Đặc điểm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

định. Các quy định được ban hành đã không ngừng được sửa đổi, bổ sung theo hướng kiện toàn, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Từ khi Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản hướng dẫn được ban hành và có hiệu lực, đã phần nào giải quyết được những vướng mắc trong thực tiễn thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Nói tóm lại: Pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là tổng thể các quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện, điều chỉnh các quan hệ xã hội có liên quan tới quá trình Nhà nước thu hồi đất, nhằm bù đắp những tổn thất mà người sử dụng đất phải gánh chịu đồng thời giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội do Nhà nước thu hồi đất gây ra. Mặt khác, nhằm ổn định tình hình chính trị và đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, bảo đảm cho người dân nhanh chóng có chỗ ở mới để đảm bảo cuộc sống, giải quyết hài hòa giữa việc bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của Nhà nước, nhà đầu tư và người sử dụng đất.

1.2.2. Đặc điểm pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nước thu hồi đất

định cư khi Nhà nước thu hồi đất, đó là việc Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng hay vì mục tiêu phát triển kinh tế. Có thể nói, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là hậu quả pháp lý trực tiếp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra. Điều này có nghĩa là chỉ phát sinh sau khi có quyết định hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền để sử dụng vào mục đích chung của xã hội, được thực hiện trong mối quan hệ song phương giữa một bên là Nhà nước (chủ thể có hành vi thu hồi đất) với bên kia là người chịu tổn hại về quyền và lợi ích hợp pháp do hành vi thu hồi đất của Nhà nước gây ra.

Thứ hai, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất là người sử dụng đất hợp pháp bao gồm: hộ gia đình, cá nhân, tổ chức trong nước, tổ chức nước ngoài, tổ chức kinh tế, cộng đồng dân cư, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hoặc có các giấy tờ mang tính hợp lệ về quyền sử dụng đất, hoặc có các giấy tờ mang tính hợp lệ về quyền sử dụng đất hoặc có đủ điều kiện để được cấp GCNQSDĐ thì mới được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Thứ ba, về phạm vi bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, người bị Nhà nước thu hồi đất không những được bồi thường các thiệt hại vật chất về đất và tài sản mà còn được Nhà nước xem xét, giải quyết các vấn đề mang tính xã hội như được hỗ trợ ổn định ổn định đời sống, ổn định sản xuất, chuyển đổi việc làm thông qua đào tạo nghề mới...Đối với người sử dụng đất đất đai không chỉ đơn thuần là vấn đề giá trị vật chất mà nó còn là nguồn lực để họ duy trì sự sống. Chính vì vậy, khi thu hồi đất, Nhà nước không chỉ chú trọng tới việc bù đắp những tổn thất về vật chất, mà cần chú trọng bù đắp những tổn thất về mặt tinh thần cho người bị thu hồi đất.

Thứ tư, căn cứ để xác định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư là diện tích thực tế bị thu hồi; thiệt hại thực tế về tài sản, cây cối, hoa màu trên đất và khung giá đất do Nhà nước quy định tại thời điểm thu hồi đất.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất từ thực tiễn thành phố vĩnh yên, tỉnh vĩnh phúc (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)