong mẫu lớn hơn 0. Ở Hình 2.6 cho thấy trong giai đoạn nghiên cứu, vốn luân chuyển ròng bình quân năm 2010 ở mức thấp nhất gần 317 tỷ đồng, năm 2013 ở mức cao nhất là 471 tỷ đồng, vốn luân
chuyển ròng bình quân các công ty tăng trƣởng đều qua các năm với mức trung bình vào khoảng 14%.
Đòn bẩy tài chính
Theo kết quả thu thập đƣợc từ năm 2010 đến năm 2013, theo hình 2.7 tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013, ta có thể thấy tỷ số tổng nợ trên tài sản của các doanh nghệp (LEV) có sự biến động tƣơng đối giống với sự biến động của CASH. Biểu 2.4 cho thấy, LEV thấp nhất vào năm 2010 sau đó tăng vào năm 2011 ở mức 49%, tăng 7% so với năm 2010. Năm 2012, LEV giảm nhẹ không đáng kể xuống mức 48.9& và tăng lên ở mức 49.3% năm 2013. Xét về các yếu tố vĩ mô, năm 2011 tín dụng ngân hàng tăng trƣởng ở mức thấp khoảng 12% với mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định nền kinh tế.
Hình 2.4. Tỷ số tổng nợ trên tổng tài sản của doanh nghiệp sản xuất kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013
Quy mô doanh nghiệp
Quy mô của doanh nghiệp đƣợc đại diện bằng giá trị của tổng tài sản của doanh nghiệp đƣợc thể hiện trong biểu 2.4. Có thể dễ dàng nhận thấy trong khoảng thời gian nghiên cứu, tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp tăng dần qua các năm. Năm 2010 tổng tài sản bình quân của các doanh nghiệp Việt Nam trong mẫu nghiên cứu là 1.695 tỷ đồng thì đến năm 2013 giá trị này đã đạt 2.405 tỷ đồng, tăng gần gấp 1.5 lần so với năm 2010.
Hình 2.5. Quy mô của các doanh nghiệp sản xuât kinh doanh tại Việt Nam giai đoạn 2010 – 2013
Tốc độ tăng trƣởng của tài sản doanh nghiệp cũng tăng tƣơng đối đều qua các năm. Giá trị tổng tài sản tăng lên ở cả hạng mục tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó, tài sản ngắn hạn đóng khoảng 55% vào giá trị tăng lên của tổng tài sản qua các năm 2010, 2011, 2012 và 2013.
Chi trả cổ tức
Biểu 2.6 cho thấy, đa số các công ty ở Việt Nam lựa chọn hình thức chi trả cổ tức bằng tiền mặt qua các năm hơn các hình thức chi trả cổ tức khác nhƣ cổ phiếu, trái phiếu, tài sản khác của công ty hoặc không chi trả cổ tức. Khoảng gần 70% các công ty trong mẫu nghiên cứu thực hiện chi trả cổ tức bằng tiền mặt và trong những năm gần đây, việc chi trả cổ tức của các công ty có xu hƣớng giảm qua các năm. Sự hạn chế chi trả cổ tức bằng tiền mặt là do các công ty trong mẫu nghiên cứu cho giai đoạn từ 2009 –2013 là giai đoạn mà nền kinh tế thếgiới nói chung và nền kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn nên các công ty đều bắt đầu hạn chế chi trả cổ tức, họ giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho các dự án đầu tƣ cần thiết vì khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn trong giai đoạn này là tƣơng đối khó khăn.
Hình 2.6. Số lượng các công ty trong mẫu nghiên cứu chi trả cổ tức tiền mặt
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2
Trong chƣơng này, tác giả thiết kế mô hình sử dụng phƣơng pháp Bình phƣơng nhỏ nhất OLS (Pooled Regression) với dữ liệu bảng dựa theo các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đó của các tác giả trên thế giới. Các biến lần lƣợt đƣa vào nghiên cứu đó là triển vọng phát triển (GROWTH), quy mô công ty (SIZE), đòn bẩy tài chính (LEV), chi tiêu tài sản cố định (CAPEX), tài sản thanh khoản không bằng tiền mặt (LIQUID) và chi trả cổ tức bằng tiền mặt (DIV).
Sau đó, xem xét tác động của đặc điểm riêng trên dữ liệu bảng bằng cách hồi quy Fixed Effect Model FEM và Random Effect Model REM. Từ kết quả hồi quy thu đƣợc, nghiên cứu lần lƣợt dùng các kiểm định Redundant Fixed Effect Test và Hausman Test để chọn mô hình hồi quy phù hợp.
CHƢƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU