6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
4.1. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ
Kết quả cho thấy quy mô công ty có tƣơng quan dƣơng với lƣợng tiền mặt nắm giữ của doanh nghiệp, trái với kỳ vọng của tác giả. Điều này có thể giải thích theo thuyết trật tự phân hạng, dự đoán mối quan hệ giữa quy mô công ty và nắm giữ tiền mặt tƣơng quan dƣơng bởi vì các công ty lớn có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn tài trợ giá rẻ do đó, giảm lƣợng tiền mặt nắm giữ trong phòng ngừa mất thanh khoản. Thuyết trật tự phân hạng dự đoán mối quan hệ giữa qui mô công ty và nắm giữ tiền mặt tƣơng quan dƣơng bởi vì các công ty lớn thƣờng hoạt động kinh doanh tốt hơn so với các công ty nhỏ và do đó cần phải có nhiều tiền mặt để tài trợ cho các dự án đầu tƣ (Opler và các cộng sự, 1999, Ferriera và Vilela (2003)).
Tƣơng tự nhƣ vậy, chi tiêu vốn dùng để mua tài sản cố định góp phần làm tăng quy mô công ty, đồng thời, tài sản cố định có để dùng để cầm cố, thế chấp cho các khoản vay, dẫn đến các công ty nắm giữ tiền mặt ít hơn vì dễ dàng tiếp cận đƣợc nguồn vốn vay hơn. Các nghiên cứu trƣớc đây của Lee và Song (2007), Bates và các cộng sự (2009) cũng chỉ ra mối tƣơng quan âm giữa chi tiêu tài sản cố định và nắm giữ tiền mặt.
Ta cũng có thế dễ dàng nhìn thấy rằng, đúng với kỳ vọng của tác giả và thuyết đánh đổi, tài sản lƣu động ròng LIQUID có tƣơng quan âm với lƣợng tiền mặt nắm giữ của công ty, điều này chứng minh tài sản lƣu động ròng có tính thay thế cho tiền mặt. Tác động này thực sự đáng kể và có ý nghĩa, kết quả cho thấy 1 đồng tài sản lƣu động ròng có thể thay thế cho 0,47 đồng tiền mặt. Kết quả này góp phần cũng cố thêm nhận định và kết quả của những bài
nghiên cứu trƣớc đây của Bates và các cộng sự (2009), Opler và các cộng sự (1999), Ferreira và Vilela (2003) và Tong (2006)…
Một yếu tố khác là đòn bẩy tài chính (LEV) có tƣơng quan âm đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty. Tác động của LEV có ý nghĩa thống kê, tuy nhiên mức độ tác động không cao, cụ thể là 1% gia tăng đòn bẩy tài chính chỉ làm gia giảm 0,5% tỷ lệ nắm giữ tiền mặt. Kết quả này tƣơng đồng với thuyết trật tự phân hạng và trái với kì vọng của tác giả. Trƣờng hợp này có thể giải thích là đối với các nhà đầu tƣ, khi một công ty có tỷ lệ đòn bẩy cao cho thấy khả năng tiếp cận thị trƣờng vốn, uy tín và khả năng trả nợ của công ty tốt. Đòn bẩy cao giúp công ty tránh đƣợc tình trạng đánh mất các cơ hội đầu tƣ tốt do không đủ nguồn tài trợ. Mặc khác, theo Jensen và Meckling (1976), Jensen (1986) và Stulz (1988), việc sử dụng nợ đóng vai trò quan trọng làm giảm các vấn đề đại diện của công ty, đặc biệt là các công ty có lƣợng tiền mặt nắm giữ vƣợt mức thì vấn đề đại diện càng phức tạp. Các nhà quản lý càng dễ dàng tự do quyết định đầu tƣ các dự án với lƣợng tiền dƣ thừa đó mà ít quan tâm suất sinh lợi của dự án là cao hay thấp. Chính vì vậy, đòn bẩy đƣợc sử dụng vừa có thể tận dụng đƣợc lợi thế của tấm chắn thuế, vừa tăng cƣờng sự giám sát đối với các nhà quản lý trong việc sử dụng tiền của công ty, tránh tình trạng đầu tƣ quá mức trong điều kiện các cơ hội đầu tƣ tốt không sẵn có. Do vậy, nợ có thể thay thế cho nắm giữ tiền mặt vì nợ làm giảm rủi ro đạo đức và linh hoạt hơn (Caglayan -Ozkan và Ozkan (2002) và Diamond (1984)).
Ngoài ra, kết quả hồi qui còn chỉ ra kết quả không chắc chắn về một số yếu tố tác động đến nắm giữ tiền mặt của công ty Việt Nam. Cụ thể, chi trả cổ tức (DIV) có mối tƣơng quan âm và triển vọng phát triển (GROWTH) có mối tƣơng quan dƣơng với tỷ lệ nắm giữ tiền mặt của công ty. Các kết quả này khá trùng khớp với kì vọng của tác giả, riêng có yếu tố triển vọng phát triển (GROWTH) cho kết quả trái ngƣợc với thuyết đánh đổi, thuyết trật tự phân
hạng và kì vọng của tác giả, đồng thời củng cố cho ý kiến của thuyết đại diện vì từ góc độ thuyết đại diện, các nhà quản lý bảo thủ của các công ty có cơ hội đầu tƣ cao có thể giữ tiền mặt và sử dụng nó cho những nỗ lực cá nhân (Opler và các cộng sự (1999)).