Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty ngành sản xuất kinh doanh niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 84)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

4.2.4. Xây dựng và phát triển các mô hình dự báo tiền mặt

a. Hoạch định ngân sách tiền mặt

Ngân sách tiền mặt là một dự toán lƣu chuyển tiền tệ cho thấy thời điểm và số lƣợng luồng tiền mặt vào và ra trong một thời kì. Tính toán và xây dựng các bảng hoạch định ngân sách giúp doanh nghiệp ƣớc lƣợng đƣợc khoảng định mức ngân quỹ là công cụ hữu hiệu trong việc dự báo thời điểm thâm hụt ngân sách để doanh nghiệp chuẩn bị nguồn bù đắp cho các khoản thiếu hụt này, từ đó thực hiện kiểm soát tiền mặt và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.

Nhà quản lý phải dự đoán các nguồn nhập, xuất ngân quỹ theo đặc thù về chu kỳ tính doanh, theo mùa vụ, theo kế hoạch phát triển của doanh nghiệp trong từng thời kỳ. Ngoài ra, phƣơng thức dự đoán định kỳ chi tiết theo tuần, tháng, quý và tổng quát cho hàng năm cũng đƣợc sử dụng thƣờng xuyên.

* Lập bảng dự báo thu tiền bán hàng hàng tháng : Căn cứ vào các điều kiện thanh toán ghi trong hợp đồng mua bán, có thể lập bảng dự báo thời điểm thu tiền bán hàng hàng tháng.

- Khảo hƣớng nội bộ:

+ Các đại diện bán hàng dự báo doanh thu cho kì tới.

+ Sàng lọc các ƣớc tính và sắp xếp thành các dự báo doanh thu cho từng nhóm sản phẩm.

+ Gộp các nhóm sản phẩm thành dự báo doanh thu cho toàn công ty. - Khảo hƣớng bên ngoài:

+ Dự báo nền kinh tế và xu hƣớng phát triển của Ngành sẽ ảnh hƣởng đến doanh nghiệp.

+ Ƣớc tính thị phần cho những sản phẩm riêng biệt, giá cả và những sản phẩm mới.

+ Gộp các nhóm sản phẩm thành dự báo doanh thu cho toàn công ty. * Lập bảng dự báo chi tiền mặt : Dựa trên dự báo về doanh số bán hàng hằng tháng, doanh nghiệp có thể xây dựng kế hoạch sản xuất và kế hoạch mua vật tƣ, nhiên liệu ...Căn cứ vào kế hoạch mua hàng, thông lệ thanh toán và các chi phí khác nhƣ lƣơng, chi phí hoạt động, nộp thuế, chi trả cổ tức…, để lập kế hoạch chi trả tiền mặt.

* Hoạch định ngân sách tiền mặt . Xây dựng ngân sách tiền mặt dòng thu và dòng chi trong 6 tháng hoặc cả năm. Doanh nghiệp cần ấn định mức tồn quỹ tiền mặt mục tiêu trong tháng để đƣa vào ngân sách tiền mặt, từ đó có kế hoạch sử dụng hợp lý.

b. Phát triển các mô hình dự báo tiền mặt.

Có 3 mô hình thƣờng đƣợc dùng để xác định mức tồn trữ tiền mặt tối ƣu, đó là:

Phát triển từ mô hình lƣợng đặt hàng tối ƣu, mô hình có mục tiêu tối thiểu hoá các chi phí bao gồm chi phí giao dịch bán chứng khoán thu về tiền mặt và chi phí cơ hội của việc nắm giữ tiền mặt.

EOQ là một mô hình quản lý dự trữ rất hiệu quả. EOQ trong quản lý tiền mặt giúp doanh nghiệp xác định đƣợc lƣợng tiền mặt dự trữ tối ƣu để đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Theo mô hình này, nếu lƣợng tiền mặt thấp hơn so với lƣợng dự trữ tối ƣu thì công ty bán chứng khoán để bổ sung tiền vào, ngƣợc lại nếu lƣợng tiền mặt dƣ thừa thì công ty nên đầu tƣ vào chứng khoán để tránh tình trạng tiền bị ứ đọng không sử dụng. Từ đó có thể giảm đƣợc tối đa các chi phí liên quan tới việc dự trữ tiền trong doanh nghiệp.

Hình 4.1. Sơ đồ luân chuyển trong mô hình EOQ

Mô hình Miller Orr:

Mô hình này sẽ xác định các giới hạn kiểm soát của số dƣ tiền mặt gồm giới hạn trên và giới hạn dƣới. Hai giới hạn này là dấu hiệu để quyết định mua, bán chứng khoán.

Hình 4.2. Mô hình Miller Orr

Mức tồn quỹ dao động lên xuống và không thể dự toán đƣợc cho đến khi đạt đƣợc giới hạn trên. Doanh nghiệp sẽ can thiệp bằng cách sử dụng số tiền vƣợt quá mức so với mức tồn quỹ thiết kế để đầu tƣ vào các chứng khoán hay đầu tƣ ngắn hạn khác và lúc đó, cân đối tiền trở về mức thiết kế.

Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp , cân đối tiền lại tiếp tục dao động cho đến khi tụt xuống dƣới giới hạn dƣới là lúc doanh nghiệp phải có sự bổ sung tiền để đáp ứng cho những hoạt động cần thiết, chẳng hạn việc bán một lƣợng chứng khoán để đáp ứng nhu cầu tiền của mình.

Nhƣ vậy, mô hình này cho phép quản lý ngân quỹ ở mức độ hoàn toàn tự do. Khi mức tồn quỹ thực tế lớn hơn mức tồn quỹ thiết kế nhƣng khi nó chƣa đạt đƣợc giới hạn trên thì doanh nghiệp chƣa cần mua chứng khoán. Ngƣợc lại, khi mức tồn quỹ thực tế nhỏ hơn so với mức tồn quỹ theo thiết kế nhƣng chƣa đạt đến giới hạn dƣới của doanh nghiệp cũng chƣa cần phải bán chứng khoán để bổ xung ngân quỹ.

Mô hình Stone:

Cải tiến tính thực tiễn của quá trình tối ƣu hoá ở mô hình Miller Orr bằng cách cho phép nhà quản trị căn cứ vào nhận thức và kinh nghiệm của mình về dòng ngân lƣu công ty để đƣa ra quyết định thích hợp.

Công ty có thể xây dựng mô hình xác định mức tồn trữ tiền mặt với phƣơng pháp kết hợp mô hình Miller-Orr và mô hình Stone. Trƣớc hết, sử dụng mô hình Miller-Orr để xác định giới hạn trên, và giới hạn dƣới của mức tồn trữ tiền mặt. Tiếp theo, đảm bảo mức tồn trữ tiền mặt dựa vào tình hình thực tế theo mô hình Stone.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến việc nắm giữ tiền mặt của các công ty ngành sản xuất kinh doanh niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)