Kinh nghiệm của tỉnh Bình Dương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 35 - 36)

Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam Bộ, là một trong những tỉnh có tăng trưởng kinh tế cao vào loại bậc nhất cả nước; tốc độ tăng trưởng GDP bình quân khoảng trên 10%/năm. Những thành tựu Bình Dương đạt được là nhờ sự đóng góp đáng kể của loại hình DNN&V (chiếm trên 98% tổng số DN của cả tỉnh). Tác động to lớn của các DNN&V đối với kinh tế - xã hội của tỉnh được thể hiện: Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng CNH, HĐH; giảm mạnh tỷ trọng giá trị nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ. Phát huy mọi tiềm năng về đất đai, lao động, ngành nghề truyền thống và nguồn vốn trong dân để phát triển kinh tế của tỉnh: thu hút được hàng ngàn tỷ đồng. Các DNN&V trong công nghiệp, dịch vụ đã tạo việc làm cho hơn người (tính đến cuối năm 2014); các DNN&V đóng góp khoảng 50% GDP của tỉnh.

DNN&V góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Thu nhập bình quân đầu người năm 1997 đạt 5,6 triệu đồng thì năm 2010 đạt 15 triệu đồng; năm 2000 còn 6% hộ nghèo thì nay chỉ còn 4% hộ nghèo (theo tiêu chí mới), không có hộ đói.

Mặc dù có tác động không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhưng các DNN&V ở Bình Dương cũng gặp không ít khó khăn như hoạt động tự phát, phân tán, sức cạnh tranh yếu nên khó thích ứng với sự biến động của thị trường; thiết bị công nghệ còn lạc hậu vừa gây hạn chế chất lượng sản phẩm, vừa gây ô nhiễm môi trường, tỷ lệ đầu tư đổi mới công nghệ chưa quá 15% doanh thu; trình độ quản lý kinh doanh của các chủ DN nhìn chung còn nhiều hạn chế, có đến 32% chủ DN chưa qua đào tạo hoặc chỉ qua một lớp học quản lý ngắn hạn;…

Nhận thấy được sự tầm quan trọng của DNN&V cũng như những khó khăn mà các DNN&V gặp phải, lãnh đạo tỉnh Bình Dương đã có sự quan tâm thích đáng đối với sự phát triển của DNN&V. Tỉnh đã xây dựng chiến lược phát triển DNN&V với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Quy hoạch các khu công nghiệp

tập trung, các cụm công nghiệp, làng nghề truyền thống nhằm tạo điều kiện về mặt bằng cho DNN&V. Tỉnh đã có nhiều chủ trương và chính sách thông thoáng nhằm phát huy nội lực, thu hút ngoại lực để phục vụ chiến lược phát triển của tỉnh với khẩu hiệu “Trải thảm đỏ mời khách đầu tư như: xây dựng các khu công nghiệp tập trung để kêu gọi đầu tư; tiến hành cải cách thủ tục hành chính theo mô hình một cửa”, tập trung đầu mối xét và cấp giấy phép đầu tư cho Sở Kế hoạch và Đầu tư với thủ tục nhanh, gọn; tạo điều kiện thuận lợi để các DN được tiếp xúc dễ dàng với các nhà lãnh đạo chủ chốt của tỉnh để trình bày các khó khăn trong quá trình đầu tư và nhờ đó khó khăn được tháo gỡ kịp thời.

Tỉnh đã xây dựng cơ chế quản lý kinh tế thống nhất giữa các ngành, địa phương đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ, đa dạng hóa các hình thức hỗ trợ phù hợp với điều kiện cụ thể từng ngành, từng lĩnh vực, xây dựng cơ chế hỗ trợ, tăng cường vai trò của các tổ chức hỗ trợ. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa hợp tác với các đối tác nước ngoài đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đồng thời, tỉnh cũng rất quan tâm bồi dưỡng năng lực nội tại của bản thân DNN&V như khả năng cạnh tranh, trình độ quản lý, khả năng ứng dụng khoa học - công nghệ. Bên cạnh đó nâng cao khả năng khai thác năng lực nội tại trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường kinh doanh bên ngoài.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh lào cai (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)