* Đối với tỉnh Vĩnh Phúc
- Các sở ban ngành, UBND tỉnh cần thống nhất và ban hành kịp thời các văn bản để giải quyết các vướng mắc trong việc thực hiện về bồi thường GPMB trên địa bàn.
- Xem xét điều chỉnh tăng giá đất nông nghiệp tuỳ theo từng khu vực và khả năng sinh lợi của đất.
- Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực tầm dài hạn cho đến năm 2020 để tạo việc làm cho dân cư và chủ động bố trí giải quyết việc làm cho những người nông dân bị thu hồi đất.
- Có biện pháp mạnh đối với các Doanh nghiệp không triển khai dự án theo đúng tiến độ hoặc triển khai chậm.
- Có chính sách thu hút đầu tư, đào tạo nghề.
* Đối với thành phố Vĩnh Yên và các phường, xã
- Khi đưa ra phương án bồi thường cần phải tính đến yếu tố trượt giá. - Cần tổ chức lấy ý kiến người dân về phương án bồi thường cũng như những tâm tư nguyện vọng của người dân trước khi thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng.
- Có kế hoạch hỗ trợ đào tạo nghề trực tiếp và giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất phải được tiến hành trước khi thu hồi.
- Thực hiện nhiệm vụ giải quyết việc làm phải tập hợp được nhiều nguồn lực, không chỉ dựa vào nguồn ngân sách của Nhà nước mà cần tranh thủ từ các nguồn hỗ trợ khác.
- Nâng cao nhận thức cho nông dân về việc thu hồi đất là xu thế tất yếu trong quá trình đô thị hoá, vì vậy phải làm cho nông dân hiểu và tự giác thực hiện tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc thu hồi đất.
nghĩa xã hội sâu sắc của việc thu hồi đất nông nghiệp và giải quyết việc làm cho người nông dân. Từ đó có kế hoạch lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng các biện pháp, giải pháp cụ thể phù hợp với tình hình thực tế ở địa bàn mình, phối hợp chặt chẽ, thường xuyên với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, các khối xóm, các HTX, tổ chức tuyên truyền, vận động nông dân, hội viên, xã viên tích cực hưởng ứng tham gia giải quyết việc làm ổn định đời sống cho nông dân khi Nhà nước thu hồi đất sản xuất nông nghiệp.
* Đối với các nhà đầu tư (Doanh nghiệp)
+ Nghiêm túc thực hiện những cam kết đã hứa với dân;
+ Ưu tiên sử dụng lao động có đất bị thu hồi của địa phương; vận động chủ doanh nghiệp có thể dành ít nhất 20% chỉ tiêu lao động cần tuyển dụng vào doanh nghiệp; Đồng ý cho các hộ dân bị thu hồi đất được góp vốn với doanh nghiệp dưới hình thức mua cổ phần (một phần số tiền các hộ dân được hỗ trợ, bồi thường) để đem laị nguồn thu bền vững.
+ Chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các cơ sở đào tạo để tuyển sinh, tổ chức các lớp dạy nghề cho người dân có đất bị thu hồi tại doanh nghiệp...
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Sử dụng đất vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng để thực hiện mục tiêu phát triển đất nước đặc biệt là các dự án phát triển đô thị, dự án sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế là một yếu tố khách quan trong quá trình phát triển công nghiệ hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên, đất đai và công tác bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất đang là vấn đề hết sức nhạy cảm, ảnh hưởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế - xã hội.
Có thể nhận thấy trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng pháp luật và tổ chức thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Các quy định được ban hành đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc áp dụng các quy định này còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc mà nguyên nhân khách quan, chủ quan đều có. Do vậy trong thời gian tới, để việc thực hiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đạt hiệu quả trên thực tế cần có những giải pháp về pháp luật, giải pháp về đường lối chính sách nhằm hoàn thiện hơn, phù hợp với thực tiễn và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
KẾT LUẬN
Bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là vấn đề thời sự nóng, phức tạp, mang tính chất chính trị, kinh tế, xã hội, đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của nhân dân, trật tự ổn định xã hội. Nhận thức tầm quan trọng của công tác này, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, xây dựng, bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất. Tuy nhiên, do vấn đề này động chạm trực tiếp đến lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của người bị thu hồi đất và của nhà đầu tư, cộng với sự yếu kém trong công tác tuyên truyền, giáo dục và thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất; nên bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất vẫn là một vấn đề phức tạp, phát sinh nhiều tranh chấp, khiếu kiện đông người và là nhân tố gây mất ổn định trật tự, an toàn xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến môi trường đầu tư ở nước ta. Thêm vào đó, các văn bản quy phạm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất thay đổi quá nhanh không những tác động trực tiếp đến lợi ích kinh tế giữa Nhà nước – người bị thu hồi đất – nhà đầu tư mà nó còn tác động đến vấn đề an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Giải quyết như thế nào cho những người bị thu hồi đất đã gương mẫu và nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật của Nhà nước nhưng lại không được hưởng lợi ích từ văn bản quy phạm pháp luật mới với những quy định cởi mở hơn. Do đó, việc nghiên cứu, tìm hiểu pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là rất cần thiết cả về lí luận, thực tiễn và có giá trị ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua ba chương của luận văn, tác giả đã trình bày một số vấn đề lý luận về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất qua việc làm rõ các quan niệm về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; mục đích, ý nghĩa của việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; cơ sở hình thành các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; các nguyên tắc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi
Nhà nước thu hồi đất; nội dung pháp luật quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Phân tích thực trạng, đánh giá được kết quả, hạn chế và nguyên trong việc áp dụng các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc, luận văn đã đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, cụ thể gồm các giải pháp sau đây:
