còn gặp nhiều khó khăn.
1.1.3. Ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thu hồi đất
Để phát triển đất nước, việc xây dựng cơ sở hạ tầng làm tiền đề cho việc phát triển các dự án kinh tế là tất yếu. Các công trình cơ sở hạ tầng bao gồm các dự án vì lợi ích công cộng, đầu tư phát triển kinh tế như: công trình thủy lợi, giao thông, các khu công nghiệp, nhà máy, cơ sở sản xuất kinh doanh…Cơ sở hạ tầng được xây dựng sẽ làm cơ sở cho sự phát triển của kiến trúc thượng tầng. Nhận thức được tầm quan trọng nêu trên, Luật Đất đai đã ghi nhận: Trong trường hợp cần thiết và do pháp luật quy định, Nhà nước có quyền thu hồi đất của người đang sử dụng, việc thu hồi đất trong trường hợp này xuất phát từ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. Người bị thu hồi đất nếu đáp ứng được các điều kiện theo quy định của pháp luật sẽ được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tùy từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, trên thực tế việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất lại là điều không hề đơn giản, hiện đây vẫn là một trong những vấn đề mang tính thời sự, xảy ra nhiều mâu thuẫn, tranh chấp, khiếu kiện kéo dài. Việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ mang lại ý nghĩa to lớn trên nhiều phương diện:
1.1.3.1. Đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người có đất bị thu hồi
Về mặt lịch sử, đất đai là thành quả xây dựng và bảo vệ của nhiều thế hệ trong một quốc gia. Theo ý nghĩa đó, đất đã là tài sản chung, chế độ xã hội chủ nghĩa ở nước ta đã hiện thực hóa quan hệ pháp lý của tài sản chung đó. Tuy nhiên, sử dụng đất đai lại phân cấp cho các tổ chức và các gia đình riêng rẽ. Vì thế, cần có cơ chế phân định hợp lý quyền hạn, trách nhiệm, lợi ích của xã hội và công dân trong quan hệ đất đai.
Điều 5, Luật Đất đai năm 2013 quy định: “Đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý” [28]. Về mặt pháp lý, đất đai phải được sử dụng nhằm phục vụ sự tồn tại và phát triển của xã hội, phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế, kiến thiết xã hội và cải thiện chất lượng sống nói chung của dân cư. Vì thế, việc sử dụng đất đai phải theo quy hoạch và kế hoạch chung của Nhà nước .
Tuy nhiên, các cơ quan Nhà nước thường không phải là người sử dụng đất trực tiếp, người dân mới là người khai thác quỹ đất, họ chỉ khai thác quỹ đất hiệu quả khi quyền lợi của họ được tôn trọng và bảo vệ, việc đảm bảo lợi ích giữa xã hội và cá nhân là vấn đề vô cùng phức tạp. Bởi vì, Luật Đất đai quy định khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng và phát triển kinh tế thì Nhà nước có trách nhiệm phải bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho người dân bị mất đất.
Việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải đáp ứng được các yêu cầu: Tạo điều kiện để người dân bị mất đất có cuộc sống bằng hoặc tốt hơn trước khi mất đất; điều tiết phần lợi ích gia tăng không do các cá nhân tạo ra về ngân sách Nhà nước; tạo điều kiện để người sử dụng đất sau này hoàn thành mục tiêu đã được xã hội chấp thuận; bảo tồn được quỹ đất và môi trường.
1.1.3.2. Góp phần gián tiếp vào việc duy trì sự ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội.
Nước ta là một nước nông nghiệp với khoảng 70% dân số là nông dân, đất đai không chỉ là nơi ở mà còn là tư liệu sản xuất của nhân dân, chính vì vậy mà những vấn đề liên quan đến việc thu hồi đất có ý nghĩa rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống và sản xuất của nhân dân. Các chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai phù hợp với thực tiễn, đúng đắn và được thực thi nghiêm túc góp phần gián tiếp vào việc củng cố sự ổn định về chính trị. Và ngược lại, các chính sách về đất đai không nhận được sự đồng thuận của người dân, sẽ làm phát sinh những tranh chấp có nguy cơ gây mất ổn định chính trị.
Nói cách khác, các chủ trương, chính sách pháp luật về đất đai sẽ có những tác động rất lớn đến sự ổn định chính trị.
Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là một trong các chính sách, pháp luật về đất đai được xã hội đặc biệt quan tâm, tác động trực tiếp đến các hoạt động sống và sản xuất của người dân. Các chính sách, quy định của pháp luật ảnh hưởng trực tiếp đến quyền và lợi ích của người có đất bị thu hồi. Khi bị thu hồi đất, quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất trực tiếp bị xâm hại, họ không chỉ mất quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở, mất tư liệu sản xuất, mất việc làm. Việc làm này làm cho cuộc sống của người có đất bị thu hồi đảo lộn, họ phải bắt đầu cuộc sống và công việc lại từ đầu, họ không chỉ mất quyền sử dụng đất mà còn buộc phải di chuyển chỗ ở, mất tư liệu sản xuất, mất việc làm. Do vậy, trên thực tế người bị thu hồi đất thường có phản ứng rất gay gắt, quyết liệt khi bị thu hồi dẫn tới khiếu kiện kéo dài, đông người, vượt cấp nếu không được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng. Các khiếu kiện về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chiếm tới 70%, tiềm ẩn nguy cơ gây mất ổn định chính trị và dễ phát sinh thành các “điểm nóng” về đất đai. Vì vậy, việc giải quyết tốt vấn đề bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là thực hiện tốt chính sách an dân để phát triển kinh tế - xã hội góp phần vào duy trì, củng cố ổn định về chính trị.
1.1.3.3. Góp phần thực hiện phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt trong sản xuất nông nghiệp, nó mang đến việc làm và góp phần duy trì cuộc sống cho người nông dân. Để phát triển các dự án kinh tế - xã hội, phục vụ lợi ích công cộng, mục đích quốc phòng, an ninh, Nhà nước ta phải tiến hành thu hồi đất. Việc người sử dụng đất bị Nhà nước thu hồi đất dẫn đến việc họ bị mất tư liệu sản xuất, ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, việc làm và kinh tế của những người bị thu hồi đất, qua đó ảnh hưởng đến việc tạo ra của cải cho xã hội. Chính vì vậy, việc thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất sẽ giúp người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống để tập trung sản xuất, dần cải thiện và nâng cao mức sống. Bên cạnh đó,