- Hỗ trợ ổn định đời sống và sản xuất;
- Hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm;
- Hỗ trợ TĐC đối với trường hợp thu hồi đất ở của hộ gia đình, cá nhân, người Việt Nam định cư ở nước ngoài mà phải di chuyển chỗ ở;
- Các hình thức hỗ trợ khác.
Việc quy định các hình thức bồi thường, hỗ trợ, tái định cư này đã góp phần giúp cho công tác bồi thường, GPMB được thực hiện một cách linh hoạt trên thực tế. Tuy nhiên, trên thực tế do quỹ đất của chúng ta khá hạn hẹp, đặc biệt ở các địa phương có tốc độ đô thị hóa nhanh nên việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất chủ yếu được thực hiện dưới hình thức bồi thường, hỗ trợ bằng tiền.
1.3.4. Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thu hồi đất
- Điều kiện để được bồi thường, hỗ trợ về đất
Khi Nhà nước thu hồi đất, điều kiện để được bồi thường về đất là một nội dung quan trọng để Nhà nước xác định cơ sở pháp lý cho việc thực hiện bồi thường hoặc hỗ trợ. Kế thừa các quy định của Luật Đất đai năm 2003, Luật Đất đai năm 2013 đã có một số bổ sung nhằm hoàn thiện hơn. Theo đó, pháp luật quy định những loại giấy tờ được coi là hợp pháp và các trường hợp khác không có giấy tờ hợp pháp nhưng vẫn được coi là đủ điều kiện để được bồi thường bao gồm:
Thứ nhất, hộ gia đình, cá nhân đang sử dụng đất không phải là đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm, có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận) hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 77
của Luật này; người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam mà có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ hai, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, tín ngưỡng đang sử dụng đất mà không phải là đất do Nhà nước giao, cho thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện để được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ ba, người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứtư, tổ chức được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất, cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê; nhận thừa kế quyền sử dụng đất, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà tiền sử dụng đất đã nộp, tiền nhận chuyển nhượng đã trả không có nguồn gốc từ ngân sách Nhà nước, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ năm, tổ chức nước ngoài có chức năng ngoại giao được Nhà nước cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê và có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp.
Thứ sáu, tổ chức kinh tế, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở để bán hoặc bán kết hợp cho thuê;
cho thuê đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê, có Giấy chứng nhận hoặc có đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo quy định của Luật này mà chưa được cấp [28].
Pháp luật quy định cụ thể và làm rõ các điều kiện để được bồi thường về đất khi Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, công cộng đối với từng đối tượng. Luật đã bổ sung bồi thường đối với trường hợp sử dụng đất trả tiền thuê đất một lần cho cả thời gian thuê nhằm đảm bảo bình đẳng giữa người sử dụng đất theo hình thức trả tiền một lần cho cả thời gian thuê với người được giao đất có thu tiền sử dụng đất. Mặt khác, bổ sung bồi thường đối với trường hợp cơ sở tôn giáo, cộng đồng dân cư đang sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, sản xuất lâm nghiệp, sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, làm cơ sở từ thiện, không phải là đất do Nhà nước giao mà có nguồn gốc do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho hợp pháp hoặc khai hoang trước ngày 01/7/2004 thì không được bồi thường, hỗ trợ. Các đối tượng được hưởng bồi thường khi có đất bị Nhà nước thu hồi nếu đủ điều kiện về giấy tờ
(Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ mà chưa được cấp). Theo quy định tại Khoản 16, Điều 3, Luật Đất đai năm 2013 thì “giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất” [28], là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng, từ đó Nhà nước xác định được các trường hợp đủ điều kiện nhận bồi thường khi bị thu hồi đất.
- Điều kiện để được hỗ trợ
Ngoài việc được bồi thường, người bị thu hồi đất còn được hỗ trợ thêm nhằm ổn định đời sống và sản xuất; hỗ trợ di chuyển mồ mả, chuyển đổi nghề và tạo việc làm. Tại Điều 82, 84 Luật Đất đai năm 2013 và các Điều 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25 Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/05/2014 quy định các trường