- Thiết lập khung pháp lý về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất trên cơ sở đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và tính ổn định tương đối cao
- Pháp luật phải giải quyết hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, người sử dụng đất và chủ đầu tư khi Nhà nước thu hồi đất
- Cải cách thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hoàn chỉnh và thực hiện có hiệu quả công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
- Hoàn thiện các quy định về giá đất, tính giá bồi thường theo thời điểm và trả tiền bồi thường trên thực tế
- Xây dựng khung giá đất cho phù hợp với thực tế, sát giá thị trường
- Tạo cơ chế công bằng giữa những người có đất phải di chuyển và những người được hưởng lợi từ việc thu hồi đất
- Quy định ưu tiên cho việc tạo cơ sở kinh tế mới, tạo việc làm cho hộ gia đình, cá nhân bị mất đất sản xuất. Đẩy mạnh việc công khai hóa, minh bạch hóa quá trình thực thi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất
- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất
Việc nghiên cứu các quy định pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nhìn từ góc độ thực tiễn là vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Mặc dù đã cố gắng nhưng do khả năng hạn chế về lý luận và thực tiễn, học viên không thể đi sâu phân tích, đánh giá một cách toàn diện, đầy đủ, khách quan các khía cạnh về lí luận và thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi
đất. Do đó, tôi hi vọng sẽ được tiếp cận và nghiên cứu các vấn đề còn lại ở các công trình khoa học khác. Thêm vào đó, luận văn cũng khó tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót về mặt nội dung và hình thức trình bày, vì vậy tôi rất mong nhận được nhận xét, góp ý của Hội đồng chấm luận văn và của các thầy cô.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2012), Báo cáo tổng kết tình hình thi hành Luật Đất đai năm 2003 và định hướng sửa đổi Luật Đất đai ngày 06/9/2012, Hà Nội.
2 Bộ Tài nguyên và Môi trường (2014), Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 Quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội
3 Chính phủ (1998), Nghị định số 22/1998/NĐ-CP ngày 24/4/1998 của Chính phủ về việc đền bù thiệt hại khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, Hà Nội
4 Chính phủ (2004), Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội
5 Chính phủ (2007), Nghị định 84/2007/NĐ-CP ngày 25-5-2007 quy định bổ sung về việc cấp GCNQSDĐ, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai, Hà Nội
6 Chính phủ (2009), Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, Hà Nội
7 Chính phủ (2014), Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết một số điều của Luật Đất đai, Hà Nội
8 Chính phủ (2014), Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất, Hà Nội
9 Chính phủ (2014), Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền sử dụng đất, Hà Nội
10 Chính phủ (2014), Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước, Hà Nội
11 Chính phủ (2014), Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, Hà Nội
12 Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX (19/4 – 22/4/2001), NXB Sự thật, Hà Nội.
13 GS.TSKH. Đặng Hùng Võ (2006), “Giải phóng mặt bằng, còn nhiều khiếu kiện”, Báo Kinh tế và Đô thị, (số ra ngày 09/10/2006).
14 Lê Ngọc Khoa (2010), “Cơ chế tài chính đất đai – Chặng đường 15 năm đổi mới”, Trang tin điện tử của Cục Quản lý công sản- Bộ Tài chính, (số ra ngày 24/3).
15 Phạm Thành Luân (2010), Đánh giá tình hình thực hiện chính sách về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tại một số địa phương,
Chuyên đề thực tập tốt nghiệp, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
16 Nguyễn Thị Tâm (2013), Pháp luật về thu hồi đất trong việc giải quyết mối quan hệ giữa Nhà nước – nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội
17 Phạm Thu Thủy (2014), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
18 Hoàng Thị Thu Trang (2010), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân và thực tiễn áp dụng tại Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Nghệ An.
19 Lê Thị Yến (2011), Pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất qua thực tiễn thi hành tại quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
20 Quốc hội (1946), Hiến pháp năm 1946 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
21 Quốc hội (1980), Hiến pháp năm 1980 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
22 Quốc hội (1992), Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
Nam, sửa đổi bổ sung năm 2001, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
24 Quốc hội (2013), Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
25 Quốc hội (1987), Luật Đất đai năm 1987, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26 Quốc hội (1993), Luật Đất đai năm 1993, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 27 Quốc hội (1998), Luật sửa đổi bổ sung Luật Đất đai năm 1998, NXB Chính
trị Quốc gia, Hà Nội
28 Quốc hội (2013), Luật Đất đai năm 2013, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 29 Quốc hội (2008), Luật Trưng thu, trưng dụng tài sản năm 2008, Hà Nội. 30 Trường Đại học Luật Hà Nội (2008), Giáo trình Luật Đất đai, Nxb. Công an
nhân dân, Hà Nội.
31 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc
32 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15/8/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc ban hành quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, Vĩnh Phúc
33 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Quyết định số 61/2014/QĐ-UBND ngày 31/12/2014 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc ban hành quy định về giá các loại đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc 5 năm 2015-2019, Vĩnh Phúc.
34 UBND tỉnh Vĩnh Phúc (2015), Quyết định số 32/2015/QĐ-UBND ngày 16/11/ 2015 Về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của bản Quy định chi tiết một số điều về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và đơn giá bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc ban hành kèm theo Quyết định số 35/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2014 của