Khái niệm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 29)

đời sống được nâng cao và phát triển kinh tế hơn trước sẽ giúp củng cố thêm niềm tin của người bị thu hồi đất vào đường lối chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc loại trừ cơ hội để kẻ xấu lợi dụng, tuyên truyền, kích động quần chúng nhân dân khiến kiện, đối đầu với chính quyền nhằm gây mất ổn định tình hình trật tự an toàn xã hội và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sản xuất của nhân dân nói riêng và của cả xã hội nói chung.

Việc thực hiện tốt công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là điều kiện để thực hiện các dự án kinh tế, các doanh nghiệp sớm có mặt bằng triển khai các dự án đầu tư, xây dựng các nhà máy, xí nghiệp sản xuất, cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh, góp phần vào việc thúc đẩy tăng trưởng của nền kinh tế nói chung và nâng cao mức sống của nhân dân nói riêng, các chính sách an sinh xã hội, chăm lo tốt hơn cho cuộc sống của nhân dân, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội, góp phần vào công cuộc “xóa đói, giảm nghèo”, tạo điều kiện tiền đề cho các bước phát triển tiếp theo của đất nước.

1.2. Khái niệm, đặc điểm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất khi Nhà nước thu hồi đất

1.2.1. Khái niệm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nước thu hồi đất

Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá, là nguồn gốc của mọi ngành sản xuất và mọi sự tồn tại, kết tinh trong đó là sức lao động của con người. Vì vậy việc quản lý và bảo vệ tốt tài nguyên đất đai là mục tiêu hàng đầu của mọi quốc gia, mọi thời đại nhằm bảo vệ quyền sở hữu về đất đai.

Thông qua việc xác lập cơ chế thu hồi đất, các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, Nhà nước thực hiện việc quản lý đất đai để điều chỉnh các quan hệ đất đai thông qua việc tác động, điều tiết lợi ích kinh tế của các bên, tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho Nhà nước trong quá trình triển khai thực hiện. Tạo ra sự nhất trí, đồng thuận của người dân có đất bị thu hồi với Nhà nước, qua đó thúc đẩy việc thực hiện các chính sách phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của Đảng

và Nhà nước ta. Tạo lập quỹ đất sạch để xây dựng các công trình phục vụ mục tiêu an ninh, quốc phòng, phục vụ lợi ích công cộng, phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, việc thực hiện tốt các quy định của pháp luật đảm bảo giải quyết tốt các mối quan hệ hài hòa lợi ích của các chủ thể: Nhà nước – người bị thu hồi đất – chủ đầu tư, nhằm hạn chế các tranh chấp, khiếu kiện kéo dài, góp phần ổn định trật tự xã hội và thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào Việt Nam.

Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản pháp luật, tổ chức thực hiện chính sách quản lý đất đai nói chung và chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)